Mở rộng làng nghề mới, củng cố phát triển làng nghề truyền thống,

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 72 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.5.Mở rộng làng nghề mới, củng cố phát triển làng nghề truyền thống,

thống, hình thành xã nghề, vùng nghề

Hà Tây là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển, vị trí gần Thủ đô Hà Nội, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để giải quyết việc làm, phát triển kinh tế theo hướng ly nông bất ly hương. Chính vì vậy, tỉnh đã đặt ra mục tiêu xóa làng thuần nông năm 2010. Muốn vậy đối với các làng thuần nông tỉnh cần có phương hướng kế hoạch biện pháp thúc đẩy từng bước để trở thành làng nghề. Chủ trương khôi phục các LNTT và nhân cấy phát triển làng nghề mới có ý nghĩa quan trọng, phải hình thành và đa dạng các hình thức dạy nghề trong nông thôn, khuyến khích du nhập ngành nghề mới.

Đối với LNTT sẽ được củng cố mở rộng lan tỏa nghề của mình sang các làng lân cận (làng có nghề và chưa có nghề). Các làng này sẽ trở thành vệ tinh thực hiện một số công đoạn tiếp theo cho sản phẩm truyền thống. Ví dụ các làng vệ tinh làm nghề may, thêu, bao bì cho sản phẩm lụa tơ tằm. Phát triển nghề may bên cạnh nghề thêu ren... Như vậy sẽ hình thành cụm công nghiệp làng nghề mà hạt nhân là các LNTT, có sự phân công hợp tác chặt chẽ giữa các làng, từng bước đưa sản xuất lên qui mô lớn. Như thế sẽ có các vùng nghề thêu không chỉ ở huyện Thường Tín mà còn phát triển sang các huyện Thanh Oai, Quốc Oai. Sẽ có vùng nghề chuyên làm đồ gỗ khảm trai và kèm theo các dịch vụ mua bán nguyên liệu, thành phẩm mà hạt nhân là xã Chuyên Mỹ

huyện Phú Xuyên, huyện Thạch Thất lấy LNTT Hữu Bằng là hạt nhân... Đối với các nghề truyền thống vốn ít dễ đào tạo như nghề đan mây tre thì phải có biện pháp tích cực nhân ra nhiều xã nghề ở khắp mọi nơi. Như vậy các làng nghề thuần nông hoặc làng có nghề nhưng chưa chiếm tỷ trọng lớn sẽ có rất nhiều điều kiện để trở thành các làng đạt tiêu chuẩn quy định về làng nghề và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phù hợp quá trình CNH, HĐH đất nước.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 72 - 74)