Nhận diện, đánh giá về văn hoá doanh nghiệp của Viettel hiện nay

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp của Viettel trong giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế (Trang 55 - 85)

3.2.1. Các sản phẩm hữu hình của văn hoá Viettel.

Kiến trúc, cách bài trí, công nghệ, sản phẩm:

Trụ sở đầu tiên của Tập đoàn ở số 1 Giang Văn Minh, quận Ba Đình, Hà Nội, liền kề với trụ sở của Bộ Tư lệnh Thông tin- Liên lạc, một binh chủng thuộc Bộ Quốc phòng. Với ý thức thực tế, tiết kiệm, lãnh đạo Viettel không cố gắng xây dựng trụ sở hay các khu làm việc hoành tráng mà cố gắng phát triển tập trung vào năng lực và ngành nghề cốt lõi của mình, không sa vào phong trào đầu tư bất động sản như nhiều tập đoàn, DNNN lớn khác. Đến năm 2013, khi quy mô Tập đoàn mở rộng, nhân sự tăng nhanh, Viettel đã chuyển trụ sở về địa chỉ mới tại số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội với quy mô bề thế hơn tương xứng

với tầm vóc và sự phát triển của Tập đoàn. Tuy nhiên tại các địa phương, Viettel vẫn dùng giải pháp thuê hoặc mua các trụ sở đã có sẵn để tiết kiệm thời gian, nguồn lực và chi phí. Có thể nói, chính sách nhất quán trong xây dựng VHDN của Viettel là ưu tiên đầu tư, coi trọng phần hồn, các giá trị phi vật thể trước các giá trị vật thể như trụ sở, khu làm việc riêng thật hoành tráng…nên không sa vào phong trào trọng hình thức, lãng phí. Văn phòng của Viettel cũng không phải là nơi trưng bày thành tích, mà nơi đó là những tấm bảng về mục tiêu và công việc còn dang dở, như lời nhắc nhở lãnh đạo và nhân viên Tập đoàn về con đường gian nan phía trước. Tại trụ sở Viện nghiên cứu và Phát triển Viettel có đặt hai bức tượng khá đặc biệt. Bức tượng bên trái là chân dung một nhà hiền triết đeo kính trắng, tay cầm sách. Bức tượng bên phải là hình ảnh người công nhân tay cầm búa và thước. Hình ảnh mang tính biểu tượng này được Viện trưởng, Đại tá Nguyễn Đình Chiến giải thích: "Hai bức tượng là biểu trưng cho chiến lược phát triển của đơn vị; thể hiện quyết tâm thực hiện phương châm “gắn nghiên cứu với ứng dụng” của Viettel. Đây cũng là mệnh lệnh không lời nhắc nhở cán bộ lãnh đạo, quản lý đơn vị luôn quyết tâm học tập, rèn luyện để có kiến thức của nhà khoa học, đồng thời có trình độ thao tác thủ công, kỹ năng thực hành của người lao động. Đây chính là cách đơn vị cụ thể hóa chủ trương xây dựng đội ngũ cán bộ “3 trong 1” của Viettel. Tức là, cán bộ phải vừa là người lãnh đạo, vừa là quản lý điều hành, vừa là chuyên gia."

Hình 3.2: Mặt tiền của Viện nghiên cứu và Phát triển Viettel

Trong tầng thứ nhất – bề nổi của cấu trúc VHDN thì sản phẩm có giá trị nhất của Viettel không phải là kiến trúc trụ sở làm việc mà là bộ nhận diện thương hiệu của nó, thuộc về sản phẩm hữu hình nhưng không phải là vật thể. Một loại sản phẩm hữu hình khác là một hệ thống hạ tầng phục vụ cho hoạt động kinh doanh và nhiệm vụ an ninh quốc phòng với các trạm BTS phủ sóng rộng khắp tại toàn bộ các thành phố, thị xã, thị trấn và tới cả các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện cách làm lắp đặt trước, vận hành và khai thác sau, Viettel đã chủ động tạo ra nhu cầu và khách hàng mới cho mình với một hệ thống hạ tầng viễn thông rộng khắp với mức giá cạnh tranh. Đến nay, cánh sóng Viettel đã phủ đến hầu khắp các đồn biên phòng, xa đến 100km ven toàn bộ bờ biển nước ta, giúp cung cấp thông tin kịp thời, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân.

Slogan, logo

"Hãy nói theo cách của bạn" – "Say it your way": Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình. Đặc biệt hơn, "đối với chính nội bộ của Viettel, slogan này cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe đến các nhu cầu, ý kiến, ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân và cho phép họ được thể hiện theo cách riêng của mình".

Hình 3.3: Logo của Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel)

Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng phù hợp với tầm nhìn thương hiệu và slogan mà Viettel đã lựa chọn. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của các khách hàng cũng như nhân viên mình.

Logo Viettel mang hình elipse được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ tạo thành biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông). Khối chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau thể hiện sự gắn bó, đoàn kết của các thành viên trong Tập đoàn

Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa) và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giữa trời đất và con người tạo nên sự hài hòa "Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa". Nhìn tổng thể, logo Viettel có sự cân bằng âm dương theo triết học phương Đông thể hiện sự bền vững.

Những câu chuyện và những giai thoại về tổ chức

Những câu chuyện tiêu biểu có thực về cuộc sống, công việc của người Viettel được lưu truyền, đúc rút thành những bài học giá trị về tinh thần, cách làm của người Viettel, về truyền thống xây dựng và phát triển của Tập đoàn. Ví dụ như câu chuyện về đồng chí Đỗ Thanh Hải – Giám đốc chi nhánh Hà Nội 1, tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh – Đại học Thương mại, khi giữ vị trí Trưởng phòng kinh doanh Tổng công ty thì không phát huy được vai trò, kết quả, hiệu quả công việc thấp. Sau đó, đồng chí Hải được phân công nhiệm vụ Phó giám đốc Công

ty điện thoại đường dài nhưng vẫn không bộ lộ được điểm mạnh. Ban Tổng giám đốc tiếp tục mạnh dạn đưa đồng chí Hải ra "tuyến đầu" làm Giám đốc chi nhánh tỉnh, lần lượt ở các tỉnh kinh doanh khó như Thái Nguyên, TP.Hồ Chí Minh thì đồng chí Hải đã đạt những kết quả xuất sắc, từ những tỉnh có kết quả kinh doanh kém đã vươn lên vị trí cao và có những cách làm trở thành chính sách chung cho Tổng công ty. Có thể thấy, con người có 90% tri thức đang ngủ, điều quan trọng là phải đặt họ vào đúng vị trí để họ được khơi dậy tri thức ấy. Ở Viettel có rất nhiều trường hợp như anh Hải, nếu không mạnh dạn luân chuyển thì sẽ không đánh giá được đúng năng lực của mỗi người. Ngược lại, có nhiều trường hợp đã từng trưởng thành ở các công ty khác và được đánh giá rất cao, nhưng khi làm việc ở Viettel một thời gian, không phù hợp với cách điều hành, văn hóa Viettel cũng ra khỏi Tập đoàn. Hầu hết những người ra đi từ Viettel đều không phải vì kém mà vì không thích nghi và phù hợp với văn hóa Viettel.

Ở Viettel còn rất nhiều giai thoại thiết thực và ý nghĩa như vậy được truyền bá, là những bài học kinh nghiệm, những tấm gương lao động ... trong hoạt động thường ngày của người Viettel

Các hoạt động từ thiện

Hàng năm, Viettel đều tổ chức những chương trình từ thiện ý nghĩa dành cho các đối tượng học sinh, sinh viên, những địa phương, gia đình có hoàn cảnh khó khăn... nhằm gắn trách nhiệm xã hội với hoạt động kinh doanh. Với quan điểm "gieo hạt, không săn bắn", Viettel đã chi hàng ngàn tỷ đồng cho các hoạt động xã hội như chương trình Kết nối mạng giáo dục mang internet cho trường học; hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30A của Chính phủ; các chương trình chăm sóc y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; học bổng cho sinh viên; chương trình Trái tim cho em; chương trình "Bò giống giúp người nghèo biên giới"... Các chương trình đều thể hiện tính hiệu quả và được sự ủng hộ của toàn xã hội.

Các ấn phẩm điển hình

Viettel có hai ấn phẩm điển hình là trang web: http://www.viettel.com.vn/ và nội san Người Viettel. Nội dung của hai ấn phẩm này được đầu tư kỹ lưỡng về hình

thức và nội dung luôn được cập nhật. Các độc giả trong và ngoài Tập đoàn có thể tìm hiểu các thông tin về hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển, các hoạt động xã hội... cũng như nền tảng tư tưởng của VHDN Viettel. Và qua các ấn phẩm này, những giá trị tinh thần độc đáo, tạo nên sức mạnh của Viettel được lan toả tới mọi thành viên của Tập đoàn.

3.2.2. Những giá trị được tuyên bố của Viettel 3.2.2.1. Triết lý kinh doanh

"Viettel coi mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.

Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel." (35)

Triết lý kinh doanh của Viettel thể hiện sự cân bằng giữa sự tăng trưởng của doanh nghiệp, sự phát triển của xã hội và tình cảm giữa những người đồng nghiệp. Nó tạo thành sự nhất quán trong mọi quyết định của Tập đoàn. Khi Viettel ngày càng lớn mạnh, không ngừng mở rộng quy mô, lĩnh vực kinh doanh thì triết lý kinh doanh chính là kim chỉ nam trong quản trị chiến lược. Tại mỗi quốc gia lại có một nền văn hoá, tập tục kinh doanh khác nhau buộc Viettel phải thích nghi: có nơi chấp nhận bán hàng trực tiếp, có nơi phải bán ở siêu thị lớn, đến nhà gõ cửa không cho vào; có nơi rất thích khuyến mại, có nơi lại không thích; có nước phân biệt người giàu, người nghèo rất rõ ràng, bắt buộc phải có gói riêng cho từng đối tượng... Tuy nhiên, marketing, đóng gói sản phẩm, bán hàng phải địa phương hoá nhưng triết lý kinh doanh thì không bao giờ thay đổi.

"Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel.

Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt.

Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất." (34)

3.2.2.3. Quy tắc ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp

Viettel đã xây dựng một bộ quy tắc ứng xử (30) quy định cụ thể những tình huống và cách xử lý đồng thời cung cấp những địa chỉ để mọi nhân viên có thể góp ý cùng hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử này. Đây có thể coi là nền tảng cho việc đạt được cấp độ thứ 3 theo cách phân chia mức độ văn hóa doanh nghiệp của Edgar H.Schein, tạo nên nền tảng giá trị, lối suy nghĩ và cách hành động chung của tổ chức. Bộ quy tắc ứng xử bao gồm:

+ Người Viettel ứng xử tại nơi làm việc + Ứng xử của người Viettel trong công việc + Ứng xử giữa người Viettel và người Viettel + Ứng xử của lãnh đạo Viettel

+ Ứng xử giữa người Viettel và khách hàng + Ứng xử giữa người Viettel và đối tác 3.2.2.4. Binh pháp Viettel

Binh pháp Viettel (26) như một cuốn cẩm nang với những nội dung cụ thể, thực tế trong xử lý công việc hàng ngày để người Viettel thống nhất trong suy nghĩ và hành động; thể hiện rõ sự độc đáo, sáng tạo trong VHDN của Viettel:

- Phương châm hành động: Thông minh hoá, đơn giản hoá, tối ưu hoá, cá thể hoá, khác biệt hoá, đa dạng hoá, xã hội hoá, quốc tế hoá

- Bài học Viettel: Bài học về đồng thuận, đoàn kết, nhất trí; Bài học về vai trò người đứng đầu; Bài học về sâu sát, gần gũi cơ sở; Bài học về tự lực, tự cường; Bài học về làm cái khó mà mọi người không làm; Bài học về sự ổn định trong thay đổi và thích ứng nhanh; Bài học về mạnh dạn giao quyền; Bài học về tinh thần chấp

nhận gian khổ, quyết tâm vượt khó khăn; Bài học về điều hành triệt để, nhanh theo phong cách quân đội; Bài học về tầm nhìn dài hạn, tư duy đột phá, chợp cơ hội và năng động, sáng tạo trong cách làm.

- Các quy trình: Quy trình giải quyết vấn đề; Quy trình xây dựng chiến lược; Quy trình sáng tạo; Quy trình hiểu vấn đề đến gốc; Quy trình Outsourcing; Quy trình làm, nói và viết.

- Những bài học về kinh nghiệm dùng người, kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm trong định hướng chiến lược, kinh nghiệm trong làm việc, kinh nghiệm xây dựng tổ chức.

3.2.2.5. Các giá trị cốt lõi của văn hóa Viettel (36).

Giá trị cốt lõi 1: Thực tiễn kiểm nghiệm chân lý

Nhận thức:

- Lý thuyết màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi. Lý luận để tổng kết thực tiễn rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai. Lý luận và dự đoán là cần có để dẫn dắt. Nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó đúng hay sai.

- Chân lý được nhận thức và tiếp cận thông qua thực tiễn hoạt động. Hành động:

- Phương châm hành động là "Dò đá qua sông" và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

- Đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn.

Giá trị này nhắc nhở người Viettel nhận thức và hành động một cách cân bằng giữa lý thuyết và thực tế, áp dụng lý thuyết vào thực tế đồng thời đúc kết thực tế thành chân lý, tránh chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều. Muốn thực hiện mục tiêu thì phải hành động, có thể hành động ấy không đem lại kết quả ngay nhưng vừa làm vừa điều chỉnh là cách làm cốt lõi của Viettel. Luôn đánh giá con người bằng kết quả công việc và cho họ cơ hội để thể hiện mình vì thực tiễn mới trả lời: họ có phù hợp với công việc, vị trí và văn hóa hay không.

Khi khai trương dịch vụ tại Peru, một thị trường có GDP bình quân đầu người cao gấp 3 lần Việt Nam và hơn hẳn các nước đã đầu tư khác, Viettel triển khai chiến dịch bán hàng lan toả. Tại các thị trường khác như Việt Nam, Campuchia, Lào... Viettel thường mang sim đi tặng, phát miễn phí cho các nhóm khách hàng như quan chức chính phủ, học sinh, sinh viên, bộ đội, công an... Các chương trình này đều thành công và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ xã hội. Nhưng ở Peru chuyện lại hoàn toàn khác. Thời gian đầu thực hiện, cả công ty và các chi nhánh hào hứng đi tặng, đi cho, đi phát nhưng... không ai lấy. Người dân không có thói quen nhận đồ cho không và coi đó là sự thiếu tôn trọng đối với khách hàng. Khi Viettel chuyển sang bán sim thì họ lại đón nhận tích cực (1). Thực tiễn luôn giúp người Viettel kiểm nghiệm chân lý và ở những thị trường mới với những thử thách mới họ phải quên đi những kinh nghiệm thành công cũ.

Giá trị cốt lõi 2: Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.

Nhận thức:

- Thách thức là chất kích thích. Khó khăn là lò luyện. "Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống".

- Người Viettel không sợ mắc sai lầm mà chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa. Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công. Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo.

Hành động:

- Là những người dám thất bại, Viettel động viên những ai thất bại và tìm

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp của Viettel trong giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế (Trang 55 - 85)