Mục tiêu phát triển làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 64 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Mục tiêu phát triển làng nghề

Các mục tiêu phát triển làng nghề Hà Tây trong những năm tới, được đặt ra trên cơ sở các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010:

- CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, qui hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái.

- CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước.

- Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường để sản xuất hàng hóa.

- Dựa vào nội lực là chính, đồng thời tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế.

- Kết hợp chặt chẽ các vấn đề kinh tế xã hội trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội và phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của người dân nông thôn.

Thực hiện nghị quyết trên, Hà Tây bước vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành tổng kết đánh giá hoạt động làng nghề 5 năm (1996 - 2000) để rút ra kinh nghiệm tập trung chỉ đạo làng nghề trong những năm tới. Lấy năm 2004 là năm phát triển công nghiệp.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ IX bàn về phát triển làng nghề. Với những điều kiện hiện có và những vấn đề đang đặt ra: nhiệm vụ mục tiêu phương hướng cho giai đoạn 2001 - 2005 và các năm tiếp theo, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tây cần phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

- Cơ cấu công nghiệp xây dựng trong GDP đến năm 2005 đạt 35%. - Bình quân từ nay đến năm 2005 tăng trưởng về sản xuất công nghiệp xây dựng đạt 12%.

- Mức tăng trưởng bình quân từ nay đến năm 2005 trong các làng nghề đạt 16%.

- Phát triển và nhân rộng các làng nghề đến năm 2005 đạt 80% số làng trong tỉnh có nghề trong đó có 150 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp -tiểu thủ công nghệp (hiện nay đã vượt kế hoạch), phấn đấu đến 2010 có ít nhất 200 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề Hà Tây.

- Có sự quan tâm và biện pháp tích cực để đến năm 2010 xóa làng thuần nông, có biện pháp tích cực để nhà nhà làng làng tham gia sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.

- Trong chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) “về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Hà Tây thời kỳ 2001 - 2010”, đã chỉ rõ một trong những nội dung quan trọng của CNH, HĐH ở Hà Tây là:

. Đối với ngành nghề truyền thống: tăng cường năng cao chất lượng sản phẩm bằng việc cải tiến mẫu mã, cách sử dụng nguyên liệu, thuộc nhuộm, xử lý chống mối mọt, biến dạng, sử dụng máy móc trong các công đoạn chuẩn bị nguyên liệu, hoàn thiện sản phẩm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho thợ thủ công nhất là khâu thiết kế mẫu. Có chính sách tôn vinh nghệ nhân, thợ giỏi.

. Đối với nghành nghề mới: qui hoạch phát triển làng nghề, nghành nghề mới ở nông thôn; đẩy mạnh công tác khuyến công trong khu vực nông thôn; xử lý tốt vấn đề môi trường ở các làng nghề.

- Xây dựng các cụm làng nghề công nghiệp mới ở nông thôn, phát triển các doanh nghiệp đầu tầu để giải quyết việc làm cho nông thôn. Hình thành 200 điểm công nghiệp mở rộng làng nghề mới với tổng diện tích 7.000ha.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây có Quyết định 1432: phê duyệt rà sóat quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội năm 2000 - 2010 trong đó coi phát triển LNTT là một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp địa phương:

... “Phát triển công nghiệp trên địa bàn bao gồm cả công nghiệp địa phương và công nghiệp trung ương, tiểu thủ công nghiệp. Từng bước, có cơ cấu hợp lý theo hướng CNH, HĐH với qui mô vừa và nhỏ. Tận dụng tối đa các cơ sở công nghiệp hiện có. Tập trung phát triển công nghiệp phục vụ nông thôn, ưu tiên các ngành chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may da giày, thủ công mỹ nghệ, phát huy các LNTT, đặc biệt chú ý các làng nghề có sản phẩm xuất khẩu...”.

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn hạn chế về vốn thì không nên đầu tư dàn trải mà cần có sự ưu tiên. Nhóm hàng nào có khả năng cạnh tranh cao, thì cần có sự quan tâm đặc biệt, đó là các mặt hàng mang tính nghệ thuật, thẩm mỹ độc đáo mang đậm sắc thái dân tộc như thêu ren, đồ gỗ chạm khắc,

sơn mài, mây tre đan. Hoặc các mặt hàng có nguồn gốc tự nhiên như lụa tơ tằm.

- Nhóm đồ gỗ chạm khảm:

Đây là nhóm nghề có khả năng phát triển rộng lớn, đồ gỗ chạm khắc Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường trong khu vực và châu Á, tiềm năng thị trường trong nước còn rất nhiều chưa được khai thác, vì vậy nhóm nghề này cần được chú trọng quan tâm.

- Nhóm thêu ren, sơn mài:

Các bức tranh sơn mài, các vật dụng sinh hoạt được trang trí bằng các họa tiết sơn mài đã trở thành một thứ nghệ thuật trang điểm không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Dưới bàn tay tài hoa của những người thợ thêu. Các tác phẩm thể hiện nghệ thuật, các kiểu mốt quần áo thời trang được họa tiết bằng các hoa văn hài hòa tinh tế từ đường kim mũi chỉ, nghệ thuật thẩm mỹ chọn màu sắc sáng tối đan xen hòa quyện tạo nên các sản phẩm nghệ thuật mà không có một thứ máy móc nào có khả năng thay thế. Một điều nữa là các nhóm hàng này vốn ít, dễ đào tạo, thu hút nhiều lao động.

- Nhóm dệt lụa tơ tằm, đồ mây tre đan:

Đây là các nhóm hàng có nguồn gốc tự nhiên, mẫu mã ngày càng phong phú đa dạng và ngày càng được ưa chuộng vì tính tiện ích và tính thẩm mỹ nghệ thuật.

Ngoài các nhóm ngành hàng trên cần có sự quan tâm đặc biệt để phát triển trong tương lai thì trong thời gian trước mắt các nhóm nghề sản xuất chế biến lương thực phẩm vẫn cần được chú trọng, vì có thị trường nội địa rộng lớn. Các làng làm bún, bánh đa khô, miến... cần được quan tâm giúp đỡ. Vì tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 64 - 67)