Giọng điệu triết lí, u buồn

Một phần của tài liệu tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn akutagawa ryunosuke (Trang 115 - 129)

Trong số ba giọng điệu của truyện ngắn Akutagawa, triết lí u buồn là chủ đạo. Giọng điệu này nổi bật và xuyên suốt trong hầu hết các tác phẩm của nhà văn.

Triết lí được hiểu là những trải nghiệm của bản thân được đúc kết lại một cách cô đọng nhất. Đó là những quan niệm về các giá trị cuộc sống, về tính cách con người… Bằng trí tuệ sáng suốt và sự mẫn cảm thiên tài, Akutagawa cho độc giả thấy được những diễn biến nội tâm phức tạp của con người. Tất cả được thể hiện một giọng điệu đầy chất triết lí: luôn suy tư, lí giải, cắt nghĩa… những trạng thái tâm lí phức tạp bên trong con người. Giọng

điệu này có khi bao trùm lên toàn bộ tác phẩm, có khi bộc lộ trực tiếp qua lời của người kể chuyện- tác giả.

Tính triết lí thể hiện sự điềm tĩnh, khách quan, lạnh lùng của nhà văn trong cách nhìn nhận sự vật. Tốt hay xấu, thiện hay ác… không phải là kết quả mà là quá trình. Và nhà văn là người theo sát quá trình ấy để đánh giá, bộc lộ quan điểm của mình. Tính triết lí này thể hiện ở hầu hết các tác phẩm của nhà văn. Như trong Cánh đồng khô, Akutagawa khai thác sâu trạng thái tâm lí của mười vị đệ tử. Sự ích kỉ của mỗi người có một sắc thái khác nhau. Qua từng nhân vật, nhà văn thể hiện triết lí về thói ích kỉ nằm trong bản chất con người. Hoặc trong Cổng Rashomon là triết lí về xung đột Thiện- Ác trong đời. Con người trong sáng tác của ông hiện lên thật đáng thương, tự bản thân họ đã chứa nhiều mâu thuẫn, xung đột. Do đó, nỗi u buồn dai dẳng tràn ngập những trang văn của Akutgawa. Đó là nỗi buồn về sự bất lực của cá nhân, về sự bất toàn xã hội… Không ít lần, giọng điệu triết lí- u buồn đó được nhà văn thể hiện một cách công khai qua lời nhân vật hoặc lời của chính tác giả.

Bọn đạo tặc có rất nhiều phần thể hiện suy tư, chiêm nghiệm về sinh tử,

về lẽ vô thường của cuộc đời. Phần đầu truyện là những suy nghĩ của bà già Inokuma: “Mọi sự vật đều thay đổi nhưng nếu nhìn cách khác thì mọi vật vẫn như xưa… Theo nghĩa đó con người mọi thời đại đều lặp lại y chang chừng đó chuyện. Như vậy, nếu nghĩ cùng một lối, thì kinh đô hiện nay vẫn là kinh

đô thời xa xưa, và ngay mụ, vẫn là mụ của thuở nào” [2, tr.96]. Khi ông lão

Inokuma qua đời, những người xung quanh có cái nhìn bao dung hơn kẻ khi sống từng làm nhiều chuyện trái đạo này: “Sinh tử như phù vân. Mặt người

chết trông lành hơn mặt người sống” [2, tr.163]. Tiệc khiêu vũ là chiêm

nghiệm về sự ngắn ngủi của kiếp người. Viên sĩ quan người Pháp mời Akiko nhảy đã bâng khuâng: “Tôi đang nghĩ đến chuyện pháo bông. Pháo bông

của tên cướp về hành động giết người: “Thế nào cũng phải chiếm đoạt người

đàn bà thì phải giết người đàn ông đi thôi. Chỉ khác là tui giết người thì dùng đao kiếm, còn các người thay vì đao kiếm, lại dùng quyền lực, tiền bạc, hay có khi chỉ cần lời nói xảo quyệt là đủ để giết người ta rồi. Giết kiểu đó thì

máu chẳng đổ mà người đàn ông thấy như còn sống đàng hoàng” [2, tr.376].

Bên cạnh lời nhân vật, giọng điệu triết lí- u buồn thể hiện qua lời người kể- tác giả. Người đọc luôn hình dung bóng dáng tác giả đang trầm ngâm, suy tư phía sau những trang văn. Akutagawa nhiều lần cố gắng lí giải về góc khuất bí ẩn của tâm hồn: “Tâm hồn con người ta luôn có hai thứ tình cảm mâu thuẫn nhau. Dĩ nhiên không ai lại không cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác. Nhưng khi người đó thoát ra khỏi cảnh bất hạnh thì tự nhiên trong lòng lại cảm thấy có cái gì đó không muốn như thế. Nói cường điệu hơn là thậm chí còn muốn cho người đó lâm vào cảnh bất hạnh tương tự thêm một

lần nữa” (Cái mũi) [2, tr.45]. Trong khi đó Cháo khoai lại triết lí về ước mơ

của con người: “Con người ta có lúc hiến mất cuộc đời mình cho một ước mơ, lúc đạt được lúc không, mà nội dung của ước mơ đó chính mình không nắm

trọn. Ai mà cười cái điều ngu này là kẻ rốt cuộc chỉ đứng bên lề cuộc đời” [2,

tr.55]. Còn Cánh đồng khô là triết lí về thói ích kỉ, gây ấn tượng cho người đọc về “cánh đồng khô” trơ trọi không tình người: “Tất cả lũ đệ tử có ai khóc

thương cho thầy đâu, họ chỉ khóc cho họ từ đây không còn thầy bên cạnh nữa. Họ không than thở cho người lãnh đạo tinh thần kiệt sức chết giữa cánh đồng khô, họ chỉ thở than cho chính họ mất đi ông thầy giữa khi chiều xuống. Nhưng đem đạo đức ra phê phán bọn họ nào có thay đổi được gì! Bạc bẽo chẳng phải là bản chất con người đó sao?” [2, tr.243].

Cuộc sống biến chuyển không ngừng trong vòng quay bất tận. Khi nhìn lại thì tất cả đang trôi đi nhưng dường như mọi thứ lặp lại. Khi đối diện với vòng quay ấy, con người không khỏi cảm thấy mệt mỏi. Trong Chiếc xe

goòng, cảm xúc của nhân vật chính để lại nhiều suy tư trong lòng người đọc:

“Năm hai mươi sáu tuổi, Ryohei cùng vợ con lên Tokyo ở… Ryohei mệt mỏi, rã rời, trước mặt hắn bây giờ thì ra, cũng giống như cái thuở ngày xưa ấy, vẫn con đường mòn hẹp với những lùm cây, những con dốc tranh sáng tranh

tối cứ đứt đoạn, rồi lại cứ tiếp nối nhau chạy hoài” [2, tr.386].

Tóm lại, truyện ngắn của Akutagawa thể hiện ba giọng điệu cơ bản gồm châm biếm- hài hước, ám ảnh- hoài niệm và triết lí u buồn. Ba giọng điệu này hòa quyện vào nhau trong đó triết lí u buồn là giọng điệu chính. Giọng điệu này tạo nên chất lí trí rất độc đáo, khác biệt của Akutagawa đặt trong nền văn học Nhật Bản đậm chất nữ tính.

Tiểu kết chương 3

Sáng tác của Akutagawa là những cách tân nghệ thuật độc đáo. Ở mảng truyện ngắn vay mượn đề tài cổ tích, nhà văn tạo nên trong truyện của mình một phong vị cổ tích rõ nét qua việc sử dụng các cốt truyện, motif truyện cổ… Tuy nhiên màu sắc hiện đại vẫn thể hiện rõ ở cách cấu trúc truyện, cách xây dựng nhân vật… Đặc biệt, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật là thành công lớn nhất của Akutagawa so với các tác giả sáng tác truyện ngắn cùng thời.

Bên cạnh đó, việc thể nghiệm những dạng kết cấu và kĩ thuật viết hiện đại thể hiện những cách tân vượt bậc về mặt nghệ thuật trong truyện ngắn của ông. Đặc biệt, những kĩ thuật huyền ảo, mờ hóa đưa truyện ngắn của Akutagawa lên đỉnh cao giữa bối cảnh văn học Nhật Bản đang chuyển mình trước luồng gió mới từ phương Tây.

Ngoài ra, sự cách tân còn được thể hiện ở giọng điệu. Nhà văn đan cài nhiều giọng điệu trong tác phẩm của mình: hài hước- châm biếm, ám ảnh- hoài niệm, triết lí- u buồn thể hiện phong cách đầy tính sáng tạo, luôn tạo ra sự phong phú, mới mẻ trong tác phẩm. Vì thế, giọng điệu là một đặc trưng

nghệ thuật quan trọng của truyện ngắn Akutagawa.

Tuy nhiên, phương thức sáng tác của Akutagawa vẫn có những hạn chế riêng. Việc tích lũy nhiều tư liệu cũng như yêu thích những hiệu quả khác thường đôi khi khiến cho tác phẩm của ông sa vào chủ nghĩa duy cảm, thiếu thuyết phục và có không ít chi tiết gượng ép.

Ngoài ra, tư liệu truyện cổ cũng được Akutagawa sử dụng có giới hạn. Trong giai đoạn sáng tác cuối đời, nhà văn buộc phải lấy những dữ kiện bình thường nhất từ cuộc sống cá nhân. Mặc dù vậy, sở trường phân tích tâm lí nhân vật, kĩ thuật viết của ông tiếp tục được đánh giá cao. Những tác phẩm tự thuật thời kì này vẫn thể hiện tài năng văn học lạ thường của Akutagawa. Tuy nhiên những sáng tác xuất sắc, độc đáo như thời kì đầu đã vắng bóng. Thiếu nguồn tưởng tượng khiến nhà văn tuyệt vọng.Việc nhìn nhận những hạn chế này giúp cho chúng ta có sự khách quan, toàn diện hơn trong việc đánh giá về văn sự nghiệp của Akutagawa.

KẾT LUẬN

Văn học Nhật Bản hiện đại là sự chuyển tiếp không liên tục từ văn học truyền thống do có sự thâm nhập của văn hóa phương Tây. Các nhà văn thời mở cửa chủ trương trở về với những vấn đề hiện thực đời sống nhưng lại sáng tác theo mô hình văn học phương Tây. Sự xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng, nhiều tác gia văn học đã tạo nên diện mạo văn học hiện đại Nhật Bản đa dạng và phức tạp. Trong đội ngũ nhà văn tên tuổi, Akutagawa Ryunosuke tạo cho mình một vị thế riêng. Truyện ngắn của ông cho đến nay vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và sự hâm mộ của độc giả. Với đề tài:

Tuyển tập “Trinh tiết” và đặc trưng truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke, luận

văn rút ra 4 kết luận sau:

1. Trong bối cảnh văn học Nhật Bản đầu thế kỉ XX, Akutagawa là một tiếng nói độc đáo, khác biệt. Bởi vì ông đã tập trung khám phá thể loại truyện ngắn- vốn bị xem nhẹ từ trong văn học truyền thống. Việc lựa chọn lối đi riêng này thể hiện sự dũng cảm của một nhà văn chân chính. Số lượng tác phẩm đồ sộ cùng sự cách tân nghệ thuật khiến cho tên tuổi của ông gắn liền với thể loại truyện ngắn của văn học hiện đại Nhật Bản. Cùng với hai tiểu thuyết gia Mori Ogai và Natsume Soseki, sự có mặt của Akutagawa ở thể loại truyện ngắn góp phần làm cho diện mạo văn học Nhật Bản hiện đại hoàn chỉnh hơn. Văn học Nhật Bản hiện đại đã xem Mori Ogai, Natsume Soseki và Akutagawa Ryunosuke là ba trụ cột chính. Với thể loại truyện ngắn Akutagawa là một “bậc thầy”.

2. Những thành công của Akutagawa là kết quả sự kế thừa truyền thống kết hợp cá tính sáng tạo ở các phương diện đề tài, cốt truyện, motif truyện cổ… hình thành dạng truyện “giả cổ tích” độc đáo. Nhà văn chú trọng miêu tả ngoại hình, tâm lí nhân vật để tạo nên những kiểu chân dung nhân vật. Nhân vật được đặt vào những hoàn cảnh khác thường để khai thác diễn biến tâm lí.

Akutagawa thay đổi các kết cấu truyện cổ để tạo nên những kiểu kết cấu lạ. Ông chịu ảnh hưởng từ các nhà văn đàn anh như Mori Ogai với lối miêu tả khách quan, Soseki với chủ đề vị kỉ trong sáng tác nhưng lại luôn tạo nên những sự biến hóa đáng kinh ngạc như lối miêu tả khách quan với sự di chuyển điểm nhìn hay chủ đề vị kỉ được khai thác ở nhiều phương diện như sự ích kỉ của cá nhân, tha nhân…

3. Trong tiến trình hiện đại hóa văn học Nhật Bản, đóng góp của Akutagawa là rất lớn. Ông đã đưa thể loại truyện ngắn lên vị trí xứng tầm. Từ chỗ bị xem nhẹ, truyện ngắn đã góp mặt cùng tiểu thuyết tạo nên sự đa dạng của văn học Nhật Bản hiện đại. Akutagawa đã mang đến cho truyện ngắn nghệ thuật khai thác tâm lí con người- vốn là sở trường của tiểu thuyết. Ông là người tiên phong tiếp nhận và áp dụng thành công các kĩ thuật viết hiện đại của phương Tây như mờ hóa, huyền ảo. Những sáng tạo này của Akutagawa nói riêng và các nhà văn Nhật Bản nói chung đã làm cho văn học Nhật Bản từng bước hiện đại hóa. Tuy vẫn còn những điểm hạn chế, song tài năng của Akutagawa là không thể phủ nhận. Những nhà văn có vai trò khai đường mở lối như Akutgawa Ryunosuke, Mori Ogai, Natsume Soseki… thật sự là những tác gia lớn, những cột mốc của tiến trình văn học Nhật Bản.

4. Thông qua việc tiếp cận, nghiên cứu tuyển tập Trinh tiết và một số truyện ngắn khác của nhà văn, luận văn rút ra những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Akutagawa như sau:

Truyện ngắn của Akutagawa luôn thể hiện nỗi buồn sâu đậm về “sự thất bại của lí trí” con người thể hiện ở nhiều mặt. Nỗi buồn toát lên từ tác phẩm gắn với sự hoài nghi, trăn trở về ý nghĩa của nhân sinh và ám ảnh liên quan đến cái chết thể hiện qua một giọng văn lí trí, sắc sảo. Nghệ thuật phân tích nhân vật là ưu thế nổi bật của các truyện ngắn. Mỗi truyện là một phương diện tâm lí. Thế giới truyện ngắn Akutagawa là một công trình nghiên cứu có

giá trị về tâm lí con người. Do đó, khả năng khái quát của các truyện là rất lớn.

Các truyện ngắn của Akutagawa mang phong vị của truyện cổ tích, qua việc sử dụng các cốt truyện, nhân vật, tình tiết, motif, yếu tố kì ảo… Do đó, truyện ngắn của ông lung linh sắc màu cổ tích, gợi cho người đọc nhiều liên tưởng với những khám phá thú vị. Akutagawa kết hợp nhuần nhuyễn ba giọng điệu hài hước- châm biếm, ám ảnh- hoài niệm, triết lí- u buồn. Riêng giọng điệu chủ đạo- triết lí u buồn- được xem là đặc trưng của ông. Giọng điệu này vừa là sự kết tinh từ tài năng văn học vừa lắng đọng từ cuộc đời nhiều bất hạnh của Akutagawa.

Hướng nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai đề tài ở các vấn đề trong truyện ngắn Akutagawa Ryunosuke như triết lí thiện- ác trong các truyện “giả cổ tích”, chủ nghĩa hiện sinh hoặc phong cách truyện ngắn Akutagawa… Triển vọng từ các hướng nghiên cứu này sẽ khẳng định vị thế nhà văn trên văn đàn Nhật Bản.

Akutagawa được ví như ánh sao băng vụt qua bầu trời văn học Nhật Bản hiện đại và để lại hào quang. Nhưng có lẽ pháo hoa, một hình ảnh nhà văn rất thích và thường đưa vào truyện ngắn của mình, phù hợp hơn khi nhắc đến Akutagawa. Sự nghiệp mười lăm năm sáng tác của Akutagawa là những cụm pháo hoa lấp lánh, nở trong muôn màu để lại cho hậu thế một ấn tượng tuyệt đẹp trước khi vụt tắt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Akutagawa (1989), Trong rừng trúc, Phong Vũ dịch, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn, Hà Nội.

2. Akutagawa (2006), Trinh tiết, Đinh Văn Phước dịch, Nxb Văn học,

Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1998), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới- Những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây,

Hà Nội.

5. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phran-đơ Káp-ka, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Lê Huy Bắc (2008), “Cốt truyện trong tự sự”, Tạp chí nghiên cứu văn học

(7), Viện Văn học Viện KHXH & XHNV, Hà Nội.

7. Lê Huy Bắc (2008), Từ điển văn học trong nhà trường (văn học nước

ngoài), Nxb Giáo dục, Đà Nẵng.

8. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại- Lí thuyết và tiếp nhận, Nxb ĐHSP, Hà Nội.

9. Đoàn Nhật Chấn (1996), Truyện cổ nước Nhật và bản sắc dân tộc Nhật Bản, Nxb Văn học, TP.HCM.

10. Nhật Chiêu (1994), Basho và thơ haiku, Nxb Văn học, Hà Nội.

11. Nhật Chiêu (1995), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

12. Nhật Chiêu (1996), Tuyển tập truyện ngắn hiện đại Nhật Bản, Nxb Trẻ, TP. HCM.

13. Nhật Chiêu (2009), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb

14. Nguyễn Đình Chú (2009), “Từ công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam nghĩ thêm đôi điều về sự tương đồng và tương dị giữa Việt Nam và Nhật Bản chung quanh vấn đề hiện đại hoá văn học”, Hội thảo quá trình hiện đại hóa văn học.

15. Nguyễn Văn Dân (2003), Lí luận văn học so sánh, Nxb ĐHQG Hà Nội. 16. Dương Ngọc Dũng (2008), Chuyên luận Nhật Bản học, Nxb Tổng Hợp,

TP.HCM.

17. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện

đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

18. Edwin O. Reischauer (1994), Nhật Bản quá khứ và hiện tại, Nxb KHXH,

Một phần của tài liệu tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn akutagawa ryunosuke (Trang 115 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)