VIII. THEO DÕI ĐIỀU TRỊ
1.2 ĐIỀU TRỊ THEO KINH NGHIỆM
- Khi kết quả cấy dịch lọc không thấy vi trùng mọc và thường tiếp theo “Điều Trị Ban
5
- Nếu sau 3 ngày điều trị các triệu chứng cải thiện: bệnh nhân giảm đau bụng, hết sốt, dịch lọc trong hơn, xét nghiệm tế bào dịch lọc thấy giảm số lượng bạch cầu → tiếp tục kháng sinh như “Điều Trị Ban Đầu” cho đủ 2 tuần
- Nếu sau 3 ngày điều trị các triệu chứng không cải thiện: bệnh nhân còn đau bụng, còn sốt, dịch lọc còn mờ, xét nghiệm tế bào dịch lọc thấy số lượng bạch cầu còn cao → ngưng kháng sinh “Điều Trị Ban Đầu”, dùng kháng sinh bậc cao hơn + phối hợp thêm kháng sinh:
Cefepim hoặc Imipenem + Quinolone hoặc Amikacin
Cấy lại dịch lọc, dùng kỹ thuật cấy đặc biệt tìm các tác nhân gây bệnh không thường gặp (Mycoplasma, Mycobacteria, Legionella). Tìm nấm.
Tiếp tục theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân: nếu cải thiện → tiếp tục kháng sinh đủ 2 tuần.
- Nếu chưa cải thiện sau 3 ngày → phối hợp thêm Vancomycin.
Tiếp tục theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân: nếu cải thiện → tiếp tục kháng sinh đủ 2 tuần.
Nếu sau khi kết hợp Vancomycin vẫn không cải thiện → xem xét rút catheter. Tiếp tục kháng sinh đủ 2 tuần.
* Cân nhắc trước khi dùng kháng sinh nhóm Aminoglycoside nếu bệnh nhân còn nước tiểu.
* Nếu là VPM tái phát thì kháng sinh ban đầu là kháng sinh có hiệu quả ở lần điều trị trước.
* Nếu bệnh nhân có dấu hiệu choáng nhiễm trùng cần tích cực hồi sức, kết hợp kháng sinh ngâm ổ bụng và kháng sinh dùng đường toàn thân.