1-Nhiễm trùng tiểu trên
(1)Viêm đài bể thận cấp
-Biểu hiện nhiễm trùng toàn thân rõ: sốt cao, lạnh run, vẽ mặt nhiễm trùng. -Đau vùng hông lưng, góc sườn cột sống
-Nước tiểu đục, có thể có máu, tiểu máu thường giảm nhanh trong vòng vài ngày, nếu kéo dài có thể kèm theo sỏi, lao.
Khám: hố thắt lưng đầy, ấn đau góc sườn cột sống, thận to đau, rung thận dương tính.
Xét nghiệm cận lâm sàng:
+Công thức máu: Bạch cầu tăng cao, bạch cầu đa nhân chiếm ưu thế.
+Tổng phân tích nước tiểu: có nhiều hồng cầu, bạch cầu, đôi khi có trụ bạch cầu. +Cấy nước tiểu thường dương tính.
+Chức năng thận bình thường, trừ trường hợp có bế tắc đường tiểu. +Cấy máu dương tính nếu có biến chứng abcès thận, nhiễm trùng huyết.
(2)Viêm đài bể thận mãn
Thường do viêm đài bể thận cấp ở bệnh nhâncó bất thường đường tiểu không điều trị đúng cách, lao hệ niệu.
Giai đoạn đầu rất khó chẩn đoán. Bệnh nhân có tiền căn từng đợt nhiễm trùng tiểu. Giai đoạn trễ: biểu hiện triệu chứng của suy thận mãn.
Xét nghiệm lâm sàng:
+Tổng phân tích nước tiểu: tiểu đạm thường dưới 2g/L. Tiểu mủ chứng tỏ có nhiễm trùng đang diễn triến.
+Cấy nước tiểu thường âm tính trong giai đoạn cuối của bệnh.
+Chụp hệ niệu có cản quang tĩnh mạch(UIV)cho thấy vỏ thận mỏng, bờ không điều, các đài thận bị biến dạng, co kéo. Đây là xét nghiệm quan trọng để quyết định chẩn đoán.
[Type text] Page 4
2-Nhiễm trùng tiểu dưới (1)Viêm bàng quang cấp
Biểu hiện lâm sàng -Đau vùng hạ vị
-Rối loạn đi tiểu: tiểu khó, tiểu gắt buốt, tiểu lắc nhắc nhiều lần, có thể bí tiểu. -Nước tiểu đục, hôi, có thể có máu.
-Ít khi bệnh nhân có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân.
Khám
-Ấn đau vùng hạ vị, có thể có cầu bàng quang nếu bí tiểu.
(2)Viêm tiền liệt tuyến cấp
Thường gặp ở nam tuổi trung niên.
Biểu hiện:
-Tình trạng nhiễm trùng cấp: sốt cao, lạnh run. -Đau vùng lưng dưới, đáy chậu.
-Rối loạn đi tiểu: tiểu khó, đau, tiểu nhiều lần.
Khám trực tràng: tiền liệt tuyến sưng to, căng mềm, ấn rất đau. Có thể có nghiệm pháp xoa bóp tiền liệt tuyến giúp chẩn đoán.
(3)Viêm niệu đạo cấp
-Có hội chứng niệu đạo cấp. -Khám lổ tiểu đỏ.
-Nguyên nhân thường gặp nhất là Chlamydia Trichomatis. Ngoài ra có thể do Neisseria Gonorhoeae, Herpes Simplex virus type II, E. Coli.