Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên luận văn đã áp dụng quy trình nghiên cứu được hệ thống hóa trong hình 2.1.
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
Như sơ đồ trên, để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu dựa trên:
Phƣơng pháp định tính
Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp mô hình hóa từ việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp từ sách chuyên khảo, giáo trình, các bài báo chuyên ngành, các luận án luận văn, quy định quy trình nội bộ của công ty và từ internet
Phƣơng pháp định lƣợng
Mục tiêu của luận văn
Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu tài liệu thứ cấp (sách, tạp chí…)
Thiết kế bảng hỏi
Tổng quan nghiên cứu Khảo sát thực tế
Thu thập dữ liệu sơ cấp
Phân tích số liệu Kết quả và bình luận
Bảng hỏi được thiết kế và đưa vào khảo sát tại Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel (100 phiếu) nhằm xác định thực trạng văn hoá doanh nghiệp tại Tập đoàn. Đối tượng khảo sát là cán bộ, nhân viên đang làm việc tại các vị trí, bộ phận khác nhau tại Tập đoàn.
2.2.1. Xác định vấn đề, đối tượng và mục đích nghiên cứu.
Vấn đề được đề cập đến: Điều tra thăm dò ý kiến phản hồi của cán bộ, nhân viên trong Tập đoàn viễn thông quân đội về thực trạng văn hoá doanh nghiệp của Viettel trong giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế.
Đối tượng khảo sát: Xem xét thực trạng văn hoá doanh nghiệp của Viettel trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế.
Mục tiêu khảo sát :
- Xác định được thực trạng văn hoá doanh nghiệp Viettel qua cảm nhận và đánh giá của nhân viên về vai trò, tác dụng và giá trị của nó
- Xác định thái độ, ý kiến đóng góp của cán bộ, nhân viên để có thể duy trì và phát triển bản sắc văn hoá doanh nghiệp Viettel, nhất là đối với tại các thị trường ngoài nước.
2.2.2. Xác định số lượng mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được hiểu là là khi tiến hành nghiên cứu thống kê, chúng ta sẽ chọn một số đơn vị cụ thể trong tổng số các đơn vị trong tổ chức để nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ những đặc điểm và tính chất của số lượng mẫu, ta sẽ đưa ra được đặc điểm và tính chất của toàn tổ chức.
- Tổng thể quá trình nghiên cứu: Cán bộ, nhân viên tại trụ sở Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, các chi nhánh tại TP.Hà Nội hoạt động kinh doanh viễn thông.
- Phương pháp chọn mẫu: Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất.
- Kích thước mẫu: Số lượng mẫu phục vụ cho nghiên cứu này là 100 mẫu. Trong đó, bộ phận hành chính hội sở là 45 mẫu, bộ phận kỹ thuật là 30 mẫu và các chi nhánh ở Hà Nội là 25 mẫu. Do mục đích khảo sát có nội dung đánh giá sự phù
hợp của VHDN đối với hoạt động kinh doanh của Viettel tại thị trường nước ngoài vì vậy tác giả lựa chọn tỷ lệ mẫu nghiên cứu này để đảm bảo chất lượng trả lời của các Phiếu khảo sát. Tại các đơn vị này, số lượng cán bộ, nhân viên có thời gian làm việc tại các công ty, chi nhánh của Viettel tại nước ngoài khá lớn.
2.2.3. Xây dựng thang đo và thiết kế bảng hỏi 2.1.3.1 Xây dựng thang đo
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng thang đo 05 bậc/mức để đo lường đánh giá của cán bộ, nhân viên về văn hoá doanh nghiệpViettel :
2.1.3.2 Thiết kế bảng hỏi
Bảng hỏi là tập hợp các câu hỏi và câu trả lời của đáp viên được sắp xếp theo một trình tự logic và hợp lý. Các câu hỏi trong bảng hỏi được thiết kế phù hợp với mục đích của công trình nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế càng sát với mục đích nghiên cứu thì kết quả sẽ đem lại hiệu quả cao. Để thiết kế một bảng hỏi logic và hợp lý ta cần các bước sau:
- Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm.
Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đối tượng phỏng vấn từ đó xác định được các dữ liệu cần tìm tác động đến văn hoá doanh nghiệp của Viettel
- Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn.
Có rất nhiều cách phỏng vấn, tuy nhiên với mỗi đối tượng nhân viên mà chúng ta phải chọn cách phỏng vấn nào phù hợp, đem lại hiệu quả nhất. Có rất nhiều cách phỏng vấn như gọi điện thoại, gửi mail, phỏng vấn trực tiếp…Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.
- Bước 3: Phác thảo nội dung bảng hỏi
Phác thảo câu hỏi có nội dung phù hợp với mục đích nghiên cứu. Sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý.
- Bước 4: Chọn dạng câu hỏi
Trong quá trình điều tra, có rất nhiều loại câu hỏi. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu và phương pháp thống kê để có thể lựa chọn dạng câu hỏi logic nhất. Dạng câu hỏi được sử dụng trong Bảng hỏi là câu hỏi đóng
- Bước 5: Xác định từ ngữ cho thích hợp với nội dung bảng hỏi. - Bước 6: Xác định cấu trúc bảng hỏi
Bảng hỏi bao gồm các phần sau:
• Phần mở đầu: Nêu lên nội dung của cuộc điều tra.
• Câu hỏi định tính: Là câu hỏi xác định đối tượng được phỏng vấn
• Câu hỏi hâm nóng: Là câu hỏi có tác dụng để người được phỏng vấn hiểu được chủ đề của cuộc điều tra mà bảng hỏi hướng đến
• Câu hỏi đặc thù: Là câu hỏi có tác dụng nêu rõ nội dung cần nghiên cứu. • Câu hỏi phụ: Là câu hỏi có tác dụng thu thập thông tin về đặc điểm của người được phỏng vấn ( tuổi tác, nghề nghiệp, công việc…..).
- Bước 7: Thiết kế trình bày bảng hỏi
2.2.4. Thu thập dữ liệu 2.2.5. Phân tích số liệu
Bằng cách tổng hợp dữ liệu thu được thông qua bảng hỏi tác giả tiến hành phân tích dữ liệu dựa trên phần mềm Excel từ đó đưa ra các biểu đồ mô tả, các đánh giá nhận xét về thực trạng văn hoá doanh nghiệp của Viettel thông qua bảng hỏi. 2.2.6. Kết luận về kết quả nghiên cứu
Sau khi phân tích số liệu thu thập được của quá trình điều tra, tác giả sẽ nhận thấy các nhân tố nào có yếu tố quyết định tới vấn đền nghiên cứu. Từ kết quả đó, tác giả sẽ đưa ra được kết luận của vấn đề nghiên cứu và đưa ra giải pháp hợp lý nhất.