Khái quát tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 30 - 34)

Sau ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á, từ năm 2000, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam phục hồi và tăng dần qua các năm. Vốn đăng ký năm 2000 đạt 2,5 tỷ USD, tăng 21% so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 có sự hồi phục trở lại, tăng 6% so với năm 2002. Vốn FDI có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004, với tốc độ tăng 45,1% vào năm 2004 và 50,8% vào năm 2005. Tổng vốn đăng ký thời kỳ 2001-2005 đạt 20,8 tỷ USD.

Phân tích giai đoạn 2006 - 2010 cho thấy, vốn đăng ký giai đoạn này đạt 146,69 tỉ USD. Trong đó, giai đoạn 2006 đến 2008, dòng FDI vào Việt Nam tăng đột biến, năm sau luôn đạt kỷ lục so với các năm trước. Năm 2006 vốn FDI đăng ký đạt 12 tỷ USD, thực hiện đạt 4,1 tỉ USD; năm 2007 vốn đăng ký đạt 21,3 tỷ USD, thực hiện đạt 8,0 tỉ USD; năm 2008 con số này lên tới 71,7 tỷ USD, gấp hơn 3 lần so với năm 2007, thực hiện đạt 11,5 tỉ USD chiếm tới 30,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, cao hơn nhiều so với các năm trước. Trong 2009 và 2010, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, cũng như những vấn đề hậu khủng hoảng nhưng vốn FDI đăng ký năm 2009 vẫn đạt khoảng 21,482 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 10 tỷ USD; năm 2010, vốn đăng ký đạt 18,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 11 tỷ USD, với tỷ trọng tương ứng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 25,6% và 25,8%.

Tính đến quý hết quý 3 năm 2011, cả nước có 13.243 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 202,244 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 87,13 tỷ USD bằng 43,1% so với tổng số vốn đăng ký. Giai đoạn

22

2006-2010 vốn đăng ký đạt 146,69 tỷ USD bằng 72,5% tổng vốn FDI đăng ký còn hiệu lực.

Vốn FDI thực hiện trong giai đoạn này cũng tăng tương ứng đạt 44,6 tỷ USD bằng 51,2% tổng vốn thực hiện. Vốn FDI giai đoạn 2006-2010 chiếm 19,6% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (giai đoạn 2001-2005 chiếm 17,7%) (xem biểu đồ 1.1.) 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1991- 1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 Nguồn vốn khác (%) FDI(%)

Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội các giai đoạn từ 1991 đến 2010

23

Đơn vị: Tỷ USD

Biểu đồ 1.2: Vốn FDI đăng ký và vốn thực hiện giai đoạn 2001-2010 ở Việt Nam

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Bảng 1.1. Vốn FDI đăng ký và thực hiện giai đoạn 2001-2010 ở Việt Nam

Năm Vốn đăng ký (Triu USD) Vốn thực hiện (Triu USD) Tỷ lệ vốn thực hiện/ Vốn đăng ký (%) 2001 3142,8 2450,5 77,9 2002 2998,8 2591,0 86,4 2003 3191,2 2650,0 83,0 2004 4547,6 2852,5 62,7 2005 6839,8 3308,8 48,3 2006 12004,0 4100,1 34,1 2007 21347,8 8030,0 37,6 2008 71726,0 11500,0 16,0 2009 21482,1 10000,0 46,5 2010 18600,0 11000,0 59,1

Phân tích dòng FDI vào Việt Nam theo địa bàn, theo lĩnh vực, hình thức, đối tác đầu tư cho thấy:

24

thành phố (trực thuộc Trung ương) trong cả nước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể, vùng Đồng bằng sông Hồng hiện có 3.743 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 43,1 tỷ USD chiếm 21,3% so với cả nước; vùng Đông Nam bộ có 7.615 dự án, vốn đăng ký 92,3 tỷ USD chiếm 45,6% so với cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về thu hút FDI với 3.775 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 31,38 tỷ USD chiếm 15,5% tổng vốn FDI đăng ký trên cả nước, tiếp đó là các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Ninh Thuận, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Phú Yên, Hải Phòng, Hải Dương...

Theo lĩnh vực đầu tư: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực được sự quan tâm nhiều nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 7.849 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký 100,2 tỷ USD chiếm 49,6% tổng vốn đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 362 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt 46,4 tỷ USD chiếm 22,9%.

Theo hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, tiếp theo đó là hình thức liên doanh, hợp đồng BT, BOT, BTO. Tính đến hết quý 3 năm 2011, trên địa bàn cả nước có 10.244 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, tổng vốn đăng ký 124,7 tỷ USD chiếm 61,7% tổng vốn FDI; hình thức liên doanh có 2.572 dự án, vốn đăng ký 61,7 tỷ USD chiếm 30,5%, tiếp theo là hình thức BT, BOT, BTO.

Theo đối tác đầu tư: Hiện nay có 93 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó lớn nhất là Hàn Quốc với 3.004 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 23,37 tỷ USD chiếm 11,56% tổng vốn FDI đăng ký; tiếp theo là Đài Loan với 2.197 dự án, tổng vốn đăng ký 23,31 tỷ USD chiếm 11,52% tổng vốn FDI đăng ký; tiếp theo là các nước Singapo, Nhật Bản, Malaysia.

25

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 30 - 34)