Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 47 - 50)

Thành phố Đà Nẵng ở trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông

Bắc - Nam. Diện tích tự nhiên là 1.256 km2. Dân số thành phố tính đến năm

2010 khoảng 911.000 người. Đà Nẵng được xác định là trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (gồm năm tỉnh và thành phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định) theo Quyết định 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ Tướng Chính phủ, là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, liên tiếp 03 năm liền (2008, 2009, 2010), thành phố Đà Nẵng luôn dẫn đầu toàn quốc trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tính đến 15/11/2011 tại Đà Nẵng có 217 dự án đầu tư nước ngoài đã được cấp phép còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư trên 3,3 tỷ

39

USD. Thành phố Đà Nẵng là địa phương đứng đầu về số dự án và số vốn đầu tư đăng ký ở khu vực duyên hải miền Trung, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về tổng vốn đầu tư.

Đạt được kết quả như vậy là do Đà Nẵng đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc phát huy tối đa các tác động tích cực của FDI và hạn chế những tác động tiêu cực mà FDI mang lại để FDI thực sự hoạt động có hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế của thành phố phát triển.

Thứ nhất, ý thức được vai trò quan trọng của FDI, Đà Nẵng đã tạo thuận lợi trong thu hút vốn FDI không chỉ ở một khâu mà ở tất cả các khâu, các bước của quá trình đầu tư, từ tìm kiếm xúc tiến đến thủ tục lập hồ sơ, thẩm tra cấp giấy chứng nhận và sau đó là triển khai hoạt động dự án. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan trực tiếp như tài chính, thuế, địa chính, công nghiệp, xây dựng, du lịch... Tránh tình trạng các cơ quan chức năng thiếu sự phối hợp và ý kiến khác nhau khi tiếp nhận dự án.

Thứ hai, Đà Nẵng thực hiện đồng bộ và nhất quán cơ chế đầu tư, kết hợp giữa đầu tư trong nước với FDI, ODA và các nguồn viện trợ khác. Nguồn viện trợ ODA để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ phục vụ thu hút FDI là cách làm rất có hiệu quả. Các nguồn ODA và vốn viện trợ khác thường lớn và là nguồn mà thành phố được quyền sử dụng vào các mục đích cụ thể. Trong khi nguồn vốn từ ngân sách có hạn, thành phố luôn cân nhắc để quyết định cơ sở hạ tầng nào được ưu tiên đẩy mạnh đầu tư để thực hiện mục tiêu đề ra.

Thứ ba, chính sách khuyến khích đầu tư ở Đà Nẵng được thực hiện một cách đồng bộ, kết hợp đầu tư trong nước và FDI để tạo thuận lợi trong việc tìm kiếm đối tác. Đầu tư trong nước là nguồn nội lực quan trọng, có vai trò lớn trong tăng việc làm và thu nhập cho người lao động. Hạn chế việc mất cân đối giữa các ngành nghề và khu vực, cũng như sự phân hóa giàu nghèo. Nguồn vốn FDI bổ sung một phần quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế. Vì vậy

40

Đà Nẵng đã liên kết đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh năng lực trong nước, đồng thời sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn FDI.

Thứ tư, thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đến đội ngũ cán bộ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không còn là lĩnh vực mới mẻ, song kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ nhìn chung chưa cao. Từ thực tế trong thời gian qua đã chỉ rõ sự yếu kém của một số cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại, sự giới hạn về am hiểu luật lệ trong nước và quốc tế, những định chế của từng quốc gia và nhất là năng lực các chức vụ chủ chốt trong liên doanh, điều này cản trở ít nhiều đến khả năng tiếp cận các dự án FDI và phát huy các tác động của nó.

Thứ năm, Đà Nẵng cũng có cái nhìn toàn diện hơn trong việc thẩm định các dự án FDI đầu tư vào thành phố, Đà Nẵng đã kiên quyết từ chối các dự án có giá trị đầu tư lớn nhưng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Chẳng hạn như thời gian vừa qua Đà Nẵng đã từ chối cấp phép cho dự án xây dựng nhà máy sản xuất thép và dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột giấy của nước ngoài với tổng số vốn đăng ký khoảng 2,5 tỉ USD vì lo ngại dự án này sẽ tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân thành phố [7]. Như vậy, Đà Nẵng đã không vì lợi ích kinh tế mà bỏ qua các tác động xấu của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư FDI ở Đà Nẵng cũng có nhiều điểm bất cập. Thể hiện qua các điểm sau:

- Về cơ cấu vốn đầu tư: đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng trong những năm qua vẫn tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh, dễ khai thác thị trường nội địa, công nghệ đơn giản như sản xuất đồ uống, công nghiệp chế biến, du lịch, khách sạn, nhà hàng, bất động sản... Số dự án đầu tư vào những ngành công nghệ cao rất ít. Các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu

41

vẫn là các ngành gia công may mặc, giày dép… vốn là những ngành có hàm lượng lao động cao, nhưng hàm lượng khoa học công nghệ thấp.

- Về vốn thực hiện: vốn thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phần lớn đều ở mức thấp, dưới 1 triệu USD (chiếm 66,6%), từ 1- 10 triệu USD (chiếm 25,8%). Số lượng doanh nghiệp có vốn thực hiện lớn hơn 10 triệu USD chỉ chiếm 6,4% (Chi nhánh Công ty Coca Cola Việt Nam, Công ty Keyhinge Toys, Công ty Bia Foster’s, Công ty Quốc Bảo, Công ty Metro Cash & Carry...). Điều này cho thấy phần lớn các dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng đều có quy mô vừa và nhỏ.

- Về tiến độ triển khai các dự án: Trong số 217 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có hiệu lực trên địa bàn thành phố thì chỉ có 150 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, chiếm tỷ lệ 69,12%. Nhiều dự án chậm triển khai hoạt động vì nhiều lý do như thiếu thị trường tiêu thụ, thay đổi chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư thiếu khả năng về tài chính, công tác giải toả đền bù kéo dài... Tính đến 11/2011 đã có đến 26 dự án bị rút giấy phép trước thời hạn do chủ đầu tư không triển khai dự án và 08 dự án hiện đang tạm ngừng hoạt động do gặp khó khăn về tài chính, thị trường...

- Về hiệu quả kinh tế - xã hội: nhìn chung, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng vẫn còn thấp. Đại đa số các doanh nghiệp chỉ đạt mức doanh thu dưới 5 triệu USD/năm, một số rất ít các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm hơn 10 triệu USD.

Một phần của tài liệu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thừa thiên huế luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 47 - 50)