Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 53 - 55)

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn

Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn thuộc nhóm các điều kiện tự nhiên vốn có của từng vùng lãnh thổ phản ánh những lợi thế hoặc bất lợi của từng quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương, tỉnh thành phố… trong mối quan hệ so sánh với nhau.

Phạm vi lãnh thổ và đặc điểm địa hình Thừa Thiên Huế: Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở cực Nam vùng Bắc Trung bộ, địa hình đa dạng bao gồm cả vùng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải và đầm phá ven biển. Thừa Thiên Huế có chung ranh giới đất liền với tỉnh Quảng Trị ở phía Bắc, tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng ở phía Nam và Tây Nam; với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây và giáp biển Đông.

Với những đặc điểm trên, Thừa Thiên Huế là tỉnh kết nối, chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Đặc điểm khí hậu, thủy văn: Là tỉnh ranh giới chuyển tiếp khí hậu nhiệt đới Bắc - Nam của Việt Nam, Thừa Thiên Huế thành trở địa bàn giao tranh giữa các khối không khí, hình thành chế độ khí hậu rất đặc biệt, vừa mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa miền Bắc với mùa Đông lạnh, vừa thể hiện khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình của miền Nam với mùa Hè nắng nóng. Trong đó, tương tác giữa gió mùa đông Đông Bắc và gió mùa hè Tây Nam với địa hình là có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc biệt này.

45

Về thủy văn, Thừa Thiên Huế có hệ thống thủy văn đa dạng, độc đáo ở Việt Nam và khu vực. Trừ sông A Sáp bắt nguồn từ sườn tây Trường Sơn, chảy sang Lào, hệ thống sông suối Thừa Thiên Huế đều xuất phát từ sườn Đông Trường Sơn, chủ yếu chảy qua địa hình dốc và cấu tạo từ đá cứng nên thường ngắn, dốc và nhiều thác ghềnh. Đặc điểm hình thái sông ngòi này cùng với lượng mưa lớn và tập trung vào mùa mưa là nguyên nhân gây ra chế độ thủy văn phức tạp và biến động khác thường: nhiều lũ lụt lớn gây ra tai họa cho cư dân và môi trường về mùa mưa lũ và thiếu nước trong mùa khô cho sản xuất và đời sống. Đặc biệt hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và đầm An Cư rộng nhất Việt Nam và Đông Nam Á với 23.100ha và nối thông với biển Đông thông qua các cửa biển là một lợi thế, tiềm năng kinh tế của tỉnh trong quá trình phát triển.

2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Thừa Thiên Huế là tỉnh có diện tích trung bình, khoảng (505.399ha đất tự nhiên), trong đó, đất nông nghiệp là 58.996 ha, chiếm 11,67%; đất lâm nghiệp có rừng là 224.525 ha, chiếm 44,42%; đất chuyên dùng là 21.113 ha, chiếm 4,17%; đất ở là 3.957 ha, chiếm 0,78%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 196.808 ha, chiếm 38,94%. Tài nguyên đất của Thừa Thiên Huế có thể phát triển nghề rừng, cây công nghiệp dài ngày như cao su, quế, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu,… phục vụ cho chế biến và xuất khẩu.

Tài nguyên thủy sản: Là một tỉnh ven biển miền Trung, Thừa Thiên Huế có bờ biển dài 126 km, ngoài hệ thống sông, hồ đa dạng, tỉnh có hơn 23.000ha đầm phá Tam Giang lớn nhất nước ta với hệ động thực vật phong phú ở khu vực Đông Nam Á. Theo số liệu điều tra, vùng này có 230 loài cá trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế cao, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm của địa phương, một số sinh vật biển có giá trị cao trên nếu được tổ chức khai thác, nuôi trồng tốt, thì đây là nguồn lợi không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của Thừa Thiên Huế.

46

Tài nguyên khoáng sản: Theo các tài liệu điều tra sơ bộ, đã phát hiện 117 mỏ và điểm quặng, với 25 loại hình khoáng sản thuộc 4 nhóm chính, trong đó có các loại chủ yếu như đá vôi, titan, đá granít, cao lanh, than bùn, sét, nước khoáng,... Sa khoáng titan có hàm lượng và chất lượng cao đáp ứng được thị trường thế giới. Các mỏ đá vôi: Long Thọ có trữ lượng 25 triệu tấn, Văn Xá - Hương Trà 230 triệu tấn; Phong Xuân - Phong Điền trữ lượng 152 triệu tấn, Nam Đông 150 triệu tấn thuận lợi cho phát triển sản xuất xi măng các loại. Mỏ đá granít đen và xám ở Phú Lộc trữ lượng lớn, có thể khai thác

và chế biến hàng chục nghìn m2/năm phục vụ thị trường trong nước và xuất

khẩu. Mỏ cao lanh, bentonit trữ lượng lớn, mỏ pyrit ở Nam Đông trữ lượng 0,4 - 2 triệu tấn, chất lượng cao. Mỏ cát với hàm lượng SiO2 trên 98,4% và trữ lượng trên 50 triệu tấn... Các mỏ nước khoáng Thanh Tân (Phong Điền), Mỹ An (Phú Vang), A Roàng (A Lưới)... sử dụng sản xuất nước giải khát và phát triển dịch vụ du lịch - chữa bệnh.

Tài nguyên khoáng sản của Thừa Thiên Huế phong phú và đa dạng, song quy mô không lớn, chỉ có khả năng khai thác để phát triển sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa (trừ đá vôi cho sản xuất xi măng).

Với những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, Thừa Thiên Huế đang có những dự án khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, không những đáp ứng nhu cầu thị trường của địa phương mà còn cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần vào phát triển kinh tế của tỉnh.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)