Một vài điều chỉnh của Merlin và Varenne

Một phần của tài liệu yếu tố pháp việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở việt nam thời kỳ 1862 1945 (Trang 82 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Một vài điều chỉnh của Merlin và Varenne

Tiếp sau những cải cách mạnh mẽ của Albert Sarraut, nền giáo dục Pháp - Việt đã diễn ra một vài điều chỉnh ở bậc Tiểu học và bậc Trung học trước khi đạt được sự hoàn chỉnh.

Mặc dù trong Thông tri đề ngày 20/3/1918, Albert Sarraut xác định :Tiếng Pháp sẽ bắt đầu dạy từ lớp Sơ đẳng nhưng ở nhiều nơi, nhà trường vẫn dạy ngôn ngữ này từ rất sớm dẫn đến “Học sinh Tiểu học không thâu lượm được kiến thức vững chắc; rút cục chúng sẽ không thạo cả tiếng mẹ đẻ lẫn tiếng Pháp” [dẫn theo 32, tr.727]. Phát xuất từ kết luận vừa nêu của bản điều tra về giáo dục Tiểu học năm 1923 và thực trạng 9/10 học sinh nông thôn Việt Nam không đủ khả năng theo học đến bậc Tiểu học [xem 106, tr.81], Toàn quyền Merlin ban hành Nghị định ngày 18/9/1924 chỉ thị: “Trong 3 lớp đầu của ngành tiểu học, từ nay sẽ lấy tiếng mẹ đẻ làm phương tiện chuyển tải giáo dục, còn tiếng Pháp, trái lại, sẽ là ngôn ngữ độc tôn và bắt buộc trong học hành ở các lớp nhì và nhất” [dẫn theo 32, tr.727] đồng thời lập ra bằng Sơ học yếu lược bản xứ (Certificat d’Études élémentaires indigèns). Chương trình và thể thức thi “Bản xứ Sơ học yếu lược” được quy định trong nghị định do Krautheimer, Thống sứ Bắc Kỳ, ký ngày 24/2/1925 như sau: Bài thi bắt buộc được thực hiện bằng tiếng Việt, có 2 phần: viết và vấn đáp. Bài thi viết gồm có: 1) Một bài chính tả dễ, từ 8 dòng đến 10 dòng, có câu hỏi (tối đa 5 câu gồm đại ý trong bài, nghĩa của từ có 1 tiếng, nghĩa của từ có 2-3 tiếng chắp với nhau, nghĩa 1 câu …). Khi đọc chính tả, giáo viên phải đọc dấu chấm câu; 2) Một bài luận dễ (tả cảnh, tự sự, viết thư …); 3) Hai bài tính đố. Bài thi vấn đáp gồm có: 1) Đọc 1 bài Quốc ngữ dễ, có kèm câu hỏi xem có hiểu và biết nghĩa từ

81

không; 2) Hỏi về Luân lý, Sử ký và Địa dư; 3) Hỏi về tính nhẩm và những điều thường thức. Bài thi tình nguyện được thực hiện bằng tiếng Pháp, cũng có 2 phần: viết và vấn đáp. Nếu được điểm trung bình (10 điểm cho 2 bài) thì trong bằng Sơ học yếu lược cấp cho học sinh sẽ có thêm dòng chữ “biết tiếng Pháp” - điều kiện cần để dự học lớp Trung đẳng (Moyen) [xem 43, tr.158-159]. Tuy nhiên, học sinh đã gặp rất hiều khó khăn khi phải theo học một chương trình hoàn toàn bằng tiếng Pháp. Do đó, năm 1927, nhà cầm quyền Pháp ban hành Nghị định thành lập lớp Trung đẳng đệ nhất niên (cours moyen 1 ère année) làm năm chuyển tiếp (giữa lớp Sơ đẳng và Trung đẳng đệ nhị niên) nhằm tạo điều kiện cho học sinh học thêm tiếng Pháp để tiếp tục học lên.

Phát xuất từ quan điểm “thời tiểu học nên định cho các làng tự đặt lấy trường học và tự đặt lấy thầy dạy” [dẫn theo 43, tr.160], năm 1926, Toàn quyền Đông Dương Varenne thành lập trường Sơ học hương thôn (tên gọi khác: Sơ học bản xứ)19F

20, tương đương với trường Sơ học Pháp - Việt và các lớp Sơ học của trường Tiểu học Pháp - Việt toàn cấp. Nghị định ngày 2/12/1926 của Toàn quyền Đông Dương và Nghị định ngày 27/12/1926 của Thống sứ Bắc Kỳ quy định: trường Sơ học hương thôn được tổ chức tại các làng, có kinh phí hoạt động do dân đóng góp, đặt dưới sự quản lý của Nha Học chính. Chương trình học gồm các môn Luân lý, Thể dục, Đọc, Viết, Lịch sử, Địa lý, Làm tính, Vẽ, Thủ công được dạy bằng tiếng Việt (còn tiếng Pháp là ngôn ngữ không bắt buộc). Làng xã tự tuyển chọn giáo viên từ những người đã thi đỗ trong các kỳ thi Nho giáo hoặc có bằng Tiểu học Pháp - Việt [xem 43, tr.159-161].

Như vậy, đến thời điểm năm 1927, bậc Tiểu học của nền giáo dục Pháp - Việt có thời gian học là 6 năm với 3 loại trường: Sơ học bản xứ, Sơ đẳng Tiểu học, Tiểu học Toàn cấp và 2 kỳ thi Sơ học yếu lược (sau khi học xong 3 lớp: Đồng ấu, Dự bị, Sơ đẳng), Tốt nghiệp Tiểu học (sau khi học xong 3 lớp kế tiếp: Trung đẳng đệ nhất niên, Trung đẳng đệ nhị niên, Cao đẳng).

Theo Nghị định ngày 26/12/1924, sau 2 năm học ở bậc Trung học, học sinh sẽ đạt trình độ cao hơn Tú tài phần thứ Nhất nhưng lại thấp hơn Tú tài Toàn phần của Tú tài Pháp, do đó, không thể thiếp tục theo học các trường Cao đẳng, Đại học tại Pháp. Mọi tuyên

20Theo Phan Trọng Báu, danh xưng của loại trường này là: Trường Phổ cập Giáo dục và có sự khác biệt trong cách tổ chức của nhà cầm quyền ở từng địa phương:

- Bắc Kỳ: mỗi làng đều có một trường, gọi là trường “hương học”

- Trung Kỳ: nhiều làng gần nhau lập trường “liên hương” (do thưa dân cư )

- Nam Kỳ: chỉ tổ chức những lớp “bổ trợ dự bị” (cours auxiliaires préparatoires) cho những làng chưa có điều kiện mở trường [xem 9, tr.98-100]

82

truyền cho khuynh hướng liên hiệp (assocation) và cố gắng chinh phục trái tim của tầng lớp thượng lưu bản xứ sẽ trở nên hoài phí nếu sự phân biệt giữa chính quốc và Đông Dương lại diễn ra ngay trong lĩnh vực đang được xã hội quan tâm: giáo dục. Do vậy, trong Nghị định được ký ngày 23/12/1927, Toàn quyền Varenne quyết định thời gian học của bậc Trung học là 3 năm (thay vì 2 năm như quy định của Học chính Tổng quy) và sau khi hoàn tất việc học, học sinh sẽ thi lấy bằng Tú tài bản xứ phần thứ Hai. Tuy Pháp văn vẫn giữ vai trò chủ đạo và các môn Triết, Toán, Khoa học được dạy theo chương trình Tú tài Tây (bac métropolitain) nhưng chương trình trung học bản xứ cũng chú ý nhiều đến Việt văn và Hán văn, thể hiện qua những mục tiêu mà học sinh cần đạt: có một số vốn chữ Hán để có thể đọc và hiểu được những bài Hán văn thông thường hoặc cổ điển dễ; bước đầu tìm hiểu được những tác phẩm văn học Việt Nam viết bằng chữ Hán; học cả văn học Việt Nam cổ điển (mà chương trình xếp vào loại “Văn học Hán - Việt”) và văn học cổ đại Trung Quốc. Ngày 12/10/1930, nhà cầm quyền Pháp ra Nghị định thừa nhận Tú tài bản xứ có cùng giá trị với Tú tài Pháp [xem 9, tr.104-110].

Như vậy, bậc Trung học có thời gian học là 7 năm, gồm: Cao đẳng Tiểu học có 4 năm là đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ niên. Sau khi học xong, học sinh được đi thi để lấy bằng Cao đẳng Tiểu học (còn có tên khác là Thành chung hay Diplôme); Trung học có 3 năm, chia thành 2 giai đoạn. Hai năm đầu kết thúc bằng kỳ thi lấy bằng Tú tài phần thứ Nhất. Sau đó, học sinh được tuyển thẳng để học năm thứ 3 và thi Tú tài Toàn phần.

Từ Paul Bert qua Paul Beau, Klobukowsky đến Albert Sarraut rồi cuối cùng là Merlin và Varenne, nền giáo dục Pháp - Việt đã được thiết lập thống nhất ở Việt Nam, gồm 2 bậc: Tiểu học và Trung học với tổng thời gian học là 13 năm. Những cải cách, điều chỉnh về hệ thống tổ chức và chương trình học của nhà cầm quyền Pháp đối với nền giáo dục Pháp - Việt chủ yếu phát xuất từ 2 nhân tố: yêu cầu của việc cai trị và đối tượng tiếp nhận. Mặc dù nền giáo dục Pháp - Việt sẽ còn có những điều chỉnh về chương trình học cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới nhưng kể từ khi Nghị định ngày 12/10/1930 được ban hành, học sinh có bằng Tú tài bản xứ đã có thể sánh cùng với học sinh có bằng Tú tài Tây tiến vào các trường Cao đẳng, Đại học đặt tại Đông Dương hay tại Pháp, tức là đã có sự tương xứng về bằng cấp giữa 2 hệ thống giáo dục: giáo dục Pháp và giáo dục Pháp - Việt.

83

Một phần của tài liệu yếu tố pháp việt trong lĩnh vực cải cách giáo dục ở việt nam thời kỳ 1862 1945 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)