CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HOÁDOANH NGHIỆP CỦA VIETTEL 3.1 Tổng quan về Viettel và quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp của Viettel trong giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế (Trang 49 - 55)

3.1. Tổng quan về Viettel và quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp

3.1.1. Giới thiệu tổng quan về quá trình xây dựng và phát triển của Viettel.

Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 là những năm đầu đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới theo tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tình hình kinh tế xã hội của đất nước có nhiều biến chuyển, yêu cầu nhiệm vụ quân đội có sự điều chỉnh nhiệm vụ, trong đó bên cạnh nhiệm vụ công ích và phục vụ an ninh - quốc phòng, các đơn vị quân đội còn đồng thời thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế và tham gia kinh doanh một số mặt hàng chọn lọc.

Để hoàn thành tốt những nhiệm vụ của thời kỳ mới, ngày 1 tháng 6 năm 1989 đồng chí Võ Văn Kiệt – Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 58/HĐBT thành lập Tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin (SIGELCO) trực thuộc Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc - Bộ Quốc phòng. Tổng công ty được hình thành trên cơ sở sát nhập 3 doanh nghiệp: Công ty điện tử viễn thông quân đội, Công ty điện tử và thiết bị thông tin 1 và Công ty điện tử và thiết bị thông tin 2. Đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của Tập đoàn viễn thông quân đội lớn mạnh ngày nay và ngày 01 tháng 6 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của Tập đoàn.

Từ năm 1990 đến năm 1994: xây dựng tuyến vi ba số AWA Ba Vì – Vinh cho Tổng cục Bưu điện. Xây dựng tuyến vi ba băng rộng lớn nhất (140 Mbps), xây dựng tháp ăng ten cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ (125m)

Ngày 14/7/1995, trước yêu cầu phát triển của chiến lược viễn thông quốc gia, Bộ Quốc phòng được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 615/QĐ – QP đổi tên Công ty Điện tử thiết bị thông tin thành Công ty Điện tử - viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETEL (thời kỳ này cụm chữ chỉ có 01 chữ T). Công ty là doanh nghiệp duy nhất được cấp giấy phép kinh doanh đầy đủ các dịch vụ viễn thông ở Việt Nam.

Năm 1999, hoàn thành đường trục cáp quang 2.000 km Bắc – Nam với dung lượng 2.5Mbps có công nghệ cao nhất Việt Nam với việc áp dụng thành công sáng kiến thu – phát trên một sợi quang. Thành lập Trung tâm bưu chính Viettel.

Năm 2000: Viettel chính thức tham gia thị trường Viễn thông, phá thế độc quyền của VNPT, là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam cung cấp dịch vụ thoại sử dụng công nghệ IP (VoIP) trên toàn quốc. Lắp đặt thành công cột phát sóng của Đài Truyền hình Quốc gia Lào cao 140m và một số cột ăng ten cho LaoTelecom, đánh dấu khả năng sản xuất kinh doanh vươn ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Năm 2001 : Cung cấp dịch vụ VoIP quốc tế. Năm 2002 : Cung cấp dịch vụ truy cập Internet

Tháng 1 năm 2003, khởi công xây dựng tuyến cáp quang Quân sự Bắc Nam 1B

Ngày 28/10/2003, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 262/2003/QĐ-BQP vớinội dung "Đổi tên Công ty Điện tử viễn thông Quân đội thành Công ty Viễn thông Quân đội", tên giao dịch là VIETTEL. Từ đây, Viettel đã trở thành thương hiệu của Tập đoàn và từng bước để lại dấu ấn đậm nét và có những phát triển vượt bậc trong ngành Bưu chính - Viễn thông cũng như sư phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, từ ngày 01 tháng 07 năm 2004, Công ty Viễn thông quân đội chuyển đơn vị quản lý từ Bộ tư lệnh Thông tin về trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Bước vào thời kỳ mới, với sự phát triển và cạnh tranh của thị trường dịch vụ viễn thông, Viettel đã có những bước tiến vượt bậc:

Tháng 3 năm 2003, cung cấp dịch vụ điện thoại cố định (PSTN) đường dài tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Tháng 4 năm 2003, bắt đầu lắp đặt mạng lưới điện thoại di động.

Ngày 15 tháng 10 năm 2004 : cung cấp dịch vụ điện thoại di động cổng cáp quang quốc tế. Đây cũng là năm đánh dấu một sự kiện trọng đại, lần đầu tiên một doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đầu tư và bỏ công sức làm thương hiệu có hệ thống và chuyên nghiệp.

Năm 2005, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng Công ty Viễn thông Quân đội và ngày 06/4/2005 Bộ Quốc phòng có Quyết định số 45/2005/BQP về việc thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch

quốc tế là VIETTEL CORPORATION, viết tắt là VIETTEL. Đây là mốc son khẳng định bước phát triển mới của Tập đoàn cả về quy mô, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông (từ Công ty phát triển thành Tổng công ty). Từ đây, Viettel bắt đầu mở rộng lĩnh vực hoạt động và thị trường viễn thông ra thị trường nước ngoài.

Năm 2006 : Đầu tư ở Lào và Campuchia

Năm 2007, hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động - internet

Năm 2007, thành lập Công ty Công nghệ Viettel (nay là Viện nghiên cứu và phát triển Viettel). Đây là lực lượng chủ lực trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thiết bị phục vụ dân sự và quân sự, là một trong những trụ chiến lược quan trọng trong chiến lược phát triển chung của Viettel cho đến ngày nay.

Năm 2008, Viettel nằm trong top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, số 1 tại Campuchia về hạ tầng viễn thông. Viettel lọt vào top 100 thương hiệu uy tín nhất thế giới (Intangible Business and Informa Telecoms 2008)

Năm 2009: Viettel trở thành Tập đoàn kinh tế, có mạng 3G lớn nhất Việt Nam và là mạng duy nhất trên thế giới ngay khi khai trương đã phủ được 86% dân số. Viettel nhận giải thưởng: Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất của năm (Frost & Sullivan Asiaa Pacific ICT Award 2009); Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2009)

Trước sự phát triển mạnh mẽ của Tổng công ty, ngày 14/12/2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định số 2079/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội, tên giao dịch quốc tế là VIETTEL GROUP, viết tắt là VIETTEL. Ngày 12/01/2010, Tập đoàn Viễn thông Quân đội chính thức ra mắt. Đây là tập đoàn kinh tế đầu tiên của Việt nam không có Hội đồng quản trị, Đảng uỷ Tập đoàn thực hiện vai trò, chức năng của Hội đồng quản trị ở các tập đoàn kinh tế khác.

Năm 2010: Viettel đầu tư vào Haiti và Mozambique. Lúc này, Viettel đã là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông số 1 tại Campuchia về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng. Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng Nhà

cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường mới nổi (Frost & Sullivan Asia Pacific ICT Award 2010)

Năm 2011: Số 1 tại Lào về cả doanh thu, thuê bao và hạ tầng. Thương hiệu Metfone của Viettel tại Campuchia nhận giải thưởng Nhà cung cấp tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2011)

Năm 2011: Viettel vận hành chính thức dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

Năm 2012, thương hiệu Unitel của Viettel tại Lào nhận giải thưởng Nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại thị trường đang phát triển (The World Communications Awards 2012). Thương hiệu Movitel của Viettel tại Mozambique nhận giải thưởng Doanh nghiệp có giải pháp tốt nhất giúp cải thiện viễn thông ở vùng nông thôn Châu Phi. Doanh thu năm 2012 của Tập đoàn ước đạt 140 nghìn tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp Công nghệ thông tin - viễn thông có doanh thu lớn nhất Việt nam. Lợi nhuận trước thuế của Viettel đạt 24,5 nghìn tỷ đồng - gấp 4 lần lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có doanh thu liền kề là VNPT.

Năm 2013, doanh thu đầu tư nước ngoài của Viettel cán mốc 1 tỷ USD. Đồng thời, Viettel nhận danh hiệu Doanh nghiệp đóng thuế thu nhập nhiều nhất Việt Nam do Vietnam Report và Tổng cục Thuế trao tặng.

Năm 2014, Viettel đạt danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đến thời điểm hiện tại, Viettel là Tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Từ doanh nghiệp không có hạ tầng, Viettel đã sở hữu một hạ tầng lớn nhất Việt Nam với 174.000 km cáp quang (mật độ trung bình 1.933 km/triệu dân, gấp 2 lần mức trung bình thế giới); 58.500 trạm phát sóng BTS (trung bình 6.500 trạm/triệu dân - gấp 6,5 lần mức trung bình thế giới).

Theo dõi biểu đồ Tăng trưởng doanh thu của Viettel giai đoạn 2000 – 2012 dưới đây, chúng ta có thể thấy mức doanh thu của Tập đoàn có những bước tăng trưởng nhảy vọt kể từ khi Viettel bắt đầu tham gia thị trường viễn thông tại nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngoài vào năm 2006. Những con số này chứng minh tính hiệu quả trong chiến lược phát triển, mở rộng thị trường của Viettel.

Hình 3.1: Tăng trƣởng doanh thu của Viettel giai đoạn 2000 – 2012

Nguồn: http://www.viettel.com.vn/3-30-1-2187-Doanh-thu-Viettel-giai-doan-2000- 2012.html

3.1.2. Quá trình xây dựng, áp dụng văn hoá doanh nghiệp của Viettel.

Viettel là một trong những doanh nghiệp sớm dành sự quan tâm và đầu tư một cách nghiêm túc vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Từ khi bắt tay vào xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, lãnh đạo Tập đoàn và các thành viên đã có chung ý nghĩ: "phải thuê một công ty nước ngoài có nhiều kinh nghiệm để tư vấn". Viettel đã chọn JW Thomson – một công ty quảng cáo lớn nhất thế giới tại Việt Nam để giúp mình "đi tìm một triết lý sống" cho doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp của Viettel bắt đầu từ mục đích xây dựng thương hiệu, tuy nhiên ngay từ buổi đầu xây dựng tầm nhìn của thương hiệu, Viettel đã "có khát vọng đưa văn hóa của công ty vào tầm nhìn của thương hiệu", trong đó sự kết hợp văn hóa Đông – Tây được coi là một yếu tố then chốt. Câu slogan "Hãy nói theo cách của bạn" – "Say it your way" và logo "dấu ngoặc kép" ra đời cũng dựa trên tinh thần văn hóa Đông – Tây kết hợp ấy với rất nhiều thông điệp ý nghĩa. Nó đã thể hiện được những gì mà Viettel hướng tới, đó là đáp ứng được những nhu cầu riêng biệt của từng

khách hàng, thể hiện sự quan tâm lắng nghe của Viettel đối với những nhu cầu đó và đối với những người Viettel câu slogan cũng thể hiện sự quan tâm, lắng nghe những ý tưởng của từng cá nhân để họ tự tin thể hiện khả năng của mình. Logo "dấu ngoặc kép" là hình ảnh của sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (văn hóa phương Tây) và cũng là biểu tượng của âm dương hòa quyện (văn hóa phương Đông); ba màu trên logo là xanh, vàng, trắng cũng có ý nghĩa đại diện cho thiên, địa, nhân với ước vọng "thiên thời, địa lợi, nhân hòa".

Văn hóa doanh nghiệp Viettel được xây dựng và truyền bá tới mọi thành viên để mỗi cá nhân đều có thể được gọi bằng một cái tên chung là "người Viettel", để họ có chung suy nghĩ, hành động và làm việc hết mình vì mục tiêu xây dựng Viettel thành "ngôi nhà chung" để yêu thương, gắn bó với nhau và với doanh nghiệp của mình. Bộ giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp Viettel thể hiện bản sắc riêng, tạo nên sự độc đáo, khác biệt của Viettel giữa các doanh nghiệp Việt Nam và hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới. Nó được tổng hợp thành 8 giá trị cốt lõi:

- Thực tiễn kiểm nghiệm chân lý

- Trưởng thành qua những thách thức và thất bại - Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh - Sáng tạo là sức sống - Tư duy hệ thống - Kết hợp Đông Tây - Truyền thống và cách làm người lính - Ngôi nhà chung

Và sở dĩ các giá trị cốt lõi này không được đánh số thứ tự vì nó được sắp xếp ngẫu nhiên, Viettel không coi trọng giá trị nào hơn giá trị nào vì mỗi giá trị đều có sự bổ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên, giá trị "ngôi nhà chung" được coi là quan trọng nhất vì nó là đích đến cuối cùng mà các giá trị khác hướng tới, nó thể hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên với nhau cũng như với doanh nghiệp, nhân viên thấy yêu công ty và coi đó như ngôi nhà của mình để xây dựng, vun đắp cho ngôi nhà ấy ngày càng lớn mạnh. Đây được coi là một giải pháp khi mà Viettel ngày một phát

triển về qui mô và nguy cơ lai tạp "bộ gene" đang rất cận kề. Văn hóa Viettel có thể coi là "nếp nhà" trong mỗi gia đình, để mỗi thành viên dù có lớn lên, có trưởng thành ... thì vẫn có những nếp nghĩ, hành động giống nhau. Tổ chức ngày càng phát triển, có nhiều thành phần, nhiều bộ phận ở nhiều địa phương, kinh doanh nhiều lĩnh vực... sẽ có thể xuất hiện những cách nghĩ, cách làm khác nhau và dẫn tới việc thiếu đi sự gắn kết, thống nhất. Sự "trăm hoa đua nở" ấy sẽ làm mất đi sự khác biệt. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, văn hóa doanh nghiệp Viettel càng phải thể hiện sức mạnh định hướng, gắn kết để dù ở đâu, làm gì nhân viên của Tập đoàn vẫn có "chất" của người Viettel.

Để dễ dàng truyền bá và thực hiện, mỗi giá trị văn hóa Viettel đều được chia thành hai phần là nhận thức và hành động. Trong đó, phần nhận thức được coi là lý luận đã được đúc kết, không thay đổi; phần hành động cần được thay đổi liên tục bởi liên tục làm khác là một trong những yếu tố làm nên thành công của Viettel. Văn hóa Viettel khi ánh xạ và cụ thể hóa ở mỗi đơn vị đều có thể biến thành văn hóa Viettel riêng như văn hóa Viettel Hà Nội, văn hóa Metfone, văn hóa Unitel... bởi trong nó hàm chứa cả yếu tố tĩnh và động, thích ứng được với những sự thay đổi của môi trường kinh doanh và đặc biệt phù hợp trong bối cảnh Viettel ngày càng đẩy mạnh đầu tư ra các thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu Văn hoá doanh nghiệp của Viettel trong giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế (Trang 49 - 55)