Giọng điệu hài hước, châm biếm

Một phần của tài liệu tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn akutagawa ryunosuke (Trang 107 - 112)

Trong những truyện ngắn đầu tay của Akutagawa, người đọc vẫn thấy lấp lánh nụ cười tươi vui. Yếu tố hài hước thể hiện sự thông minh dí dỏm của

ông.

Khi miêu tả sư Thiền Trí (Cái mũi) loay hoay làm cho mũi ngắn, tác giả khiến người đọc cảm thấy buồn cười một cách nhẹ nhàng: Sư tìm nhiều cách khác làm mũi ngắn hơn thực tế như chống tay vào má, tì ngón tay vào cằm khi soi gương để ngắm nghía. Thế nhưng chưa lần nào sư thỏa mãn. Những lúc đó, sư “cất gương vào hộp, lặng lẽ thở dài rồi miễn cưỡng trở lại bàn

tụng kinh Quan Âm” [2, tr.41]. Sư còn tìm kiếm trong sách vở xưa cổ nhưng

cũng chẳng có hi vọng gì. Thậm chí, “Khi nghe chuyện Lưu Huyền Đức của

nhà Thục có tai dài, sư thầm nghĩ phải chi đó không phải là tai mà là mũi thì

đỡ khổ cho mình biết bao nhiêu” [2, tr.41]. Người đọc cảm thấy buồn cười về

sự lo lắng thái quá cũng như những cố gắng tội nghiệp của sư Thiền Trí.

Giọng điệu hài hước đó thường được nhà văn sử dụng khi miêu tả một nét tính cách hoặc hành động của nhân vật. Mục đích của nhà văn là nhằm làm cho bức tranh ấy trở nên chân thực, sống động hơn. Với Chiếc mùi soa, cách miêu tả của tác giả tạo cảm giác thú vị về giáo sư Hasegawa: “Chiếc đèn

lồng Gifu treo lửng trên sàn hiên vẫn chưa ai thắp. Và trên chiếc ghế mây, giáo sư Hasegawa Kinzo nhà ta vẫn đang xem dở cuốn Luận về kịch nghệ của Strindberg. Người viết chỉ cần tả như vậy thiết tưởng cũng đủ giúp độc giả hình dung một cách dễ dàng đó là một buổi xế chiều đầu hạ ngày còn dài lê thê. Tuy nhiên khi nói thế, tác giả không có ý bảo giáo sư chán ngán gì đâu. Nếu có vị nào giải thích kiểu đó là cố ý đem ý nghĩa của câu văn của tác giả

bóp méo để mỉa mai đấy” [2, tr.77]. Có thể nói, lối kể có xen vào giọng điệu

hài hước của người kể tạo cảm giác thú vị, khiến người đọc luôn hình dung đôi mắt thông minh của ông đang chăm chú quan sát thái độ, nắm bắt rất rõ diễn biến tâm lí độc giả.

Trong truyện Tu tiên, cách ăn mặc thái quá của Gonsuke khi đi học phép tiên gây ấn tượng với người đọc: “Gonsuke cũng khôn, nghĩ được hôm nay là

ngày ra mắt nên gã đóng cả bộ áo khoác có in hoa văn dòng họ của gã. Nhưng rốt cuộc trông gã cũng không khác gì hơn một tên nhà quê quèn. Ăn mặc trịnh trọng như thế chỉ làm ông thầy thuốc cứ nhìn chòng chọc vào mặt gã, như ngắm nghía một con hươu xạ từ bên xứ Thiên Trúc mới đem sang”

[2, tr.412]. Người đọc cảm thấy buồn cười một cách bất ngờ trước lối ví von của nhà văn. Bức chân dung nhân vật Gonsuke hiện lên vừa đáng thương vừa hài hước.

Tuy nhiên trong tác phẩm văn chương, sự hài hước sẽ thiếu chiều sâu nếu không gắn liền với sự châm biếm. Bởi vì tác phẩm văn chương không phải để mua vui, giải trí một cách tầm thường. Trong truyện ngắn Địa ngục trước mắt, nhà văn thể hiện sự châm biếm đối với nhân vật Đức Ông từ tính

hạnh bất ổn: “kẻ bảo giống Tần Thủy Hoàng, người so với Tùy Dạng Đế” [2, tr.183] (những vị vua độc ác, hiếu sắc của phong kiến Trung Quốc) đến hành động tàn ác như để bò kéo xe húc phải cụ già nhưng cụ phải lạy tạ ngài như vừa nhận được một vinh dự lớn hoặc đem cậu tiểu đồng hậu cận sủng ái nhất làm chân cầu sống để tế thần…

Tuy người kể tỏ ra “bênh vực” Đức Ông khi phủ nhận “hạng bàn tán kiểu đó thì như ngạn ngữ nói, khác chi lũ mù xem voi. Đức Ông không bao giờ chuộng lộng lẫy hào nhoáng cho riêng mình mà lúc nào cũng chỉ nghĩ

đến kẻ dưới, nói cách khác, có cái lượng cả chỉ lo cho trăm họ yên vui” [2,

tr.183]. Tuy nhiên sự châm biếm đã thể hiện rất rõ ràng. Không thể có sự bất tương xứng thái quá giữa hành động và phẩm chất như vậy.

Bên cạnh đó, chi tiết bị làm mờ đi trong truyện là mối quan hệ giữa con gái họa sĩ và Đức Ông. Giọng điệu người kể tỏ ra khách quan nhưng thái độ rào trước đón sau: “Phải nhớ cho là con gái Yoshihide có lọt vào mắt Đức Ông là nhờ cái đức hiếu hạnh tỏ ra khi che chở thương yêu con khỉ làm ngài cảm động chứ không phải ngài đắm đuối sắc đẹp như thiên hạ cứ hiểu lầm…

Đức Ông thèm gì tơ tưởng tới con gái anh thợ vẽ cho dù nàng ta có sắc nước

hương trời đến đâu chăng nữa” [2, tr.188].

Bên cạnh nhân vật, nhà văn còn mở rộng sự châm biếm sang những đối tượng khác. Khi miêu tả nhân vật Ngũ vị trong Cháo khoai, Akutagawa đã thể hiện sự giễu cợt của mình đối với trường phái văn học đương thời: “Đúng ra

không có quyền viết Mỗ không khống nhưng khổ nỗi, sách cổ chỉ để lại chừng đó chi tiết… Hoặc giả một gã đàn ông quá tầm thường như Mỗ không đáng cho người ta phải nhớ tên. Văn nhân thời xưa vốn chẳng thiết tha gì với đám phàm phu tục tử và mấy chuyện vặt vãnh xoay quanh bọn chúng. Về điểm này các nhà viết sách thời xưa khác xa các ông văn sĩ trường phái tả chân Nhật

Bản bây giờ. Các cụ ta xưa đâu phải là dân rảnh rỗi…” [2, tr.49].

Tuy nhiên, tác phẩm thể hiện rõ nhất ngòi bút châm biếm của Akutagawa chính là Đất nước của các thủy dân (Kappa). Thông qua tác phẩm này, nhà văn hướng sự đả kích vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội tư sản Nhật Bản. Tác phẩm này được xem như Gulliver phiêu lưu ký (Jonathan

Swift), Erehwon (Samuel Butler) hay Đảo chim cánh cụt (Anatole France). Tạp chí Times còn bình luận đây là: “Gulliver trong bộ kimono” [1, tr.13].

Tác phẩm là câu chuyện kể của nhân vật chính- bệnh nhân mang số hiệu 23- đang được chữa trị trong nhà thương điên. Mùa hè ba năm về trước, khi du lịch ở suối nước nóng, anh ta vô tình bắt gặp một con kappa (Đây là một loài thủy quái trong tưởng tượng của dân gian). Sau khi truy đuổi nó, anh ta du nhập vào thế giới của sinh vật này. Anh khám phá ra một cuộc sống khác biệt với thế giới của con người, hay nói cách khác, đó chính là mặt trái của xã hội Nhật đương thời. Thông qua việc miêu tả chi tiết xã hội của loài thủy quái về nhiều mặt như chính trị, xã hội, kinh tế, pháp luật, nghệ thuật, gia đình… nhà văn hướng sự đả kích đến hiện trạng xã hội Nhật.

23 đã gặp rất nhiều nhân vật tiêu biểu trong xã hội như bác sĩ Tsacc, thi sĩ Tốcc, nhà soạn nhạc Krabắc, anh sinh viên Rapp, giám đốc hãng thủy tinh Ghê-rơ, triết gia Maggơ, anh đánh cá Baggơ… Qua cuộc trò chuyện với các nhân vật này, tác giả đã khéo léo thể hiện những tư tưởng mang tính phê phán xã hội Nhật Bản đang trên đà tiến lên chủ nghĩa phát xít.

Một mặt thế giới kappa vận hành dựa trên những nền tảng tiến bộ riêng như hôn nhân tự do, tự quyết định số phận. Loài người nói đến hạn chế sinh đẻ nhưng loài Kappa cho rằng “chỉ quan tâm đến cha mẹ thì chẳng phải là nực cười đó sao? Chẳng phải chuyện đó bộc lộ tính cá nhân và vị kỉ đó sao?”

[1, tr.164]. Một đứa trẻ được hỏi ý kiến trước khi chào đời- nếu muốn nó sẽ không được sinh ra. Hôn nhân là để bảo vệ nòi giống, chống lại những đặc tính di truyền xấu xa, con cái có quyền săn đuổi con đực…

Mặt khác, những gì diễn ra trong thế giới kappa là sự cường điệu, tô đậm những hiện trạng trong xã hội Nhật nhằm mục đích phê phán. Về nghệ thuật, cảnh sát cấm đoán, kiểm duyệt mọi hoạt động âm nhạc. Giữa buổi biểu diễn của họa sĩ Krabắc, viên cảnh sát quát ầm như sấm: “Ta cấm cho hòa nhạc!”

[1, tr.173]. Về khoa học, sách được xuất bản ra hàng loạt bằng công nghệ đơn giản: chỉ cần đưa giấy, mực và chất bột màu xám (óc lừa ba yên một tấn) vào máy là hàng loạt những cuốn sách ra đời. Chính vì máy móc có thể làm được tất cả nên những công nhân kappa trở nên thừa thãi. Tất cả họ bị mang đi giết để lấy thịt làm món ăn! Về pháp luật thì tội lỗi một người không cần xét xử

“chỉ đơn giản tuyên bố trước kẻ phạm tội tên gọi của tội ác” [1, tr.195]. Ở

góc độ gia đình thì “cha mẹ, con cái, chồng vợ, anh chị em- tất cả chỉ nhìn

thấy một niềm vui độc nhất là hành hạ nhau thật ác liệt” [1, tr.167]. Về tôn

giáo, loài thủy quái đề ra “Đạo sống” và thờ các “vị thánh” như Tolstoi, Strindberg, Nietzsche… Tuy nhiên tất cả những vị thánh này đều là những người không muốn sống. Họ có tư tưởng bi quan hoặc tự tử vào cuối đời!

Như vậy, việc xây dựng một thế giới loài Kappa có sự đảo lộn mọi hệ giá trị tạo nên bức tranh châm biếm sắc nét. Tác giả từng bước lột trần tính chất phi lí, trái tự nhiên của cơ cấu và nếp sống trong xã hội Nhật Bản đương thời. Do đó, Đất nước của các thủy dân xứng đáng là một trong những tác phẩm châm biếm đặc sắc nhất của Akutagawa.

Một phần của tài liệu tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn akutagawa ryunosuke (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)