Quá trình ra đời phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Tây

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 31 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Quá trình ra đời phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Tây

2.1.2.1. Một số vấn đề chung

Tính từ năm 1992, khi tách ra từ tỉnh Hà Sơn Bình và tái lập tỉnh Hà Tây thì mức tăng trưởng, tổng giá trị sản xuất và thu nhập nội tỉnh năm nào cũng tăng. Để thoát khỏi tình trạng thuần nông phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội. Mặc dù nông nghiệp vẫn là ngành chủ chốt nhưng tỉnh đang phấn

đấu giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Quá trình phấn đấu này được thể hiện:

Bảng 4: sự chuyển đổi cơ cấu GDP trong các ngành kinh tế (đơn vị tính: %).

Nhóm ngành Năm

1998 2000 2002 2003 (ước)

Nông - lâm - ngư - nghiệp 43,03 40 35,9 34,54

Côngnghiệp - xây dựng 28,61 30,78 34,59 35,94

Dịch vụ 28,36 29,22 29,51 29,52

- Về nông nghiệp:

Nền nông nghiệp của tỉnh hiện nay đang sử dụng hơn 60% lực lượng lao động xã hội và đóng góp khoảng 35% trong toàn bộ GDP của tỉnh. Tuy diện tích tự nhiên lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng quỹ đất của tỉnh không nhiều. Do số dân đông nên bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ đạt 527m². Đây cũng một trong những nguyên nhân giải thích tại sao Hà Tây là địa phương có làng nghề phát triển mạnh. Nông nghiệp giữ vững mức tăng 3% năm (riêng lúa 4% năm). Ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp.

- Về công nghiệp.

Năm 1998 công nghiệp bao gồm cả tiểu thủ công nghiệp đóng góp 28,61% giá trị tổng sản phẩm trong tỉnh. Đến năm 2002 đã tăng lên 34,59% GDP. Mức độ tăng trưởng bình quân từ năm 1998 - 2002 khoảng hơn 10,76%/năm. Các doanh nghiệp vừa nhỏ ngoài quốc doanh, tập trung vào các nghành chế biến các sản phẩm từ tài nguyên địa phương, đặc biệt các nghề truyền thống như: gỗ, mây tre đan, dệt may, thêu ren có tốc độ tăng trưởng trung bình 16% năm.

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2003 đạt 65,7 triệu USD, riêng khối tiểu thủ công nghiệp xuất được 383 tỷ đồng, trong đó hàng nông sản (lạc nhân, chè khô) chiếm gần 25% còn lại chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống như mây tre, thảm, thêu...

Du lịch Hà Tây còn nhiều nơi giải trí hấp dẫn như Ao Vua, Suối Hai, Đồng Mô... cùng với các LNTT hình thành các tour du lịch thu hút đông đảo khách tham gia.

Tóm lại, trong sự phát triển kinh tế Hà Tây, phải quan tâm vấn đề sau: xây dựng cơ cấu hợp lý giữa ba ngành công - nông nghiệp - dịch vụ. Trong đó cơ cấu sản xuất công nghiệp hợp lý được xây dựng trên cơ sở triệt để khai thác các nguồn lực, đặc biệt tiềm năng lao động đặc thù của tỉnh: nghề thủ công truyền thống với 160 làng nghề, các NTCTT là vốn quí đặc biệt mà trong quá trình CNH, HĐH cần khai thác, phát triển.

* Tình hình của LNTT trước năm 1945.

Ở Hà Tây có những làng nghề có lịch sử phát triển hàng trăm năm như Vạn Phúc, Quất Động... nghề thủ công được coi trọng “làm ruộng bề bề không bằng có nghề trong tay”. Vị trí của những người thợ thủ công trong các chế độ cũ được xác định trong câu: sĩ, nông, công, thương, nhưng thu nhập của họ rất thấp, người ta quan niệm “làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôi miệng” hay “ráo mồ hôi là hết tiền”. Thân phận của thợ thủ công bị coi rẻ. Làng khảm Chuyên Mỹ (Hà Tây) xưa có câu ca:

Hoài người lấy chú thợ khay Cò cưa ký quéc có ngày không cơm.

Hay ở những vùng dệt lụa có câu:

Thừa con chẳng gả cho anh hàng tơ Đến ba mươi tết vẫn phất phơ ngoài đường.

Nhưng những người thợ thủ công không bỏ hẳn nghề nông. Thực dân Pháp hạn chế nghề thủ công ở Việt Nam, nhằm đảm bảo lợi nhuận độc quyền. Có những lúc nghề dệt lụa, chế biến rượu bị đình đốn trước các chính sách của thực dân. Nhưng không vì thế mà sức sáng tạo của thợ thủ công Việt Nam bị hạn chế. Vào thế kỷ XVI - XVIII không chỉ các sản phẩm của Trung Quốc mà cả sản phẩm của Việt Nam như: khảm trai của làng Chuyên Mỹ, tơ lụa Vạn Phúc (đều thuộc tỉnh Hà Tây) được đánh giá cao trên thế giới. Những năm đầu thế kỷ XIX các học giả phương Tây đã nhận xét: gần như nghệ thuật khảm trai ở Viễn Đông là độc quyền ở Việt Nam [31, tr.21].

Hà Tây là đất có nghệ đã tạo ra sự khéo léo, tinh tế cho những người thợ thủ công. Sản phẩm của LNTT Hà Tây: trướng thêu, hoành phi câu đối, bàn thờ chạm khảm... đều được trưng bày trong phủ vua chúa trước kia. Lụa của Vạn Phúc từ thế kỷ XVIII đã được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hà Lan.

Tóm lại, các LNTT ở Hà Tây đã nổi tiếng từ hàng trăm năm nay với những sản phẩm đặc sắc, vượt trội. Lụa tơ tằm Vạn Phúc đã vượt qua thời gian, không gian, vượt qua giá trị kinh tế hàng hóa đơn thuần trở thành biểu tượng của cái đẹp, mang tính văn hóa, truyền thống dân tộc. Đã có những ca từ ngợi ca lụa Vạn Phúc - Hà Đông:

Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông.

Các LNTT ở Hà Tây sản xuất ra các mặt hàng từ đơn giản đến phức tạp phục vụ sản xuất, đời sống hàng ngày.

* Tình hình LNTT hiện nay.

Toàn tỉnh có 1116 làng có nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, chiếm 66,6%. Làng thuần nông chiếm 33,4%. Trong năm 2000 đã có 120 làng nghề được công nhận đợt một và theo thông báo mới nhất sau ba đợt xét đến nay đã có thêm 40 làng được công nhận, đưa tổng số làng nghề được công

nhận ở tỉnh Hà Tây lên 160 làng. Trong giai đoạn hiện nay rất nhiều LNTT được khôi phục và hiện LNTT chiếm khoảng 70%. Tiềm năng các LNTT ở Hà Tây là rất lớn, vì vậy trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn phải phát triển các LNTT. Thực trạng hiện nay ở các làng nghề hoàn toàn tự phát hiện đại công nghệ sản xuất mặc dù các cấp chính quyền từ tỉnh đến xã có thể nói đã có các chính sách trợ giúp các làng nghề trong quá trình CNH, HĐH. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ VIII đề ra một trong những nhiệm vụ chủ yếu về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 1996 - 2000 “tích cực chỉ đạo, nhân rộng thêm làng nghề... hướng vào chế biến nông lâm sản thực phẩm và các mặt hàng thủ công xuất khẩu...”. Hà Tây đã có các Quyết định số 24-CTr/TƯ: chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX ) “Về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Tây thời kỳ 2001-2010”. Trong đó chỉ rõ nghành nghề truyền thống là nội dung đầu tiên của HĐH công nghiệp nông thôn.

Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1432 QĐ-UB: phê duyệt, rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây giai đoạn 2000 - 2010. Nhấn mạnh phát triển LNTT là một trong những nội dung quan trọng của công nghiệp địa phương.

Để thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp quá trình CNH, HĐH, hàng năm (từ 2001- 2003) tỉnh Hà Tây đều chú trọng chính sách khuyến công và khuyến nông, chi khoảng 1,5 tỷ đồng cho các chương trình khuyến công: hỗ trợ các huyện, thị xã mở lớp dạy nghề thu hút khoảng 5.000 lao động tập trung vào các nghề thủ công truyền thống như mây tre đan, dệt, cơ khí... dạy nghề chiếm khoảng 70% kinh phí quỹ khuyến công. Khuyến khích các làng nghề thành lập hiệp hội làng nghề. Các làng nghề thực sự khởi sắc phát triến sau khi Luật Hợp tác xã Việt Nam có hiệu lực thi hành 1/1/1997.

Bước vào quá trình CNH, HĐH trong điều kiện hội nhập thì không phải tất cả các LNTT đều khôi phục và phát triển. Mà có những làng nghề bị mai một, có những làng nghề không những khôi phục mà còn phát triển mạnh mẽ. Xin đơn cử:

Hà Tây có câu ca “Bảy vùng La, ba vùng Mỗ” hoặc câu: “the La, lụa Vạn” để chỉ các phường La có nghề dệt vải truyền thống lâu đời. Làng La khê nằm sát thị xã Hà Đông, thuận lợi giao thông, làng nổi tiếng về nghề dệt từ thời nhà Lê, La còn có nghĩa là The. Thời xưa, cả nam giới và phụ nữ được coi là mặc sang với những chiếc áo the với nhiều kiểu hoa văn khác nhau. Người cầu kỳ còn khoác ngoài áo bằng “sa”, “xuyến”. Cùng sự phát triển của thời trang nhân loại và tiếp biến văn hóa thế giới. Hiện nay thị hiếu thời trang không dùng the cho cuộc sống đời thường, thị trường dùng the chỉ một số lượng nhỏ trên sân khấu nghệ thuật. Thị trường thu hẹp đã làm cho nghề cổ truyền từng vang tiếng một thời lui vào quá khứ. Làng La Khê không còn tiếng thoi lách cách, chỉ có những người trung tuổi trở lên mới còn nhớ nghề cổ còn thế hệ trẻ gần như không biết nghề dệt the. Những năm đất nước bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới người La Khê cũng tìm đường ra cho nghề cổ của cha ông. Họ quay sang dệt thảm, khăn mặt... những mặt hàng này của La Khê đã không trụ được trong điều kiện thị trường cạnh tranh. Vào thời điểm nghề cổ lao đao thì khu di tích văn hóa lịch sử Bia Bà trở nên nổi tiếng trong nước, những người thợ thủ công đã nhanh chóng chuyển hướng đổi nghề sang kinh doanh dịch vụ quanh khu Bia Bà. Nghề dệt ở La Khê không còn nữa, LNTT đã bị mai một hoàn toàn.

Bình Đà, là nơi đầu tiên xây dựng mô hình hợp tác xă nông - công - thương - tín. Bình Đà nổi tiếng khắp cả nước với nghề cổ truyền - làm pháo có lịch sử hàng trăm năm. Nằm ngay cạnh đường 22, đã biến làng trở thành chợ pháo. Vào những ngày tết cổ truyền, tiếng pháo giòn giã, xác pháo tung bay

đủ màu xanh, đỏ, hồng, vàng trông thật đẹp mắt. Nhưng đáng tiếc các tai nạn do pháo gây ra thật kinh hoàng, hậu quả của nó là lợi bất cập hại. Bởi vì nó chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho một bộ phận dân cư trong xã hội - những người sản xuất kinh doanh pháo. Làng Bình Đà trở lên giàu có vì pháo nhưng đồng thời pháo lại là thủ phạm gây ra 728 vụ tai nạn làm 71 người chết, 765 người bị thương, tiêu tốn gần 30 tỷ đồng của xã hội trong dịp tết Nguyên Đán [24].

Trước thực trạng đó, năm 1995, Chính phủ đã có chỉ thị cấm sản xuất pháo để đáp lợi ích đúng đắn toàn xã hội. Bình Đà và các làng sản xuất pháo đã nhận thức cái lợi bất cập hại của nghề sản xuất pháo. Họ đă đặt lợi ích xă hội lên trên lợi cá nhân. Nghề sản xuất pháo cổ truyền đã hoàn toàn mất đi, LNTT đã chuyển hướng sản xuất kinh doanh sang các nghề may, đan mây tre... Nhà nước đã tạo mọi điều kiện để các hộ sản xuất pháo đảm bảo cuộc sống.

Như vậy, các LNTT sản xuất pháo đã từ bỏ nghề truyền thống hoàn toàn do đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đây là yếu tố chủ quan. Như vậy, có những LNTT mất đi do yếu tố chủ quan, có những làng mất đi do khách quan, chủ yếu không còn thị trường.

Cũng nằm trong phường La - nghề dệt cổ truyền, La Phù đã từng nổi tiếng nghề dệt lụa tiến vua. Làng La Phù trong quá trình đổi mới cũng trăn trở trên con đường mưu sinh. Nghề dệt the, đũi, lụa bị thu hẹp thị trường. Người thợ thủ công đã tìm mọi hướng đi: làm bánh kẹo, nấu rượu, chế biến tinh bột, đan mây tre, chạy chợ, những hộ giàu có thì buôn bán bắc nam... còn quay lại với nghề nông thì lại quanh quẩn với đói nghèo vì bình quân có 0,8 sào bắc bộ cho một người. Nhưng vì đất có nghệ và truyền thống nghề cổ của làng đã thôi thúc người làng La Phù, tìm thị trường mới trên vốn nghề cổ của cha ông. Những người thợ thủ công đã quen thao tác nghề dệt đã nhanh chóng thích ứng với kỹ thuật máy dệt len hiện đại. Khi thị trường Đông Âu ổn định, La

Phù mạnh dạn chuyển hướng tìm đầu ra xuất khẩu. Đầu vào, đầu ra thuận lợi, số hộ làm nghề dệt len tăng lên, với khoảng 300 máy dệt len. Hiện nay một số hộ có vốn nhiều còn mở rộng sản xuất sang dệt vải cotton - một loại vải được ưa chuộng. Hàng ngày, La Phù đón nhận 3.500 – 4.000 người từ các vùng lân cận đến làm thuê, tiền công trung bình từ 12-30 nghìn đồng một ngày công, tùy theo công việc. Làng nghề La Phù là điểm sáng năng động trong chuyển hướng kinh doanh với doanh thu 200 tỷ đồng trong đó có 150 tỷ đồng xuất khẩu. Năm 2002, La Phù đóng góp 1,5 tỷ đồng tiền thuế, 1,3 tỷ đồng tiền điện, 1,2 tỷ đồng tiền điện thoại, 1,5 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản, nâng cấp trường học, xây dựng trạm biến áp... Đó là những con số phản ánh chính xác sự phát triển mạnh mẽ của một làng nghề [2, tr.1].

* Nguyên nhân của sự phát triển các LNTT.

Cũng như mọi ngành sản xuất khác, thị trường là yếu tố sống còn đối với các LNTT. Thị trường bao gồm cả đầu vào, đầu ra. Nhưng có ý nghĩa quyết định là thị trường đầu ra. Một LNTT sẽ lùi vào quá khứ nếu như sản phẩm của họ không còn chỗ đứng trên thị trường. Một số sản phẩm truyền thống, nếu nắm bắt đúng thị hiếu, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, đưa tính hiện đại vào sản phẩm (tạo dáng hiện đại cho đồ mây tre dân tộc...) thì nghề truyền thống đó được khôi phục, LNTT đó sẽ được phát triển.

Sự năng động, nhạy bén của con người cũng là một yếu tố quan trọng. Cơ chế thị trường đòi hỏi khắc nghiệt nếu người lao động không thích ứng với sự chuyển đổi thời đại họ sẽ bị đào thải. Trong phường La, dệt vải ở các làng La khác như La Dương, La Nội, La Phù... đều phát triển mạnh mẽ trên cơ sở nghề dệt cổ truyền của cha ông. Trong khi đó, làng La Khê loay hoay mãi trên các sản phẩm đan lưới, dệt khăn mặt... cuối cùng thì nghề dệt truyền thống chỉ còn trong ký ức những người có tuổi, các khung dệt cổ đều mang bán hoặc xếp lại.

Sự tác động các chính sách của Đảng và Nhà nước là yếu tố đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển các làng nghề. Chính sách nền kinh tế nhiều thành phần đã giải phóng mọi tiềm năng cho các làng nghề. Tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu qui mô hộ gia đình - mô hình truyền thống của nghề thủ công phù hợp qui mô sản xuất, trình độ quản lý của họ. Điều này đã giúp cho một số hộ sản xuất giàu có, làng nghề phát triển nổi tiếng như Vạn Phúc, Chuyên Mỹ, La Dương...

2.1.2.2. Hiệu quả kinh tế xã hội của các làng nghề truyền thống

Thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tây có sự đóng góp rất lớn của các làng nghề nói chung và LNTT nói riêng. Điều này được thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 5: số liệu giá trị tổng sản lượng các làng nghề Hà Tây (đơn vị tính: tỷ đồng)

Làng nghề Năm

1996 1998 2000

Tổng giá trị sản xuất của các làng nghề; trong đó:

716 975 1053

Sản xuất CN - TTCN 448 607 653

Kinh doanh dịch vụ 90 131 141

Nông nghiệp 178 236 259

Nguồn: Sở Công nghiệp tỉnh Hà Tây.

Đến năm 2003, tổng giá trị sản xuất của các làng nghề là 1259 tỷ đồng. Trong công tác xóa đói giảm nghèo, vai trò của LNTT được thể hiện qua số liệu điều tra sau:

Bảng 6: Điều tra tỷ lệ hộ đói nghèo tại một số làng.

Vạn Phúc LNTT (dệt lụa tơ tằm) 1,0

Thụy ứng LNTT (làm sản phẩm từ

Một phần của tài liệu Phát triển làng nghề truyền thống ở hà tây trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn luận vă (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)