“Bậc thầy truyện ngắn” Akutagawa Ryunosuke

Một phần của tài liệu tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn akutagawa ryunosuke (Trang 36)

1.2.1. Cuộc đời bất hạnh

Đối với các nhà văn, cuộc đời riêng ảnh hưởng nhiều đến sáng tác. Vươn lên từ số phận đầy “cay đắng”, Macxim Gorki lấy đó làm bút danh cũng như nguồn cảm hứng văn chương. Chekhov suốt đời miệt mài sáng tác để gột sạch “dòng máu nô lệ” của bản thân… Cậu bé Akutagawa Ryunosuke sinh tại

Tokyo trong một gia đình khá giả. Vì sinh vào giờ, ngày, tháng, năm đều là thìn nên cậu được đặt tên Ryu (Long- con rồng). Gia đình cậu sống trong khu nhà cao cấp- vốn là khu vực nhượng quyền dành cho người nước ngoài. Nhiều thế hệ trong dòng họ vẫn giữ được nếp sống văn nhân tao nhã. Họ hàng Akutagawa nhiều đời giữ chức hầu lễ trà đạo trong phủ chúa. Đặc biệt, gia đình người cậu đã nuôi Akutagawa có truyền thống yêu văn học. Do đó, từ nhỏ Akutagawa đã có cơ hội tiếp xúc với văn chương. Đây là xuất phát điểm của một Akutagawa nhà văn.

Akutagawa dường như có số phận may mắn với gia thế khá giả. Tuy nhiên đó chỉ vẻ bề ngoài bởi vì những bất ổn trong gia đình khiến nhà văn có một cuộc đời bất hạnh. Ngay từ khi còn nhỏ, Akutagawa đã hứng chịu đòn roi số phận. Khi cậu vừa bảy tháng tuổi, người mẹ bị bệnh mất trí. Bệnh tật kéo dài đến khi bà qua đời. Vì thế Ryu được gửi nuôi ở nhà người cậu và lớn lên trong sự thiếu thốn tình mẫu tử. Chân dung mẹ được nhà văn miêu tả trong

truyện Sổ điểm danh những người đã khuất (1926) thật đáng sợ với khuôn

mặt “màu xám xịt, không một chút sinh khí” [2, tr.454]. Khi đọc sách đến

những chữ “thổ khẩu khí nê xú vị” (hơi miệng đất, thối mùi bùn) thì nhà văn

nghĩ ngay đến mẹ. Do thần trí không tỉnh táo, bà chưa bao giờ có một cử chỉ thương yêu dành cho con. Bóng đen người mẹ điên bao trùm toàn bộ cuộc đời nhà văn. Akutagawa lớn lên trong nỗi mặc cảm và lo sợ bị điên giống mẹ. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định những ảnh hưởng di truyền mẹ là một trong những nguyên nhân khiến nhà văn tự sát.

Cha Akutagawa làm nghề bán sữa. Việc kinh doanh của ông lúc đầu phát đạt nhưng về sau thua lỗ nặng. Do mải mê công việc, ông ít quan tâm đến con. Bản tính nóng nảy, hiếu thắng của ông khiến Akutagawa sợ hãi và xa lánh. Có lần, người cha muốn đánh nhau chỉ vì thua con trong lúc cùng chơi đấu vật… Ông mất vì bệnh tật, lúc sắp qua đời thần trí trở nên điên loạn.

Akutagawa dành nhiều tình cảm cho chị gái. Đó là người thông minh, khôn ngoan nhất trong các chị em nhưng lại chết yểu khi cậu chưa chào đời.

Những người thân đều qua đời trước Akutagawa. Tất cả được an táng trong cùng một ngôi mộ. Dường như cái chết khiến con người suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống. Trước ngôi mộ chung của những người ruột thịt, Akutagawa băn khoăn rằng ai trong số họ đã từng hạnh phúc. Ông chiêm nghiệm lẽ phù du của cuộc đời qua câu thơ của Joso: “Phù du ơi, chỉ sống

ngoài mộ địa”

Con đường tình duyên của Akutagawa cũng không tươi sáng hơn đường đời. Ông yêu con một người quen của gia đình nhưng bị ngăn cản. Akutagawa thất vọng và nhen nhóm suy nghĩ về sự nhỏ nhen, ích kỉ của người đời. Đây là một trong những đề tài trở đi trở lại trong các sáng tác của nhà văn sau này.

Những bất hạnh cá nhân hình thành ở Akutagawa cái nhìn khách quan, lạnh lùng. Cái nhìn đó không nghiêng về tình cảm mà lí trí sắc sảo, muốn lặn sâu vào bên trong để truy tìm bản chất của sự vật. Khởi nguồn không mấy tươi sáng tạo nên ở Akutagawa một giọng văn u buồn trầm tư, dường như nhuốm màu sắc bi quan; còn nếu hài hước thì luôn đi kèm châm biếm, mỉa mai. Cách thức, giọng điệu này dù qua nhiều chặng đường sáng tác vẫn không thay đổi, như một thứ kim loại đã tinh ròng.

Vào những năm cuối đời, Akutagawa gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Trong bức thư gửi bạn thân năm 1922, Akutagawa phàn nàn rằng ông đang chịu đựng nhiều chứng bệnh như suy nhược thần kinh, co cứng cơ dạ dày, viêm ruột, ngộ độc thuốc và tim đập nhanh. Nhưng sự bất lực trong việc tìm cảm hứng sáng tác cộng với ảnh hưởng bệnh tật từ người mẹ là tác động lớn nhất.

Nhiều tai họa cũng liên tiếp ập đến với Akutagawa như người thân bệnh tật, anh vợ tự tử. Tuy thần kinh suy sụp nhưng nhà văn vẫn phải lo hậu sự và

gánh trách nhiệm chu cấp cho gia đình anh. Akutagawa luôn cảm thấy một bức màn đen tối bao phủ đời mình, vượt quá sức chịu đựng: “Đó là một kinh

nghiệm mà cả đời tôi chưa hề biết. Tôi hết sức cầm bút để viết tiếp nữa rồi.

Tôi không thể sống mà chịu đau khổ thế này mãi. Có ai đó chịu đợi tôi ngủ

mà bóp cổ giùm cho tôi chết đi không?” [58, tr.392]. Tất cả thúc đẩy nhà văn

đi đến một lựa chọn duy nhất: tự tử. Quyết định nghiệt ngã ấy tiếp nối “truyền thống” khá tàn nhẫn ở một đất nước dường như không có triết lí sống mà chỉ có triết lí chết. Bao con người ưu tú như Arishima Takeo, Mishima Yukio, Dazai Osamu, Kawabata Yasunari… cũng chung kết cục bi thảm ấy.

Vào đêm 23 tháng 7 năm 1927, Akutagawa uống một lượng lớn thuốc ngủ dù người thân canh phòng kĩ lưỡng. Cái chết của ông không gây bất ngờ với gia đình và bạn bè vì trong những lúc tâm sự với mọi người, nhà văn luôn đề cập đến ý định tự tử. Mặc dù vậy, trong giới văn học, Akutagawa ra đi để lại niềm tiếc thương vô hạn. Rất nhiều nhà văn sau này (tiêu biểu như Dazai Osamu) đã bị ám ảnh sâu sắc bởi cái chết của bậc tiền bối tài hoa.

1.2.2. Tầm vóc một nhà văn lớn

Ngay từ nhỏ, Akutagawa đã bộc lộ tư chất thông minh hơn người. Mới 7 tuổi cậu đã làm thơ haiku. Khi chưa đầy 9 tuổi, cậu đọc được tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng nhất lúc bấy giờ như Tokutomi Roka, Bakin... Cậu cùng bạn bè lập tạp chí văn chương ở trường khi mới 11 tuổi. Sở thích văn chương của cậu bé rất phong phú. Về sau, không chỉ các tác phẩm của những nhà văn hiện đại Nhật Bản cùng thời như Izumi Koyka, Natsume Soseki, Mori Ogai… mà ngay cả tác gia thời Edo, những truyện cổ Trung Quốc… Akutagawa đều say mê tìm đọc.

Năm 20 tuổi, Akutagawa học trường dự bị đại học. Chàng sinh viên ấy bắt đầu làm quen với các tác phẩm văn học nước ngoài của những tác giả tên tuổi như Anatole France, Baudelaire, Strindberg, Chekhov, Turgeniev,

Neitzsche, Tolstoi… Không ít người trong số họ có ảnh hưởng lớn đến đời văn của ông.

Akutagawa thể hiện năng lực vượt trội khi tốt nghiệp hạng hai trên tổng số mười bảy người và tiếp tục vào khoa Anh Đại học Hoàng gia Tokyo nuôi mộng trở thành nhà văn. Đây cũng là con đường của đa số nhà văn Nhật Bản hiện đại. Họ được đào tạo ở những trường đại học danh tiếng nhất nước, tiếp xúc khá sớm với những tác phẩm văn học phương Tây. Một số tác giả còn đi du học như Mori Ogai sang Đức, Natsume Soseki đến Anh… Vì thế, họ có vốn kiến thức phương Đông lẫn phương Tây sâu rộng.

Sau khi tốt nghiệp năm 1916, Akutagawa dạy ở Đại học Hàng hải trong thời gian 3 năm rồi về làm việc cho báo Osaka Maniti. Từ thời điểm này, Akutagawa thực sự dành trọn cuộc đời cho đam mê văn chương.

Thực ra, Akutagawa đã bước chân vào làng văn năm 20 tuổi với truyện ngắn đầu tay Nước dòng sông Cái. Sáng tác này bộc lộ tài năng đặc biệt, được xem là “ngưng đọng tất cả cái tinh anh và tươi tắn nhất của tâm hồn ông” [2, tr.19]. Tác phẩm thể hiện lối viết tài hoa uyên bác và đầy dự cảm của chàng thanh niên trẻ tuổi. Akutagawa đã miêu tả con sông Cái thân thương của quê nhà với những tình cảm tha thiết. Đó là con sông của hoài niệm, khơi gợi cảm hứng văn chương ở nhà văn trẻ tuổi. Những liên tưởng thú vị trong truyện này thể hiện sự am hiểu về văn hóa Nhật Bản và phương Tây của nhà văn trẻ tuổi. Sông Cái của Akutagawa dễ khiến người đọc liên tưởng đến sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường (Ai đã đặt tên cho dòng sông?) và sông Đà của Nguyễn Tuân (Người lái đò sông Đà). Ra đi từ những con sông quê hương, các nhà văn tài hoa tìm đến với dòng sông bao la hùng vĩ hơn- dòng sông văn học.

Đến hai tác phẩm tiếp theo, Cổng Rashomon (1915) và Cái mũi (1916), tên tuổi Akutagawa đã thực sự vang vọng trên văn đàn. Văn hào Natsume

Soseki đọc Cái mũi đã viết ngay một bức thư tán thưởng: “Truyện ông viết

thực hay. Điền đạm, không đùa cợt, cứ kể một cách tự nhiên mà làm người ta

thấy buồn cười một cách nhẹ nhàng. Hơn nữa chất liệu dùng trong truyện lại

rất mới mẻ. Văn từ gọn gàng, trình bày đầy đủ những điều cần thiết. Tôi phục

lắm. Cứ tiếp tục viết thêm độ hai ba mươi tác phẩm như vậy thì ông sẽ trở

thành một nhân tài hiếm có của văn đàn cho xem” [58, tr.390]. Lời khen của

cây bút tầm cỡ khiến Akutagawa phấn chấn và tự tin xác lập hướng đi riêng. Trong thời kì đầu (khoảng từ 1912-1918), Akutagawa lấy đề tài từ các truyện cổ như Konjaku Monogatari (Truyện giờ đã xưa), Uji Shuui Monogatari (Truyện do ông phán quan ở Uji chép nhặt lại). Đây là những tác

phẩm lưu truyền từ rất sớm trong văn học Nhật Bản.

Giai đoạn tiếp theo (khoảng từ 1918-1920), ngoài những đề tài nói trên, nhà văn mở rộng thêm phạm vi, không gian sáng tác của mình sang thời Edo, thời ngoại quốc đến truyền giáo…

Từ năm 1920, Akutagawa đột ngột chuyển hướng sáng tác. Ông bước vào lĩnh vực tiểu thuyết tự thuật. Giai đoạn đầu nhân vật chính là Yasukichi- chính là tác giả- xuất hiện ở ngôi thứ ba. Sau đó mới đến kiểu nhân vật xưng tôi.

Vậy khái niệm “bậc thầy truyện ngắn” được hiểu như thế nào?

Trong toàn bộ sự nghiệp văn học, Akutagawa để lại khoảng 140 truyện ngắn và một số sáng tác thuộc thể loại khác. Ngoài ra, ông còn là nhà biên tập, nhà phê bình và lí luận văn học tài năng. Tuy nhiên có thể nói truyện ngắn là thể loại thành công bậc nhất. Đặc biệt, những sáng tác trong thời kì đầu được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao.

Nếu như trong giai đoạn này, đề tài truyện ngắn của các nhà văn khác là bối cảnh xã hội đương thời, xung đột văn hóa Đông- Tây, tính nữ vĩnh cửu… thì Akutagawa tự khai mở một lối đi riêng. Ông sử dụng cốt truyện cổ để sáng

tạo. Do đó, cốt truyện có thể quen thuộc nhưng cách dẫn dắt và lí giải của tác giả soi sáng nội dung truyện ở khía cạnh khác. Đó là một kiểu tư duy, cảm nhận không theo lối mòn. Điều nhà văn quan tâm nhất là những xung đột nội tâm của con người- được xem như đối tượng nhận thức chính. Vì vậy, tuy đề tài cũ nhưng những truyện ngắn của Akutagawa vẫn luôn hiện đại và lôi cuốn.

Akutagawa còn thể hiện trình độ bậc thầy về kĩ thuật viết. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật cùng với lối dẫn truyện khéo léo của tác giả đã đưa người đọc vào hành trình khám phá tâm hồn con người- một lĩnh vực bí ẩn nhưng hấp dẫn. Tiếp nối kĩ thuật viết truyền thống song Akutagawa đã có một sự cách tân vượt bậc về nhiều phương diện. Akutagawa kế thừa lối quan sát, kể chuyện khách quan của tiền bối tài hoa Mori Ogai, ảnh hưởng thuyết vị kỉ của Natsume Soseki. Tuy nhiên với sự tiếp nhận đậm chất Akutagawa, truyện ngắn của nhà văn vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt.

Tác giả chú trọng đến ngoại hình lẫn đời sống nội tâm của nhân vật, từ đó phác họa nên những bức chân dung sống động. Các tình huống, chi tiết truyện được sắp xếp để nhân vật dần dần tự bộc lộ. Người đọc sẽ cảm thấy như được nhìn qua một ống kính vạn hoa những sắc thái tâm lí vô cùng phức tạp và thú vị của con người. Theo đó, mỗi hoàn cảnh, mỗi tình tiết đều phản ánh sâu sắc xung đột sâu xa bên trong tâm hồn con người, réo gọi họ đi đến những hành động, quyết định mà ngay cả bản thân cũng không thể lí giải nguyên nhân. Akutagawa cũng là một trong những nhà văn tiên phong khi áp dụng những kĩ thuật viết mới mẻ từ phương Tây như huyền ảo, mờ hóa, cách tân về mặt cấu trúc truyện, xóa nhòa lằn ranh các thể loại… Khó có thể tìm thấy ở một tác giả nào trong giai đoạn này lại có số lượng cũng như sự biến hóa của truyện ngắn đáng kinh ngạc như vậy.

Chính vì những lí do đó nên ông được công nhận là bậc thầy truyện ngắn.

Những giai đoạn sau, tuy chuyển hướng liên tục về đề tài nhưng đối tượng nhận thức chính trong sáng tác của tác giả không hề thay đổi. Chúng được quan sát dưới nhiều góc độ, khía cạnh hơn. Chính vì vậy, ông vẫn luôn là một ngòi bút được nhiều độc giả hâm mộ. Toàn tập tác phẩm của Akutagawa đã được xuất bản tới ba lần vào những năm 40, 50 bên cạnh nhiều công trình biên khảo và nghiên cứu về ông. Ngoài ra, truyện của ông còn được dịch ra các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italia…

Khi Akutagawa qua đời, người bạn của ông là Kikuchi Kan- biên tập viên một tờ báo lớn- đã lập ra giải thưởng văn học mang tên Akutagawa nhằm tôn vinh sự nghiệp của nhà văn. Đây là giải thưởng danh giá hàng năm ở Nhật Bản dùng để trao tặng cho những cây bút trẻ xuất sắc. Nhiều người đã trở thành nhà văn nổi tiếng của Nhật Bản như Abe Kobo, Tomoko Yoshida, Ryu Murakami, Yoko Ogawa, Hikaru Okuizumi… Gần đây nhất là Kashimada Maki (2012).

Khi nhắc đến văn học Nhật, độc giả phương Tây nhớ nhiều đến những cái tên như Kawabata Yasunnari, Mishima Yukio, Haruki Murakami… Tuy nhiên nhà văn Nhật Bản đầu tiên được nước ngoài biết đến cũng chính là Akutagawa Ryunosuke. Bởi vì hai tác phẩm Cổng RashomonBốn bề bờ bụi của ông được đạo diễn Akira Kurosava chuyển thể thành phim Rashomon

năm 1951. Bấy giờ, điện ảnh Nhật Bản không đủ khả năng cạnh tranh với bên ngoài. Tuy nhiên, bộ phim trên đã mang về giải thưởng Sư Tử Vàng danh giá tại Liên hoan Phim Venice. Lần đầu tiên điện ảnh Nhật Bản nói riêng và châu Á nói chung vinh dự nhận được giải thưởng này. Từ đó về sau, Akutagawa rất nổi tiếng. Tác phẩm của ông mang ánh sáng tân kì đến với độc giả khắp thế giới.

Như vậy, Akutagawa để lại di sản văn học đồ sộ. Cuộc đời ông là sự trăn trở và sáng tạo không ngừng. Khi biết tiểu thuyết không phải là sở trường,

ông kiên trì theo đuổi thể loại truyện ngắn. Trong quá trình sáng tác truyện, ông liên tục có sự chuyển hướng đề tài, phạm vi phản ánh chứ không chung thủy với một dạng đề tài hiện thực hoặc tự thuật như phần lớn tác giả đương thời. Con đường này lắm chông gai song thành công mà ông đạt được rất đáng kể. Lối viết của ông từ đó đến nay không ai bắt chước được. Toàn bộ cuộc đời, văn nghiệp của Akutagawa gợi cho người đọc nhiều suy nghĩ về số phận của một con người tuy bất hạnh nhưng vô cùng tài hoa, nỗ lực không ngừng để sáng tạo nghệ thuật.

1.3. Tuyển tập truyện ngắn Trinh tiết

Như đã nói ở phần Dẫn nhập, sáng tác của Akutagawa được dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ rất sớm. Tuyển tập truyện ngắn Trinh tiết được Nhà xuất

bản Văn học phát hành năm 2006. Đề tài luận văn chọn tuyển tập Trinh tiết để

khám phá thế giới nghệ thuật của Akutagawa ở thể loại truyện ngắn vì nhiều lí do.

Trước hết, tuyển tập này được dịch trực tiếp từ nguyên tác tiếng Nhật chứ không thông qua ngôn ngữ trung gian (những bản dịch trước đây đều được chuyển ngữ từ văn bản tiếng Anh, Pháp…), văn phong hoa mĩ của nhà văn do đó vẫn giữ lại được. Ví dụ truyện ngắn Bốn bề bờ bụi (Đinh Văn

Một phần của tài liệu tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn akutagawa ryunosuke (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)