Đặc điểm kinh tế-xã hội của Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 55 - 57)

Thừa Thiên Huế là một trong 5 tỉnh thuộc vùng KTTĐ miền Trung với dân số năm 2009 là 1.145,259 nghìn người. Về tổ chức hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế là đô thị loại một trực thuộc tỉnh với 152 xã, phường, thị trấn. Hệ thống giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế thuận lợi với đường Quốc lộ lA, đường sắt Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt chiều dài của tỉnh, dễ dàng cho việc vận chuyển hàng hóa ra Bắc vào Nam.

47

Hệ thống giao thông nội bộ trong tỉnh có cả đường bộ lẫn đường thủy, đảm bảo thông thương giữa các huyện với nhau và giữa các huyện với thành phố Huế. Bằng đường bộ, hàng hóa được vận chuyển từ Thái Lan, Lào đến tỉnh và ngược lại qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, cách trung tâm thành phố Huế 150 km hoặc qua các cửa khẩu Hồng Vân - Cu Tai; A Đớt - Tà Vàng với Lào. Sân bay Quốc tế Phú Bài cách thành phố Huế 15 km về phía Nam, có khả năng đón các loại máy bay cỡ trung như Airbus A-320. Về phía Đông, cách trung tâm thành phố Huế 12 km có cảng Thuận An có khả năng đón tàu trọng tải 2.000 tấn. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49km về phía Nam, khá hoàn thiện, có thể đón tàu trọng tải tới 50.000 tấn. Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, cầu Tư Hiền, cầu Trường Hà kết nối các địa bàn của Thừa Thiên Huế với thành phố Đà Nẵng. Quốc lộ 49 dẫn vào biên giới phía Tây nối với Lào, hứa hẹn một tiềm năng về đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hoá.

Mặc dù bối cảnh tình hình kinh tế chung của đất nước trong mấy năm gần đây có nhiều khó khăn nhưng kinh tế - xã hội ở tỉnh Thừa Thiên Huế 5 năm 2006 - 2010 tiếp tục giữ vững tăng trưởng, đạt ở mức cao (bình quân 13%/năm, cao hơn hẳn so với mức 8,4%/năm (1991-2005), 3,4%/năm của thời kỳ 1976 - 1989), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh tỷ trọng, trung bình 36,5%; các ngành dịch vụ có tỷ trọng từ 43,6 - 45,0%; khu vực nông nghiệp vẫn tăng về giá trị tuyệt đối, nhưng giảm tỷ trọng còn 18,2%. Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2010 đạt 3.223 tỉ đồng. Các thành phần kinh tế phát triển đồng đều; trong đó, khu vực kinh tế nhà nước tăng trưởng 7,1%/năm, chiếm 35% tổng sản phẩm trong tỉnh; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 9,1%/năm, chiếm 55,8%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,2% năm, chiếm 9% [53].

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động 16 tuổi trở lên làm việc trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 38,1%; trong nhóm công nghiệp - xây dựng chiếm 29,2%, nhóm ngành dịch vụ 32,7% .

48

các dân tộc thiểu số, các chính sách xã hội được bảo đảm. Đời sống nhân dân trong nhiều vùng được cải thiện rõ rệt. Các mặt xã hội có bước phát triển tốt. Vị thế của tỉnh ngày càng được khẳng định trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)