Lập qui hoạch để phát triển các làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 67 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Lập qui hoạch để phát triển các làng nghề

Vấn đề quy hoạch là vấn đề đầu tiên để các làng nghề ổn định, mở rộng quy mô phát triển sản xuất. Quy hoạch đất đai giải quyết mặt bằng cho các làng nghề phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từng vùng và các ngành nghề. Trước hết cần tập trung xây dựng và thực hiện quy hoạch cho các ngành nghề cần ưu tiên. Giải quyết mặt bằng cho các công ty, doanh nghiệp, tổ hợp, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp cho phù hợp quy mô sản xuất nhưng phải gắn với việc xây dựng các cụm điểm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2010 với chủ trương lâu dài tách khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư, phải đảm bảo kết cấu hạ tầng, xây dựng nhà xưởng đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng vấn đề chống ô nhiễn môi trường. Khuyến khích xây dựng khu công nghiệp vừa và nhỏ. Việc xây dựng cụm điểm công nghiệp hiện nay còn nhiều lúng túng, vì vậy cần có quy định hướng dẫn từ Trung ương, phải có biện pháp hiệu quả để xây dựng cơ sở hạ tầng trong cụm điểm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, có như vậy mới thu hút các doanh nghiệp. Từ nay đến năm 2005 cấp kinh phí cho các ngành, các địa phương điều tra nhu cầu đất đai để mở rộng sản xuất cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, để hoàn thành việc xây dựng 17 cụm công nghiệp trên địa bàn huyện thị chủ yếu gần khu vực các LNTT. Cụ thể cần tập trung vào xây dựng các cụm công nghiệp:

- Lấy LNTT mây tre đan Phú Nghĩa làm hạt nhân để xây dựng cụm công nghiệp huyện Chương Mỹ rộng 31,2 ha.

- Xây dựng quy hoạch LNTT dệt lụa Vạn Phúc, để các hộ sản xuất có điều kiện mở rộng quy mô, hình thành làng du lịch để du khách vừa tham quan công nghệ sản xuất cổ truyền dân tộc vừa tham quan khu lưu niệm cách mạng.

- Tại Thường Tín, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chính phủ Nhật Bản đã phối hợp cùng tỉnh Hà Tây chủ trì dự án với tổng kinh phí 19 tỷ

941 triệu đồng để quy hoạch LNTT sơn mài Hạ Thái thành cụm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp.

3.1.3. Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần

Đại Hội Đảng lần thứ VI đã ra nghị quyết thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần thể hiện tư duy lãnh đạo kinh tế đúng đắn của Đảng. Ở các LNTT hiện nay vai trò kinh tế nhà nước còn rất mờ nhạt. Các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp biểu hiện của cơ chế quản lý cũ, cơ sở vật chất đất đai còn rất nhiều. Trên cơ sở đó nên củng cố lại hoạt động của hợp tác xã hoặc nhà nước có thể đầu tư vốn vào đây để trở thành cổ đông lớn hình thành nên các công ty cổ phần, điển hình là của mô hình này là hợp tác xã khảm trai Chuyên Mỹ, công ty cổ phần dệt Vạn Phúc. Các công ty cổ phần loại này cùng với các doanh nghiệp nhà nước và các hợp tác xã đã đổi mới cơ chế phải trở thành doanh nghiệp đầu tầu về cải tiến công nghệ, trung tâm giới thiệu sản phẩm cho LNTT, quảng bá sản phẩm dưới nhiều hình thức, mở trang WEB giới thiệu về làng nghề của mình, là đầu mối ký kêt hợp đồng thu mua nguyên liệu, làm đại lý cung cấp nguyên liệu hoặc đóng vai trò trung gian hỗ trợ các hộ gia đình về tư cách pháp nhân để ký kết hợp đồng với đối tác trong ngoài nước.

Kinh tế hộ gia đình đóng vai trò chủ yếu trong sản xuất kinh doanh ở nông thôn vì nó chiếm 98% trong tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn [12] và có ưu điểm tự chủ mọi mặt. Nhưng nhược điểm các hộ không có kinh nghiệm tổ chức quản lý, không hiểu biết về thị trường maketting dẫn tới cạnh tranh tự phát hạ giá, chưa nhận thức rõ thuế là nghĩa vụ nên chưa có ý thức chấp hành tự giác. Vì vậy, Nhà nước phải tạo điều kiện tuyên truyền, giúp đỡ họ khắc phục các hạn chế trên. Về lâu dài, phải hướng kinh tế hộ gia đình phát triển thành doanh nghiệp tư nhân có qui mô vừa và nhỏ. Đối với một số hộ có kỹ thuật tay nghề cao, có thể hợp tác vói các đơn vị

khác, có thể thông qua cùng góp vốn để hình thành các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

Biểu hiện cụ thể của nền kinh tế nhiều thành phần là đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân, kinh tế hộ gia đình, hợp tác xã, tổ hợp, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần... Các loại hình này có tác dụng quan trọng huy động vốn trong dân và nó có thể hợp tác liên doanh liên kết với các đối tác là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty thương mại thông qua các hình thức ký hợp đồng thương mại, nhận gia công làm theo đơn đặt hàng. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, đa dạng hóa các loại hình sản xuất kinh doah trong các làng nghề sẽ tạo ra sự liên kết, hỗ trợ bổ sung cho nhau, phá vỡ kiểu làm ăn manh mún “cò con” ở các LNTT, đủ sức vươn đến các thị trường rộng lớn, phát huy các tiềm năng của làng nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 67 - 70)