Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 42 - 45)

Bình Dương là tỉnh miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bình Dương được tái thành lập 01/01/1997, có diện tích là 2.695,5 km2, dân số đến cuối năm 2010 là 1.619.900 người. Với lợi thế về điều kiện địa lý thuận lợi, gần thành phố Hồ Chí Minh; đất đai bằng phẳng, nền đất thuận lợi trong xây dựng cơ bản với suất đầu tư thấp; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển từ 10 - 15 km... Tất cả đã tạo điều kiện cho Bình Dương kết hợp

34

nhuần nhuyễn những nhân tố ''Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa'' để vượt khó đi lên, trở thành một trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện nhất. Những thành tựu của Bình Dương trong thời gian qua trong thu hút đầu tư FDI có được là nhờ các yếu tố sau:

Thứ nhất, chính là sự nhạy bén tận dụng thời cơ, tiếp thu nhanh và vận dụng nghiêm túc, sáng tạo các chủ trương, đường lối đổi mới và cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh và thực tiễn của địa phương; kịp thời đề ra các quyết sách đáp ứng yêu cầu và phù hợp với điều kiện phát triển trong từng thời kỳ, đặc biệt là quyết sách “trải chiếu hoa” mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bình Dương để sản xuất, kinh doanh, tạo động lực quan trọng để phát triển kinh tế.

Thứ hai, với quyết tâm hoàn thiện môi trường đầu tư, tỉnh đã tập trung vào ba yếu tố: cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng và tạo sự ổn định về nguồn nhân lực và cải cách thủ tục hành chính để tạo môi trường thật sự hấp dẫn nhà đầu tư. So với nhiều địa phương khác, Bình Dương thật sự biết cách “chăm sóc” nhà đầu tư và đây chính là một trong những lý do để các nhà đầu tư quyết định chọn để mở rộng đầu tư.

Thứ ba, tỉnh đã có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng, thương hiệu uy tín, khả năng tài chính, công nghệ mạnh. Việc giải ngân tốt đã giúp Bình Dương phát huy hiệu quả các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đến cuối năm 2011, Bình Dương có hơn 2.000 dự án vốn FDI thuộc 37 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động kinh doanh sản xuất công nghiệp với số vốn hơn 14 tỷ USD và đã giải ngân đến 70%, góp phần thúc đẩy nền công nghiệp nói riêng và kinh tế của tỉnh Bình Dương nói chung phát triển mạnh và ổn định cao. Sản xuất công nghiệp ở Bình Dương đã tạo ra hơn 720.000 việc làm cho người lao động, trong đó có trên 600.000 công nhân ở ngoài tỉnh

35

đang làm ăn lâu dài tại địa phương này. Các dự án FDI hoạt động ở hầu hết các ngành kinh tế: 97,5% số dự án trong ngành công nghiệp (tập trung ngành công nghiệp chế biến, ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, gas, khí đốt), 1,2 tổng số dự án ở ngành dịch vụ và 0,83% số dự án ngành nông, lâm nghiệp.

Hoạt động FDI trong thời gian qua đã có nhiều tác động tích cực tới quá trình tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương. Sự hiện diện của các nhà đầu tư nước ngoài là nhân tố tích cực để tạo ra môi trường kinh doanh năng động cho Bình Dương. FDI đang thực sự trở thành một bộ phận quan trọng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, góp phần vào việc giải quyết những mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy vậy, hoạt động FDI còn có một số tác động tiêu cực chính đối với kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương như sau:

Một là, FDI gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế. FDI chỉ tập trung vào công nghiệp ở lĩnh vực sản xuất nước giải khát, hoá mỹ phẩm, giày da, may mặc và các vùng thuận lợi có cơ sở hạ tầng tốt và gần TP. Hồ Chí Minh như Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An...

Hai là, tác động không tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước.

Với trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý và khả năng về vốn còn thấp nên các doanh nghiệp trong nước thường thua thua thiệt, phá sản trong cuộc cạnh tranh này với các doanh nghiệp nước ngoài (trong đó có FDI). Bên cạnh đó, trong các doanh nghiệp liên doanh, chúng ta cũng thường thua thiệt nếu các liên doanh này làm ăn kém hiệu quả, khi đó phải dùng vốn góp để khấu trừ vào phần thua lỗ.

Ba là, tác động xấu đến môi trường. Vấn đề ô nhiễm môi trường đô thị, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, rác thải rắn, nhất là rác thải công nghiệp có xu thế gia tăng, do có tốc độ đô thị hoá và mật độ công nghiệp cao, đang trở thành vấn đề cấp bách cần giải quyết.

36

triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, như nhu cầu nhà ở, điện, nước sinh hoạt và một loạt vấn đề xã hội cần giải quyết như đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, hệ thống dịch vụ công….

Năm là, các tranh chấp lao động giữa giới chủ và người lao động trong các FDI ngày càng tăng và chậm được giải quyết. Vì thế thường dẫn đến đình công, bãi công trái pháp luật, gây mất trật tự, trị an, và làm ảnh hưởng đến sản xuất, thiệt hại cho người lao động và uy tín của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)