Duy trì thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 74 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Duy trì thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới

Thị trường là sản phẩm của quá trình phân công lao động xã hội và sự xã hội hóa sản xuất. Quá trình sản xuất và tái sản xuất không thể diễn ra bình thường nếu không có thị trường. Cùng với sự phát triển kinh tế hàng hóa thì thị trường phát triển từ thấp tới cao, dần dần mang tính đồng bộ. Thực trạng LNTT hiện nay ở Hà Tây lực lượng sản xuất lạc hậu, cơ sở hạ tầng bất cập, hệ thống thị trường chưa đồng bộ ở trình độ thấp. Thị trường khoa học công nghệ có thể nói chưa khởi động, thị trường vốn, thị trường lao động mới chuyển động trong giới hạn hẹp qui mô nhỏ. Để xây dựng hệ thống thị trường đồng bộ là cả quá trình lâu dài, đòi hỏi có sự nỗ lực từ các cấp tỉnh, huyện, bản thân các LNTT đặc biệt là sự chỉ đạo của Nhà nước. Giới hạn trong luận văn chỉ bàn sâu tới giải pháp cho thị trường tiêu thụ sản phẩm LNTT.

Trong điều kiện hiện nay duy trì thị trường hiện có, đa dạng hóa mở rộng thị trường mới có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại phát triển của LNTT. Thị trường các LNTT hiện nay còn hạn hẹp chưa khai thác hết khả năng của nó. Đối với thị trường tiêu dùng nội địa cần củng cố bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, tích cực tham gia hội chợ triển lãm để tìm thêm thị trường trong nước. Phục hồi thị trường truyền thống là các bạn hàng Đông Âu (Nga, Đức). Để đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nghề thủ công truyền thống, trước hết phải có sự giúp đỡ của Nhà nước, cung cấp thông tin về thị trường thế giới (nhu cầu, giá cả, thị hiếu), các thông lệ quốc tế về xuất nhập khẩu hàng hóa, giá cả, tư vấn, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong LNTT tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp. Lập các văn phòng đại diện chi nhánh ở nước ngoài. Uỷ ban nhân dân tỉnh cần phối hợp với các LNTT tổ chức tọa đàm với tham tán thương mại của nước ta ở các

nước, đặc biệt thị trường Hoa Kỳ, thị trường các nước Hồi Giáo (lụa tơ tằm Vạn Phúc rất hấp dẫn khách du lịch Malaixia, Indonexia...).

Hỗ trợ khuyến khích đầu tư để các LNTT hoặc các làng có nghề sản xuất sản phẩm độc đáo liên kết với sở du lịch hình thành điểm tham quan, Tour du lịch làng nghề truyền thống vừa thu hút du khách tìm hiểu văn hóa truyền thống Việt Nam, nghệ thuật tinh xảo trong chế tác hàng thủ công mỹ nghệ, vừa là cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường vừa tăng thu nhập vừa bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống . Như thế vừa phát triển ngành du lịch, vừa làm cho các sản phẩm thủ công truyền thống trở thành vật lưu niệm hàng hóa tạo được thị trường tiêu thụ nội địa mới cho các làng nghề. Khi xây dựng các Tour du lịch làng nghề cần lưu ý nên xuất phát từ Hà Đông và trọn gói trong ngày vì các làng nghề chưa đủ điều kiện sinh hoạt cho du khách quốc tế, có thể hình thành các tuyến sau:

- Hà Đông - làng lụa Vạn Phúc - làng mây tre đan Phú Vinh - chùa Trầm, chùa Trăm Gian.

- Hà Đông - chùa Bối Khê - nón làng Chuông - làng Canh hoạch làm lồng chim - đình Hoàng Xá- làng dệt màn Hòa Xá.

- Hà Đông - làng mộc Chàng Sơn - chùa Thầy - chùa Tây Phương.

- Hà Đông - làng sơn mài Hạ Thái- làng tiện gỗ Nhị Khê - làng thêu Quất Động - làng điêu khắc Nhân Hiền.

Để thu hút khách du lịch, trong xu thế hội nhập các làng nghề cần nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho mình. Để từ đó có cơ sở giới thiệu truyền thống văn hóa Việt Nam và phát huy giá trị kinh tế. Đăng ký thương hiệu cho LNTT hay các sản phẩm nghề thủ công vì lợi ích lâu dài. Hiện nay việc đăng ký thương hiệu hãy còn quá mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các LNTT ở Hà Tây. Các chủ doanh nghiệp làng nghề vừa không ý thức đăng ký để tự bảo vệ mình vừa sợ tốn phí, thói quen phương thức làm ăn nhỏ

đã vô tình kìm hãm sự phát triển LNTT. Giải pháp cho vấn đề này là ở các LNTT Hà Tây đều có hiệp hội làng nghề, các hiệp hội sẽ đứng ra đăng ký thương hiệu với tư cách pháp nhân, thương hiệu tập thể của LNTT sẽ được độc quyền sử dụng.

Khi đã có thương hiệu hoặc trước mắt chưa có thương hiệu, các hợp tác xã, công ty cổ phần, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, các doanh nghiệp trong các LNTT cần quảng cáo sản phẩm trên mạng internet, mở trang WEB giới thiệu về lịch sử LNTT, giới thiệu nghề truyền thống, sản phẩm độc đáo của mình. Để có thể thông qua trang WEB tìm được bạn hàng mới trực tiếp tiếp xúc với mọi đối tác.

Hiện nay phòng công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã mở sàn giao dịch trực tuyến với địa chỉ trên mạng http: //VNemart, đặc biệt hàng thủ công mỹ nghệ sẽ được chọn là một trong những mặt hàng chính của sàn. Trong điều kiện các LNTT ở Hà Tây nói riêng và cả nước nói chung còn xa lạ với thương mại điện tử, thì đây sẽ là hướng tích cực mở rộng thị trường cho các LNTT, giảm đáng kể chi phí quảng cáo tiếp thị (đặc biệt các chi phí quảng cáo về xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác bạn hàng và tiến hành đàm phán hợp đồng thương mại, pháp luật kinh tế), giúp doanh nghiệp tránh được tranh chấp thiệt thòi khi tham gia thị trường quốc tế, cung cấp đầy đủ mọi thông tin về hàng Việt Nam, trưng bày giới thiệu sản phẩm, được hỗ trợ tư vấn giải quyết những khó khăn, tư vấn kiến thức về quản trị kinh doanh, tập quán thương mại quốc tế, khả năng tiếp cận đối tác nước ngoài dễ dàng hơn, sẽ giúp các LNTT tạo ra cách bán hàng mới có hiệu quả và phù hợp xu thế phát triển kinh tế thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh khi tham gia hội nhập kinh tế. Tỉnh Hà Tây nên hướng dẫn, tuyên truyền phối hợp với VCCI để trước mắt các LNTT sơn mài, đồ gỗ chạm khảm... được tham gia vào sàn giao dịch trực tuyến.

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 74 - 76)