Đào tạo lao động gắn với tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 76 - 79)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Đào tạo lao động gắn với tiêu thụ sản phẩm

Ở Hà Tây hiện nay cần quy hoạch lại mạng lưới dạy nghề. Cần có sự phối hợp giữa trường thủ công mỹ nghệ của tỉnh với mạng lưới dạy nghề ở các làng nghề. Xây dựng mạng lưới dạy nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa về hình thức, dạy nghề theo yêu cầu thị trường, theo từng nghề, tùy theo mỗi làng.

Công tác dạy nghề, đào tạo lao động ở các LNTT Hà Tây cần tập trung theo các hướng cơ bản sau đây:

Một là: công tác dạy nghề ở các làng nghề trong thời gian qua đạt được

rất nhiều kết quả tốt, nhưng thực tế khi học xong lớp đào tạo ra hành nghề một thời gian thì rất nhiều người đã bỏ nghề vì thu nhập thấp, nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm. Nên giải pháp đầu tiên trong đào tạo lao động cho các làng nghề là đào tạo theo yêu cầu thị trường, lấy thị trường làm chuẩn mực đào tạo nghề, đào tạo nghề phải tính đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm.

Hai là: tổ chức các lớp dạy nghề tập trung, trực tiếp trong các làng nghề

đan mây tre, nghề thêu... nhằm phục hồi nghề truyền thống hay nhân cấy nghề mới với số lượng 30 - 40 người, thời gian từ 1 - 3 tháng, vừa học lý thuyết vừa học thực hành. Đối tượng dành cho thanh thiếu niên trong xã hoặc các vùng lân cận. Giáo viên là sự phối hợp người của trung tâm dạy nghề với các thợ kỹ thuật trong làng. Địa điểm, dụng cụ học nghề, nguyên liệu thực hành thì xã sẽ có kế hoạch phối hợp với các chủ doanh nghiệp sản xuất trong làng hoặc các hợp tác xã đầu tầu trong làng. Để tổ chức có hiệu quả các lớp này trước hết phải có sự quan tâm của cấp uỷ, ủy ban nhân dân xã cùng sự phối hợp với các trung tâm dạy nghề.

Ba là: Phổ biến rộng rãi hình thức dạy nghề theo hướng kèm cặp truyền

nghề tại các gia đình, cơ sở sản xuất. Hình thức này được người học việc hưởng ứng vì họ có thể nhận được tiền công trong thời gian học nghề. Mặc dù

là nghề truyền thống thì cũng không nên phân biệt người làng này hay người làng khác. Công ty trách nhiệm hữu hạn mây tre đan Trúc Sơn có sáng kiến mở các lớp dạy nghề lưu động, vừa mang tính hữu ích cho xã hội, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế cho công ty, hình thức này cần được nhân rộng.

Bốn là: Nghề thủ công truyền thống nào thì cũng có bí quyết riêng, tạo

ra tính độc đáo cho sản phẩm, tính vượt trội so với các sản phẩm khác trong làng. Các bí quyết riêng đó có thể nói do các nghệ nhân trong làng nắm giữ. Tại các lớp đào tạo đại trà các bí quyết đó không bao giờ được phổ biến, nhiều nghệ nhân coi kỹ thuật đó là bí truyền gia đình, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm của mình. Đội ngũ nghệ nhân ngày càng cao tuổi, sẽ là thiệt hại cho các nghề thủ công truyền thống nếu các bí quyết đó không được truyền lại cho thế hệ sau. Vì thế phải nhanh chóng mở lớp đào tạo kỹ thuật cao tại các LNTT, đối tượng là các chủ hộ đang sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này là rất khó, đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đầu tiên phẩi là sự vận động, giới thiệu từ chính quyền xã, hiệp hội làng nghề, đặc biệt ủy ban nhân dân tỉnh phải có chính sách ưu đãi thật xứng đáng đối với các nghệ nhân như thù lao giảng dạy, được phong tặng các danh hiệu nghệ nhân, đôi bàn tay vàng... được hưởng chế độ bảo hiểm y tế, được mời làm giám khảo trong các hội thi tay nghề giỏi của địa phương...

Năm là: Các chủ hộ sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp nhỏ ở các

làng nghề đều chưa có kinh nghiệm quản lý, thiếu kiến thức cơ bản về tiếp thị thị trường. Vì thế hàng năm sở công nghiệp, sở thương mại, sở tư pháp có sự phối hợp về các làng nghề mở lớp cung cấp kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế, cung cấp thông tin về thị trường, phổ biến chính sách luật pháp kinh tế, vấn đề an toàn lao động, các điều kiện thuê nhân công... đối tượng là các chủ hộ sản xuất kinh doanh trong các làng nghề.

Sáu là: Đối với các ngành mà mẫu mã sản phẩm quyết định khả năng

tiêu thụ như các ngành mây tre đan, thêu ren, sơn mài, lụa tơ tằm, thì việc đào tạo thợ thiết kế mẫu, sáng tạo mẫu mới có ý nghĩa quan trọng nhưng hiên nay khâu sáng tạo mẫu mã hoàn toàn bị thả nổi. Tôi xin đề xuất giải pháp sau: sự phối hợp giữa các trường đại học, cao đẳng với các cơ sở sản xuất được coi là một trong những nội dung hoạt động phát triển của các trường. Trường Cao đẳng sư phạm nhạc họa Trung ương đóng trên địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Hà Tây - Hà Nội, các LNTT ở Hà Tây có thể đăng ký với trường nhận các sinh viên năm cuối khoa mỹ thuật đi vẽ đề tài thực tế tại các làng nghề. Trong đó việc sáng tạo các mẫu mã được coi là một trong những nội dung thực tế của sinh viên. Phối hợp giữa làng nghề với trường để khuyến khích các giáo viên khoa mỹ thuật nghiên cứu mẫu mã sản phẩm được coi là một hướng nghiên cứu đề tài khoa học hàng năm. Có thể mời các giáo viên khoa mỹ thuật đến giới thiệu lý thuyết cơ bản về cách phối màu, nghệ thuật thể hiện tính truyền thống và hiện đại trên các sản phẩm cho những người chuyên thiết kế mẫu trong làng.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 76 - 79)