Vĩnh Phúc là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Hà Nội. Năm 1997, Vĩnh Phúc được tái lập trên cơ sở tỉnh Vĩnh Phú (cũ) tách thành hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.371 km2, dân số năm 2010 là 1,0083 triệu người.
Lúc mới tái lập, Vĩnh Phúc là tỉnh kém phát triển, có nhiều khó khăn; giá trị sản xuất công nghiệp chỉ chiếm khoảng 15% trong cơ cấu kinh tế, đứng thứ 41/61 tỉnh, thành phố về giá trị sản xuất công nghiệp. Đến nay, sau 15 năm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước.
Có được kết quả trên, bên cạnh những thuận lợi như vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, gần các trung tâm lớn của miền Bắc, quỹ đất còn dồi dào, chưa được khai thác, Vĩnh Phúc còn biết đổi mới môi trường đầu tư, thực hiện “trải thảm đỏ” để thu hút FDI thể hiện qua các công việc sau:
Thứ nhất, tập trung làm tốt công tác quy hoạch các KCN, xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN như hệ thống giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc… Vĩnh Phúc cũng đã sớm quy hoạch các KCN, tự đầu tư ngân sách để tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng và công khai cơ chế, thủ tục, chính sách để mời gọi các nhà đầu tư. Tỉnh đã xây dựng được 11 KCN, cụm công nghiệp, đồng thời hình thành cơ chế ưu đãi để các nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn khu vực đầu tư.
37
Các KCN của Vĩnh Phúc được bố trí tại những vị trí thuận lợi về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, hàng không; thế đất cao, không bị ngập úng; cạnh các khu đô thị có dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao; gần nguồn nhân lực dồi dào. Nhiều KCN hiện nay đã lấp đầy 100% diện tích.
- Thứ hai, có các hình thức phù hợp để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, chú trọng khai thác các thị trường tiềm năng và truyền thống (như khu vực Đông Bắc Á, châu Á) đồng thời mở rộng ra các nước châu Âu và châu Mỹ; quảng bá sâu rộng hình ảnh và môi trường đầu tư của tỉnh đến các nhà đầu tư. Vĩnh Phúc đã đi trước các địa phương khác một bước trong việc thực hiện xúc tiến đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư Nhật Bản.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tại Vĩnh Phúc hiện nay, thời gian làm các thủ tục hành chính đều được rút ngắn 1/3 thời gian so với quy định chung của cả nước; thực hiện tốt cơ chế “một cửa” trong thực hiện các thủ tục hành chính; tăng cường đối thoại với nhà đầu tư, giải quyết dứt điểm và kịp thời những khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt
nhất cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Một số nhà đầu
tư nói rằng, họ rất ấn tượng trước những cố gắng của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong việc giải quyết nhanh nhất thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, mã số thuế, khắc dấu, xây dựng, thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan… những ưu đãi về thuế và hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng. So với một số tỉnh, thành phố phía Bắc, Vĩnh Phúc được ghi nhận là đã triển khai công tác giải phóng mặt bằng khá nhanh chóng.
Nguồn lực phát triển chủ yếu của Vĩnh Phúc là nhờ thu hút vốn FDI, đặc biệt là vốn đầu tư của những tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản như Honda, Toyota. Tính đến 19/12/2008, Vĩnh Phúc thu hút được 170 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 2.235,6 triệu USD đứng thứ 16 trong cả nước và đứng thứ 6 so với các tỉnh phía Bắc [2]. Tính đến hết năm 2010, Vĩnh Phúc thu hút 121 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký 2.323,4 triệu USD, vốn thực hiện ước
38
đạt 40,4% tổng vốn đăng ký, nhiều năm liền lọt vào "Top 10" cả nước về thu
hút vốn FDI.Tuy không phải là địa phương thu hút FDI lớn nhất ở miền Bắc,
vì Vĩnh Phúc là tỉnh nhỏ, song những đóng góp của khu vực FDI cho tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn, và được coi là địa phương có kinh nghiệm và thành tựu trong thu hút vốn FDI. Vai trò của các dự án FDI đối với sự phát triển của nền kinh tế Vĩnh Phúc ngày càng được thể hiện rõ. Trong 5 năm qua (2006 - 2010), tốc độ phát triển công nghiệp tăng bình quân 20,6%/năm, giá trị sản xuất công nghiệp của các dự án FDI chiếm trên 90% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh lên 17,4%/năm. Tuy nhiên, trong cơ chế áp dụng của Vĩnh Phúc, có một số hạn chế trong chính sách, quản lý, thu hút FDI như ban hành chính sách ưu đãi vượt khung quy định chung của Chính phủ, xuất hiện dạng "đầu tư chui", "KCN chui", nhiều dự án do không đánh giá chính xác về thiết bị công nghệ, tác động môi trường nên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng; phần lớn là các dự án sử dụng rất nhiều lao động phổ thông nên gây ra nhiều áp lực về vấn đề xã hội trên địa bàn [3].