Giọng điệu hoài niệm, ám ảnh

Một phần của tài liệu tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn akutagawa ryunosuke (Trang 112 - 115)

Bên cạnh châm biếm và hài hước, giọng điệu hoài niệm, ám ảnh cũng được thể hiện nhiều trong các truyện ngắn của Akutagawa. Giọng điệu hoài niệm dễ nhận thấy trong những sáng tác về kỉ niệm tuổi thơ, đặc biệt là những hồi ức liên quan đến gia đình của Akutagawa. Đó là những sáng tác gồm

Nước dòng sông Cái, Sổ điểm danh những người đã khuất, Đứa con rơi

Trong số đó, Nước dòng sông Cái là sáng tác đầu tay thể hiện tâm hồn nhạy cảm và tinh tế của Akutagawa.

Con sông Cái gắn liền với những ngày tháng tuổi thơ hoa mộng. Sông không còn là sự vật vô tri mà đã biến thành thực thể có linh hồn. Trong tâm tình của cậu bé, con sông thật sự gắn bó, sẻ chia nhiều điều và khiến cậu có cảm giác vô cùng thân thiết. Tình cảm đó được bộc lộ một cách cụ thể, trực tiếp: “Cớ sao tôi yêu con sông Cái này đến thế!… cứ mỗi lần nhìn dòng nước

là trong lòng tôi không khỏi dậy lên một nỗi trống vắng và một nguồn an ủi

đến ứa nước mắt” [2, tr.20]. Trải nghiệm của cậu bé bên con sông thân

thương thật khác biệt: “Tôi thấy mình như hoàn toàn tách khỏi thế giới đang

sống, tâm hồn bay vút vào cõi trời đất đầy nhớ nhung, luyến tiếc” [2, tr.21].

Nhà văn trầm tư và chậm rãi khi kể về những kỉ niệm gắn với con sông Cái như những lần đến lớp học bơi, những đêm tựa mạn thuyền thả lưới đêm… Hình tượng con sông Cái hiện ra rất sống động với màu sắc, đường nét cụ thể... Đặc biệt con sông gợi cho tác giả nhiều suy tư về con người và cuộc đời. Con sông đã nuôi dưỡng tình cảm cũng như mĩ cảm tinh tế của nhà văn: “Nhờ

có dòng sông, tôi mới biết yêu Tokyo và nhờ có Tokyo, tôi mới biết yêu đời”

[2, tr.27].

Những hoài niệm về tuổi thơ bên gia đình thể hiện rất rõ nét trong tác phẩm Sổ điểm danh những người đã khuất. Trong tác phẩm này, nhà văn lần lượt viết về những kỉ niệm có liên quan đến những người thân trong gia đình: mẹ, cha, chị gái. Cách kể của tác giả chậm rãi và tỏ ra thản nhiên để che giấu tình cảm thực: “Mẹ tôi là một người điên. Tôi chưa lần nào cảm thấy tình

cảm mẹ con ruột thịt ở mẹ tôi” [2, tr.453]. Tuy thiếu thốn tình cảm của mẹ,

nhưng khi bà qua đời, kí ức của cậu bé cũng tràn ngập đau khổ: “Nhất là khi

ai đó ở phía sau nói “lâm chung, lâm chung” là lúc tôi càng cảm thấy lòng

mình tràn đầy đau thương” [2, tr.453].

Những sáng tác về sau của nhà văn như Thầy Mori, Đứa con rơi… được

viết dưới dạng tự thuật qua lời kể của nhân vật tôi. Trong Thầy Mori giọng điệu miêu tả người thầy toát lên sự thương hại: “ánh mắt áy náy cứ đi đi lại lại không ngừng trong đôi mắt trong vắt như mắt gia súc của thầy” [2,

tr.250]. Những trò cười cợt đó khiến cho tôi về sau thấy hối hận vô cùng:

“Những tiếng cười như thế này của bọn tôi làm cho thầy Mori hiền lương khổ sở biết bao… Giờ đây, ngay chính tôi, khi nhớ tới những tiếng cười bạc bẽo

này, tự dưng tôi cũng muốn bịt tai tôi lại” [2, tr.252]. Và nhân vật tôi không

giấu nỗi những cảm xúc đang dâng lên trong lòng: “…tôi đã lấp mặt vào áo

khoác và đi ra ngoài với mối cảm động không biết nên khóc hay nên cười” [2,

tr.266]. Kết thúc truyện, âm thanh giảng bài của người thầy giáo tận tụy với nghề vẫn văng vẳng bên tai, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân vật.

Giọng điệu trong Đứa con rơi đầy hoài niệm. Qua lời kể chậm rãi, từ tốn của nhân vật, người đọc xúc động và đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Người mẹ đã chăm sóc tận tình đứa trẻ không phải con ruột của mình suốt 20 năm trời khiến người con không khỏi xúc động: “Không biết mẹ tôi

đã suy nghĩ như thế nào mà đặt ra chuyện bỏ con để nuôi dưỡng tôi, một đứa

bé không phải ruột thịt của bà” [2, tr.354]. Vô tình biết sự thật, người con

vẫn giấu kín bí mật đó. Tình cảm của anh đối với bà vẫn không thay đổi: “Tôi

yêu thương mẹ tôi nhiều hơn trước. Từ khi biết được bí mật đó, là đứa con

rơi, tôi đã nghĩ bà cao cả hơn những người mẹ bình thường khác” [2, tr.355].

Nếu đối chiếu với cuộc đời nhà văn, những khao khát về tình thương người mẹ vẫn luôn thường trực. Đứa con rơi phản ánh những ao ước thầm kín nhưng mãnh liệt của Akutagawa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh giọng hoài niệm, giọng điệu ám ảnh cũng thể hiện nhiều trong tác phẩm của Akutagawa. Nỗi ám ảnh thường trực chính là bệnh tật và cái chết. Trong Mộng mị, nhân vật tôi- tác giả- luôn có ám ảnh bệnh tật. Có lẽ đây là căn bệnh thần kinh di truyền từ người mẹ. Nhân vật sợ hãi vì luôn có những giây phút sống ngoài ý thức: “(…) tôi nhớ lại kí ức của mười hai, mười ba năm về trước (…) tôi ngồi ngoài hiên, đốt mấy cây nhang pháo bông (…). Trong đầu tôi chỉ nghĩ là tôi đang ngồi ngoài hiên nhưng khi mơ hồ lấy lại được ý thức thì mới biết tôi đang ngồi ở ngoài cánh đồng trồng hành... Đốt

hết cây hành này đến cây hành khác…” [2, tr.470].

Nhưng ám ảnh về cái chết trong truyện ngắn của Akutagawa là nhiều nhất. Ngay từ những sáng tác đầu tay của nhà văn, nỗi ám ảnh này đã xuất hiện. Trong Nước dòng sông Cái, khó có thể ngờ rằng nhà văn- khi ấy còn là đứa trẻ- lại có những hình dung về cái chết cụ thể, sống động đến thế: “Nhớ

nhất là lúc tựa mạn thuyền thả lưới đêm, trôi theo dòng, ngắm mặt nước đen không mảy may tiếng động, để khi nghe tiếng thở phập phồng của Thần Chết đang lềnh bềnh giữa khoảng đêm khuya và mặt nước, mới cảm thấy một nỗi

buồn bơ vơ xâm chiếm tâm hồn” [2, tr.21]. Về sau, ám ảnh cái chết càng lúc

càng dày đặc, nhất là trong các sáng tác cuối đời như Sổ điểm danh những

Trong Mộng mị, nhân vật họa sĩ tự nhủ với mình: “Vẽ xong bức tranh

này thì chết cũng được” [2, tr.464]. Ảo ảnh cuộc đời là những linh cảm của

một người đang tiến gần cái chết. Nhân vật tôi cùng những người bạn đi ngắm ảo ảnh Shinkiro (hiện tượng khúc xạ ánh sáng trên mặt biển). Trong chuyến đi, tôi liên tục có “cảm giác rờn rợn”. Một đôi trai gái vừa đi ngang qua bỗng hiện lên trước mặt. Thì ra là hai người khác ăn mặc giống hệt. Một người trong đoàn nhặt được miếng gỗ đính vào xác chết thủy táng của một người rất trẻ. Tuổi đời của người chết chỉ khoảng hai mươi... Cứ mỗi lần như vậy, tôi

lại “thấy rờn rợn vì bên ngoài ý thức của mình có đủ các sự vật” [2, tr.480]. Mùa hè cuối cùng năm 1927- năm sáng tác Ảo ảnh cuộc đời- Akutagawa tham dự một buổi quay phim tại Tabata quê ông, miền bắc Tokyo. Trong phim có cảnh ông ngừng chơi đùa với các con để châm một điếu thuốc. Dưới chiếc mũ rộng vành che nắng, ông bập bập điếu thuốc và nhìn chòng chọc vào ống kính máy quay. Một nửa bị khuất trong bóng tối và khói thuốc- đó là khuôn mặt của sự thất bại, khuôn mặt của cái chết.

Do đó, ám ảnh về cái chết không còn là nỗi sợ mơ hồ mà cuối cùng đã biến thành sự thật trong cuộc đời Akutagawa.

Một phần của tài liệu tuyển tập trinh tiết và đặc trưng truyện ngắn akutagawa ryunosuke (Trang 112 - 115)