Tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 70 - 72)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.4.Tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát

làng nghề truyền thống

Nội dung chủ yếu của quá trình CNH, HĐH là chuyển từ lao động thủ công lạc hậu lên lao động máy móc hiện đại tiên tiến, tạo ra năng suất lao động cao.

Thực trạng kỹ thuật công nghệ ở các LNTT Hà Tây hiện nay ở tình trạng lạc hậu cũ kỹ, cải tiến chắp vá, tổ chức quản lý sản xuất còn manh mún, vấn đề an toàn lao động, môi trường hoàn toàn bị bỏ ngỏ. Vấn đề bức xúc nhất đối với các LNTT ở Hà Tây phải đổi mới công nghệ kỹ thuật trong quá trình CNH, HĐH.

Các sản phẩm LNTT mang đặc trưng chủ yếu là không sản xuất hàng loạt với qui mô lớn được, có những sản phẩm mang tính đơn chiếc rất cao như đồ mây tre đan, tính độc đáo nghệ thuật thẩm mỹ của các sản phẩm tạo nên

sắc thái văn hóa vùng của các sản phẩm dựa vào bàn tay tài hoa của người thợ trên cơ sở công nghệ cổ truyền như sản phẩm sơn tạc tượng, sơn mài.

Vì vậy, tiến hành quá trình CNH, HĐH ở các LNTT trước tiên phải giữ gìn, phát huy tinh hoa công nghệ truyền thống, bảo tồn tính độc đáo tinh xảo của sản phẩm. Đồng thời phải hiện đại hóa công nghệ sản xuất và ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức quản lý sản xuất để đảm bảo tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, giảm nhẹ sức người trong quá trình sản xuất và có tính đến môi trường không bị ô nhiễm.

Tiến hành CNH, HĐH để phát triển LNTT phải kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại, kết hợp công nghệ thủ công, bán tự động với cơ khí và tự động, ứng dụng rộng rãi công nghệ mới. Tiến hành CNH, HĐH ở các LNTT phải có sự phân loại đối với từng ngành nghề, từng công đoạn cụ thể:

- Đối với ngành nghề mà sản phẩm của ngành đó có thể sản xuất đồng loạt trong công nghiệp, nó bị chính sản phẩm cùng loại trong công nghiệp cạnh tranh như ngành cơ kim khí thì phải hiện đại hóa hoàn toàn công nghệ truyền thống.

- Có những ngành nghề mà sản phẩm của nó bị sức ép về kỹ thuật của quá trình CNH, HĐH sẽ tạo ra sản phẩm có chất lưộng tốt hơn, giá cả hạ, phù hợp cuộc sống văn minh như nghề đan cót, rổ rá, nghề chế biến bánh kẹo, các loại bánh tráng thì quá trình CNH, HĐH sẽ tạo khả năng thủ tiêu nghề này.

- Có những ngành nghề mà không thể đưa công nghệ hiện đại vào, ví dụ như nghề thêu ren, sơn mài. Ở đây công nghệ cổ truyền và đôi tay khéo léo có ý nghĩa quyết định.

- Có những ngành nghề mà tùy theo từng công đoạn mới có thể áp dụng công nghệ hiện đại, thì tiến hành hiện đại hoá ở mức tối đa. Những khâu nào có thể dùng máy móc để thay thế sức người thì triệt để hiện đại hóa. Ví dụ như ngành khảm trai đồ gỗ, thì khâu pha chế gỗ, đánh bóng vảy ốc có thể đưa máy

móc hiện đại vào, nhưng có những khâu chạm khắc tỉa hoa thì chỉ có thể thực hiện bằng tay thì phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Tóm lại, để phát triển LNTT trong quá trình CNH, HĐH phải đảm bảo duy trì công nghệ truyền thống, đưa máy móc kỹ thuật hiện đại vào trên cơ sở có sự phân loại từng công đoạn từng ngành nghề, kết hợp các loại trình độ tiên tiến, hiện đại, bán cơ khí với công nghệ thủ công dựa vào sự khéo léo đôi tay và óc thẩm mỹ tinh tế của người thợ.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 70 - 72)