quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Mai Anh
3.1.4.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng:hàng: hàng:
Trong điều kiện nền kinh tế luôn có sự cạnh tranh giữa các công ty, muốn đứng vững tất yếu các công ty phải luôn đổi mới, học hỏi để tìm ra những giải pháp tối ưu cho hướng đi của công ty mình. Song song với nhu cầu đó, kế toán là một công cụ quan trọng trong quản lý, là công cụ đặc biệt và phục vụ đắc lực nhất.
Do đó, kế toán không chỉ làm công việc tính toán ghi chép đơn thuần về tài sản và sự vận động của tài sản mà nó còn là 1 bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin, là công cụ để đièu hành, quản lý các hoạt động kinh tế bằng việc cung cấp và phân tích các số liệu kế toán để nhà quản lý ra quyết định kinh doanh, đem lại lợi nhuận cao nhất.
Hoàn thiện công tác kế toán hàng hóa làm cho việc hạch toán trong đơn vị đuợc rõ ràng, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và có hiệu quả cho nhà quản lý và các đối tượng liên quan khác. Dựa trên số liệu đó mà họ ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
3.1.4.2 Các nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng:quả bán hàng: quả bán hàng:
- Đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ vì tính độc lập tương đối. Thống nhất về phương pháp đánh giá, về việc sử dụng chứng từ, tài khoản cũng như hệ
thống sổ sách báo cáo. Tính thống nhất sẽ đảm bảo việc thu nhập tài liệu, số liệu đồng bộ kịp thời trên cơ sở thống nhất.
- Tuân thủ chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước và chế độ kế toán hiện hành.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự quản lý, điều hành, kiểm soát của Nhà nước bằng Pháp Luật và các biện pháp hành chính, các công cụ quản lý kinh tế. Chính vì vậy, các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán phải dựa trên chế độ quản lý Tài chính và chế độ kế toán hiện hành, có như vậy kế toán mới thực sự là công cụ quản lý không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp mà của cả Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Việc tuân thủ chế độ kế toán hiện hành thể hiện từ viêc tuân thủ tài khoản sử dụng, phương pháp và trình tự kế toán đến việc sử dụng hệ thống sổ kế toán, lập báo cáo.
- Phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, mỗi doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý riêng. Nhà nước ban hành các chính sách, các quy định chung cho tất cả các lọai hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần biết vận dụng 1 cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của doanh nghiệp mình.
- Phải đáp ứng việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác.
- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo công tác tiết kiệm, hiệu quả
3.2. Các giải pháp, kiến nghị về kế toán bán hàng tại Công ty TNHHThương mại Dược phẩm Mai AnhThương mại Dược phẩm Mai Anh Thương mại Dược phẩm Mai Anh
• Giải pháp 1: Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:
Như đã nói ở trên, trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty sẽ không tránh khỏi tình trạng bán hàng mà không thu được tiền hàng. Do đó, công ty cần phải dự tính trước các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc khả năng không đòi được, từ đó trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi để đảm bỏa cho việc kinh doanh ổn định, tránh thua lỗ.
Tài khoản sử dụng: TK 1592 “Dự phòng phải thu khó đòi”
- Về nguyên tắc: căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,…. Nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần mà vẫn không thu được nợ).
- Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:
+ Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc bản cam kết nợ, công ty đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.
- Cơ sở để lập dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi: là phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn chưa trả bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ, ….
- Quy trình hạch toán:
• Giải pháp 2: Về chính sách bán hàng
Hiện nay, công ty đang phải đối mặt với không ít đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Do đó, để tồn tại và phát triển thì công ty cần phải có một số chính sách để thu hút thêm khách hàng như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, … cho khách hàng. Đồng thời với các chính sách đó thì kế toán sẽ mở thêm các tài khoản Tk 5211 “Chiết khấu thương mại”; TK 5213 “ Giảm giá hàng bán”. Trình tự hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình bán hàng như sau:
Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, kế toán căn cứ vào phiếu chi, giấy báo nợ để phản ánh:
Nợ TK 521 (TK 5211, TK 5213) : Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán cho khách hàng.
Nợ TK 3331: Thuế GTGT của hàng bán được hưởng chiết khấu hoặc giảm giá
Có TK 111, 112: Tổng số tiền khách hàng được hưởng
Cuối kỳ kế toán kết chuyển các tài khoản giảm trừ doanh thu sang TK 5111 để xác định doanh thu thuần bán hàng:
Nguyễn Thu Trang Lớp song ngành Kế toán 48/21.01
Biểu 3.1: KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI.
TK 131,138 TK 1592 TK 642
TK 004
(4a) Xóa sổ nợ phải thu khó đòi
(1)Lập dự phòng phải thu khó đòi Theo số chênh lệch phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết
(2)Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi
(Theo số chênh lệch phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước chưa sử dụng)
(4b) Xóa sổ nợ phải thu khó đòi (nếu chưa lập dự phòng)
Ghi tăng nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ
Nợ TK 5111 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 521: Các khoản giảm trừ doanh thu
• Giải pháp 3 : Về hạch toán phiếu xuất kho
Khi xuất kho thành phẩm, Công ty nên sử dụng “Phiếu xuất kho hàng hoá” Trình tự luân chuyển “Phiếu xuất kho hàng hoá” trong trường hợp bán hàng như sau:
Khi xuất kho hàng hoá để bán, nhân viên viết phiếu hoặc kế toán tiêu thụ lập “Phiếu xuất kho hàng hoá” cùng với việc lập Hoá đơn GTGT. Sau khi lập phiếu xong, người lập phiếu giữ lại liên 1, giao cho khách hàng 2 liên để xuống kho nhận hàng. Sau khi xuất kho, thủ kho ghi vào cột “Thực xuất” số lượng thực xuất của từng loại hàng hoá và cùng với khách hàng ký tên vào phiếu xuất kho. Sau đó, thủ kho giữ lại liên 2 để làm căn cứ ghi thẻ kho rồi chuyển cho kế toán nhập liệu vào máy. Liên 3 giao cho khách hàng.
• Giải pháp 4: Về quy trình vào sổ
Việc sử dụng và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ kế toán (Nhật ký chung và Nhật ký chuyên dùng, giữa Sổ cái và sổ Nhật ký chung, Nhật ký chuyên dùng) có sự sai lệch so với chế độ. Vì vậy công ty nên phối hợp với công ty phần mềm kế toán Fast tiến hành cài đặt lại phần mềm kế toán cho phù hợp với quy trình vào sổ của hình thức kế toán Nhật ký chung như: Nghiệp vụ kinh tế nào đã được phản ánh vào sổ Nhật ký chuyên dùng thì thôi không phản ánh vào sổ Nhật ký chung, hoặc có cài đặt chế độ cuối tháng kết chuyển số liệu trên Nhật ký chuyên dùng hoặc Nhật ký chung của các nghiệp vụ kinh tế có cùng nội dung kinh tế để phản ánh kết chuyển vào sổ cái tài khoản tương ứng.Muốn vậy, khi cài đặt phần mềm phải có chế độ lọc tự động theo các tài khoản tương
ứng, ví dụ cuối tháng trước khi thực hiện thoa tác kết chuyên số liệu từ Nhật ký bán hàng sang Sổ cái TK511 thì kế toán thực hiện thao tác lọc và tổng hợp số liệu của các tài khoản trên sổ Nhật ký bán hàng (số liệu của TK 5111, TK 51123, TK 5113, TK 3331111) sau đó lấy số liệu này vào sổ cái tài khoản tương ứng.
KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ nội dung của luận văn tốt nghiệp của em với đề tài: “Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Mai Anh”.
Ta có thể thấy, bán hàng và xác định kết quả bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng giữ vai trò hết sức to lớn và xuyên suốt trong cả quá trình hoạt động của Công ty. Nó cung cấp các thông tin kinh tế tài chính một cách nhanh chóng, chính xác, đầy đủ, kịp thời cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định kinh doanh và nó thể hiện kế toán là công cụ hữu hiệu trong tay các nhà quản lý, giúp cho nhà quản lý nắm bắt tình hình một cách sát sao, nhanh chóng đưa ra quyết định của mình, nắm bắt được cơ hội kinh doanh.
Vì vậy, công tác kế toán nói chung và công tác kế toán doanh thu bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng cần phải được củng cố ngày càng hoàn thiện, thực sự trở thành công cụ đắc lực trong việc quản lý tài chính cũng như trong vạch định chiến lược của ban lãnh đạo Công ty.
Nhận thức được điều đó, Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Mai Anh đang có những quan tâm tới khâu quản lý kinh doanh và công tác kế toán nói chung, công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng với hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao.
Qua quá trình thực tập tại Công ty, em đã thu nhận được những kiến thức bổ ích về công tác kế toán nói chung và đặc biệt là công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty, qua đó em thấy được những ưu điểm mà kế toán công ty đã đạt được trong việc thực hiện kế toán với phần hành này, bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em đã mạnh dạn đưa ra ý kiến đóng góp của mình mong muốn đóng góp và hoàn thiện công tác kế toán của công ty và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trong thời gian tới, và đây chỉ là những ý kiến chủ quan nên không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô. Trong thời gian thực tập tại công ty, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ các phòng ban, đặc biệt là phòng Tài chính - Kế toán, em đã được bổ sung, đồng thời củng cố thêm nhiều kiến thức thực tế và lý luận về công tác kế toán bán hàng; cùng với sự hướng dẫn tận tình
của TS. Lưu Đức Tuyên và các thầy cô trong khoa kế toán, em đã hoàn thành
bản luận văn này. Măc dù đã rất cố gắng, song do hạn chế về kinh nghiệm nên bản luận văn của em không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm Mai Anh về bài viết này của em.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Lưu Đức Tuyên, cùng các anh chị Phòng Tài chính - Kế toán Công ty TNHH Thương mại Dược phẩm đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thu Trang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kế toán tài chính - Nhà xuất bản tài chính năm 2010 Chủ biên : GS. TS. Ngô Thế Chi
TS . Trương Thị Thủy
2. Chế độ kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Thống kê – năm 2008. 3. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam - NXB Tài chính năm 2009. 4. Kế toán tài chính -Trần Xuân Nam - Nhà xuất bản Thống kê năm 2010. 5. Các tài liệu của Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ thương mại.
6. Luận văn, chuyên đề của các khóa trước.