7. Cấu trúc của luận văn
2.3.2. Song hành tồn tại: giáo dục Nho học và giáo dục Phá p Việt
“Sau khi người lính đã hoàn thành sự nghiệp của mình thì đến lượt người giáo viên thực hiện sự nghiệp của họ” [dẫn theo 106, tr.35]. Đến đầu thế kỷ XX, khi phong trào Cần Vương không còn nữa, khi Paul Doumer đã thiết lập ở Đông Dương một tổ chức hành chính và một chương trình kinh tế hoạt động hiệu quả thì người Pháp có thể yên lòng tính đến sự nghiệp “chinh phục tinh thần” còn dang dở. Diễn ra trong sự chi phối của khuynh hướng liên hiệp từ Paris, cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam do Paul Beau khởi xướng vào năm 1906 và được hoàn thiện bởi hai vị Toàn quyền kế nhiệm là Klobukowsky và Albert Sarraut.
a. Nguyên nhân tiến hành cải cách giáo dục
Sớm đặt sự quan tâm vào giáo dục nhưng những trường Pháp - Việt mà người Pháp đã bỏ công xây dựng từ thời Paul Bert (1886) lại chẳng thu được bao nhiêu kết quả trong khi nền Nho học vẫn tồn tại vững vàng. Hơn thế nữa, những kẻ thức thời được đào tạo từ trường Pháp - Việt, tham gia vào bộ máy công quyền nhưng lại ở vị trí thấp hơn rất nhiều so với trí thức Nho học trong hệ thống thang bậc xã hội, do vậy, ở lớp người Tân học đã xuất hiện nỗi mặc cảm “Chúng tôi vẫn là những người thấp kém về mặt xã hội đối với những nho sỹ hạn thấp nhất” [dẫn theo 9, tr.63]. Ở xứ thuộc địa Nam Kỳ, nền giáo dục Pháp đã được tổ chức hoàn chỉnh với hệ thống 3 cấp học và một chương trình học dành ưu thế tuyệt đối cho chữ Pháp nhưng vẫn lưu giữ một vài nội dung Nho học. Còn Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tình hình giáo dục vẫn không có nhiều thay đổi, Nho học và chữ Hán cùng với những định chế của nó được duy trì gần như nguyên vẹn. Hiện trạng không thống nhất về tổ chức và chương trình học vừa nêu gây khó khăn cho việc quản lý giáo dục của nhà cầm quyền và người Pháp cảm thấy rất khó chịu trước sự tồn tại của những trường học do thầy đồ giảng dạy theo chương trình Nho học mà họ không thể kiểm soát. Do vậy, vấn đề đặt ra là tổ chức lại hệ thống giáo dục để tạo thuận lợi cho công tác quản lý và áp dụng một chương trình học thống nhất.
Kinh nghiệm tổ chức giáo dục ở Nam Kỳ cho thấy rằng: không thể tiến hành một sự thay đổi vội vàng, phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của chữ Nho trong chương trình học là điều cấm kỵ, vì những lẽ này, nền giáo dục mới cần phải lưu ý đến đối tượng tiếp nhận: những người sống trong môi trường văn hóa phương Đông đang đối mặt với sự du nhập của văn hóa phương Tây. Paris chắc chắn sẽ không phản đối đường lối dung hòa vì “Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Clémentel ngả sang chính sách hợp tác, khẳng định rằng bằng việc thể hiện sự
68
hào phóng và nhân từ, nước Pháp sẽ bảo vệ được những lợi ích của họ ở thuộc địa” [dẫn theo 43, tr.58].
Phát xuất từ yêu cầu nêu trên và trong hoàn cảnh chính sách cai trị đã bắt đầu chuyển sang khuynh hướng liên hiệp, mục đích của cuộc cải cách giáo dục được xác định: “chuyển giáo dục truyền thống thành giáo dục kiểu mới, thúc đẩy nền giáo dục bản địa theo các chương trình và phương pháp giáo dục có tên Pháp - Việt, chủ trương tập trung hóa và thống nhất nền giáo dục với những chương trình học giống nhau trong từng xứ” [dẫn theo 43, tr.61].
b. Cải cách giáo dục Nho học
Theo nhiệm vụ của Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục Bản xứ Đông Dương (Conseil de perfectionnement l’Enseignement indigène en Indochine) được thành lập theo Nghị định do Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký ngày 8/3/1906 và chủ trương của Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục Bản xứ ở Bắc Kỳ (Comité local de perfectionnement de l’Enseignement indigène) được thành lập theo Nghị định cũng do Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký ngày 16/5/1906 thì con đường cải cách giáo dục Nho học của nhà cầm quyền Pháp sẽ là: đưa các trường Nho học vào hệ thống trường công lập dưới sự kiểm soát của Nha Học chính8F
9 và đề ra cải cách cho những trường này nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là chuyển các trường Nho học sang thành trường Pháp - Việt [43, tr.66].
Ngày 16/11/1906, Thống sứ Bắc Kỳ ban hành Nghị định số 1551bisvề việc tổ chức lại hệ thống giáo dục bản xứ tại Bắc Kỳ với 3 bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học9F
10, đồng thời đề xuất thay đổi đối với các kỳ thi Hán học [43, tr.71].
9 Tổng Nha Học chính Đông Dương (Direction Géneéral de l’Instruction Publique de l’Indo-Chine) được thành lập theo Nghị định do Toàn quyền Đông Dương Paul Beau ký ngày 20/6/1905, có trách nhiệm:
- Lập chương trình, thống nhất phương pháp giảng dạy và phối hợp với Giám đốc các Sở Học chính đề ra một kế hoạch giáo dục phù hợp nhất;
- Trình lên Toàn quyền những đề xuất nhằm cải thiện hoạt động giáo dục;
- Đề xuất kế hoạch xây mới các trường học hoặc tổ chức các trường học. [Xem 43, tr.65]
10Các tài liệu đề cập đến vấn đề cải cách giáo dục Nho học, chủ yếu gồm: 1.Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Giáo dục
2.Trần Thị Phương Hoa (2012), Giáo dục Pháp - Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
3.Trần Thị Thanh Thanh (2012), Hỏi và đáp về nền giáo dục Nam Bộ thời kỳ 1867-1945, Báo cáo tổng kết Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp cơ sở, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Các tài liệu đều thống nhất về tổ chức giáo dục Nho học gồm 3 bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học nhưng lại không trình bày rõ ràng về số năm ở mỗi bậc học và nội dung chương trình học. Phan Trọng Báu có nêu số năm của bậc Ấu học là 3 năm, của bậc Tiểu học là 2 năm nhưng không nhắc đến thời gian của bậc Trung học [xem 9, tr.69-71]. Trần Thị Phương Hoa chỉ nêu sơ lược về chương trình học mới của giáo dục Nho học nhưng không dẫn nguồn [xem 43, tr.71-72], Phan Trọng Báu trình bày cụ thể hơn về nội dung học và thời lượng dành cho từng loại văn tự ở từng bậc học nhưng cũng không dẫn nguồn [xem 9, tr.68-71]. Trong điều kiện này, chúng tôi sẽ không nêu số năm của từng bậc học và trình bày chương trình học mới của giáo dục Nho học theo công trình nghiên cứu của Trần Thị Thanh Thanh vì tuy không cụ thể như nội dung trình bày của Phan Trọng Báu nhưng có chú dẫn rõ ràng về nguồn tài liệu tham khảo.
69 Chương trình các bậc học như sau
1. Bậc Ấu học
- Phần chữ Nho gồm các môn: chữ Nho, địa lý, lịch sử.
- Phần chữ Việt gồm: chữ quốc ngữ, cách trí, vệ sinh, tổ chức hành chính … Cuối bậc có kỳ thi Tuyển. Người đậu gọi là Tuyển sinh.
Thi có 3 bài viết:
- Chép 1 bài bằng chữ Nho dễ, dịch ra Quốc ngữ (2 giờ); - 1 bài toán sơ đẳng (1 giờ rưỡi);
- 1 bài luận nhỏ bằng quốc ngữ về một vấn đề địa lý; vệ sinh hay khoa học (1 giờ rưỡi).
2. Bậc Tiểu học
- Phần chữ Nho gồm: đạo đức, văn học cổ điển (Tứ thư), lịch sử Trung Quốc và lịch sử Việt Nam. Bãi bỏ bài tập làm thơ và câu đối.
- Phần chữ Việt gồm: lịch sử và văn hóa thế giới đại lược, địa lý đại lược (có một phần đặc biệt dành cho nước Pháp và xứ Đông-dương); khoa học; ngôn ngữ Việt Nam thông tục.
Cuối bậc có một kỳ thi hàng tỉnh gọi là khảo khóa. Người đậu kỳ thi này được gọi là Khóa sinh.
Các môn thi gồm có:
- 1 bài luận chữ Nho về một đề tài luân lý hay lịch sử; - 1 bài luận tiếng Việt;
- 1 bài dịch chữ Nho sang chữ Việt hay dịch ngược Việt - Nho. Ngoài ra còn có môn Pháp văn không bắt buộc.
3. Bậc Trung học
- Chương trình gồm một phần chữ Nho, một phần chữ Việt và một phần chữ Pháp. - Phần chữ Nho gồm: đạo đức và văn học cổ điển (ngũ kinh), lịch sử và hành chính Việt Nam (tổ chức lục bộ). Bài tập gồm các báo cáo, luận … Hủy bỏ bài tập làm thơ.
- Phần tiếng Pháp giao cho các giáo viên trường Pháp - Việt của tỉnh lỵ đảm nhiệm có sự kiểm soát của Đốc học. Các giáo viên này còn đảm nhiệm phần tiếng Việt gồm các môn: địa lý, lịch sử, toán, khoa học. Bài tập gồm: viết, luận, toán, tập dịch. [Xem 106, tr.65- 66]
70
Phù hợp với những nội dung mới trong chương trình Nho học và những quy định về các kỳ thi Tuyển, Khóa, Hạch, nhà cầm quyền Pháp cũng ban hành những quy định mới dành cho hệ thống khoa cử truyền thống. Theo Nghị định ngày 16/11/1906 và nội dung sửa đổi trong Nghị định ngày 2/11/1911, chỉ những người đã đỗ thi Hạch (Thí sinh) mới được dự thi Hương và kỳ thi gồm 4 bài: bài thi bằng chữ Hán (văn sách); bài thi bằng chữ Quốc ngữ trình bày 3 vấn đề: văn học, địa lý, khoa học; bài thi bằng tiếng Pháp có 2 vấn đề: dịch từ chữ Pháp sang chữ Hán và từ chữ Quốc ngữ sang chữ Pháp; một bài luận tóm tắt gồm 3 vấn đề: bài luận chữ Hán, bài luận chữ Quốc ngữ và một bài dịch từ chữ Hán sang chữ Pháp. Theo số điểm mà Thí sinh đạt được để định cử nhân và tú tài [43, tr.83-84; xem 9, tr.71]. Tuy chưa đề cập đến những cải cách dành cho thi Hội và thi Đình nhưng theo E. Maitre, thành viên của Hội đồng Cải cách Giáo dục, “kỳ thi chọn tiến sỹ sẽ sửa đổi lại cho thích hợp với những cải cách đề ra trong những kỳ thi Hương, cho đến lúc sự phát triển của nền giáo dục đại học cho phép chuyển hóa thành một kỳ sát hạch có mục đích đánh giá những thí sinh qua những công trình thực sự cơ bản và mang dấu ấn cá nhân” [dẫn theo 106, tr.66-67].
Những Nghị định nêu trên đã làm thay đổi nền giáo dục Nho học ở cả hệ thống tổ chức lẫn chương trình học. Đã qua rồi thời kỳ các trường Nho học được thành lập tự do mà những Nho sỹ từng thi cử, đỗ đạt đều có thể trở thành thầy đồ theo chí hướng phổ biến “tiến vi quan, thoái vi sư”. Từ năm 1906, các trường Nho học đã thuộc hệ thống công lập do các Sở Học chính quản lý. Người Pháp đạt được mục đích kiểm soát toàn bộ hệ thống giáo dục. Nếu như sự phân định nội dung học tập trong nền giáo dục truyền thống chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào quyết định của người dạy và khả năng tiếp nhận của học trò thì trong lần cải cách này, nhà cầm quyền đã định ra một chương trình học rõ ràng gắn với số năm của từng bậc học bao gồm số môn học cho từng năm, nội dung và thời lượng dành cho các môn học. Chương trình học mới đã dành cho chữ Hán vị trí trang trọng, lưu giữ gần như tất cả nội dung của chương trình Nho học (Tứ thư, Ngũ kinh, lịch sử Trung Quốc, có thêm lịch sử Việt Nam), chỉ bỏ đi các bài tập về làm thơ, câu đối. Chữ Quốc ngữ được dùng để dạy những nội dung thuộc về tri thức khoa học của nền văn minh phương Tây ở cả 3 bậc học, gần với nội dung học tập trong các trường Pháp - Việt. Học sinh bắt đầu tiếp cận chữ Pháp ở bậc Tiểu học theo tinh thần tự nguyện, chính thức học loại văn tự này ở bậc Trung học mà nội dung chủ yếu thiên về dịch thuật: từ chữ Pháp sang chữ Việt. Định ra chương trình học này, người Pháp đã tiến những bước cẩn trọng: vừa không tạo ra ở những người
71
bản xứ còn lưu luyến với giáo dục truyền thống cảm giác không quá xa lạ khi bước chân vào những trường học mới vì chữ Hán và Kinh điển Thánh hiền vẫn có một vị thế quan trọng, vừa mang đến những tri thức khoa học nhằm thu hẹp khoảng cách giữa các trường Nho học và trường Pháp - Việt. Trong hoàn cảnh Nho học suy tàn, chữ Hán lại bị chính các sỹ phu phủ nhận giá trị học thuật thì những nội dung do chữ Quốc ngữ và chữ Pháp đảm nhận trong chương trình học mới có thể đáp ứng được nguyện vọng của dân chúng.
Năm 1909, khi chữ Quốc ngữ, các môn khoa học, toán và tiếng Pháp (tự chọn) được đưa vào kỳ thi Hương, một nhà Nho ở Hà Đông, Nam Định đã gửi thư cho Thống sứ Bắc Kỳ thể hiện thái độ hưởng ứng “Những người già không học được chữ Quốc ngữ, những người lười không học được sách tân thư, những người con quan chỉ học lối cũ, không chịu học lối mới, trong ba giống người ấy nếu có đỗ thì cũng vô dụng mà thôi. Xin nhà nước nhất định bỏ phép thi cũ mà thi phép thi mới” [dẫn theo 43, tr.84]. Không thể xem ý kiến vừa nêu là đại diện cho quan điểm của toàn bộ lớp người Nho học nhưng ít ra trong làng Nho Bắc Kỳ đã có một lực lượng ủng hộ những cải cách của nhà cầm quyền Pháp.
c. Cải cách giáo dục Pháp - Việt10F
11
Quá trình cải cách giáo dục Pháp - Việt được các Toàn quyền Đông Dương Paul Beau, Klobukowsky, Albert Sarraut tiến hành trong khoảng thời gian từ 1904 đến 1913.
Theo Nghị định được Toàn quyền Paul Beau ký ngày 27/4/1904, nền giáo dục Pháp - Việt gồm 2 bậc: Tiểu học và Trung học. Bậc Tiểu học có 4 lớp là: Dự bị (Préparatoire), Tiểu học (Primaire), Trung đẳng (Moyen), Cao đẳng (Supérieur) được dạy theo chương
11Phan Trọng Báu trình bày hệ thống tổ chức của nền giáo dục Pháp - Việt trong cuộc cải cách giáo dục (có kèm theo minh họa bằng sơ đồ) như sau:
“Với cải cách của Toàn quyền Paul Beau, hệ thống trường Pháp - Việt được tổ chức lại gồm 2 bậc: tiểu học và trung học.
a.Bậc tiểu học Pháp - Việt
Những trường của bậc này có 4 lớp: lớp tư, lớp ba, lớp nhì và lớp nhất. Cuối bậc kỳ thi lấy bằng tiểu học Pháp - Việt. Chương trình học hầu hết bằng tiếng Pháp, tiếng Việt và chữ Hán chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp.
(…)
b.Bậc trung học
Sau khi tốt nghiệp tiểu học, học sinh được thi vào trường trung học. Bậc này chia làm hai: trung học đệ nhất cấp và trung học đệ nhị cấp. Trung học đệ nhất cấp (premier cycle secondaire), cấp này chỉ có một năm, chia làm hai ban: - Ban Văn học, học thêm một ít chương trình của ban tú tài Pháp, nhưng tùy theo hoàn cảnh của địa phương mà thay đổi cho thích hợp, ở đây có thể dạy thêm tiếng Pháp, tiếng Việt và tiếng Hán.
- Ban Khoa học chia làm 3 ngành: nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, có mục đích đào tạo những nhân viên cho các ngành kinh tế, do đó chương trình văn học sẽ không còn hoặc chỉ dùng rất ít, trái lại việc học những môn khoa học thực hành sẽ được chú ý hơn.
Ngoài ra, ban khoa học còn có thể thi vào các lớp Sư phạm hoặc Pháp chính” [xem 9, tr.64-67]
Nhận thấy nội dung còn sơ lược, chưa thể hiện rõ sự thay đổi về danh xưng của các lớp trong bậc Tiểu học và sự thay đổi về danh xưng các ban (hay khoa) của bậc Trung học theo chương trình Trung học của Klobukowsky (ban hành năm 1910) và Albert Sarraut (ban hành năm 1913), chúng tôi trình bày vấn đề này dựa trên các thông tin từ Giáo dục Pháp -
Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945)của Trần Thị Phương Hoa, tuy một số chi tiết trong công trình này được trình bày không
72
trình Tiểu học của Pháp gồm các môn: tiếng Pháp, luân lý, vẽ, số học, hình học và thêm môn chữ Quốc ngữ và chữ Hán11F
12. Bậc Trung học12F
13 có 2 cơ sở: ở Hà Nội có trường Thông ngôn đào tạo thư ký, thông ngôn và giáo viên; ở Nam Định có trường Jules Ferry đào tạo các nghề về giao thông công chính, địa chính, đường sắt, nhân viên bưu điện, thương mại,