0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Chạy nâng cao đùi tại chỗ, nghe hiệu lệnh

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ CHẤT NỘI KHÓA ĐỂ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NỮ SINH VIÊN CÓ THỂ LỰC YẾU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN (Trang 56 -59 )

- Nhịp độ phát triển các chỉ tiê u:

25 Chạy nâng cao đùi tại chỗ, nghe hiệu lệnh

chuyển sang chạy tăng tốc 30m PHVĐ 37.5 62.5

26 Tập luyện bóng đá PHVĐ 37.5 62.5

27 Tập luyện bóng chuyền PHVĐ 37.55 62.5

28 Tập luyện cầu lông PHVĐ 12.5 87.5

29 Tập luyện bóng rổ PHVĐ 12.55 87.5

3.2.2 Xác định và áp dụng các bài tập thể chất chính khóa phù hợp với sinh viên nữ có thể lực yếu trường Đại học Sài Gòn . viên nữ có thể lực yếu trường Đại học Sài Gòn .

Đề xác định các bài tập thể chất chính khóa phù hợp cho đối tượng sinh viên nữ có thể lực yếu của trường Đại học Sài Gòn , Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 16 chuyên gia , các giảng viên GDTC của trường . Nội dung phỏng vấn là sự đánh giá của các chuyên gia , các giảng viên về mức độ phù hợp của các bài tập thể chất chính khóa đối với nữ sinh viên có thể lực yếu trường Đại học Sài Gòn . Nhằm lựa chọn được hệ thống bài tập có đủ các yêu cầu cần thiết như : tính khách quan , tính thông báo , độ tin cậy .Mỗi bài tập có 3 mức độ lựa chọn ( phù hợp, không phù hợp , bình thường . Kết quả phỏng vấn các chuyên gia và các giảng viên được trình bày qua bảng 3.5. Làm cơ sở cho chúng tôi lựa chọn ra được 30 tập trên 62 bài đã xây dựng . Những bài tập này đều có độ tin cậy cao phù hợp với đối tượng và cơ sở vật chất của trường . Căn cứ vào hệ thống bài tập nội khóa đã được lựa chọn ở trên . Chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung giảng dạy dựa vào hệ thống một số bài tập thể chất để phát triển thể lực cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường Đại học Sài gòn qua các bước tiến hành như sau :

3.2.2.1 Xác định nội dung bài tập cho mỗi buổi tập

Trong 35 phút của mỗi buổi tập , tùy theo điều kiện cụ thể sẽ ưu tiên chọn các bài tập theo thứ tự sau :

1. Bài tập phát triển tố chất mềm dẻo .

2. Bài tập phát triển sức nhanh – khả năng phối hợp vận động . 3. Bài tập phát triển sức mạnh , sức mạnh tốc độ .

4. Bài tập phát triển sức bền tốc độ . 5. Bài tập phát triển sức bền chung .

Trong đó , bài tập phát triển tố chất mềm dẻo được đưa vào phần đầu của buổi tập , các bài tập phát triển các tố chất khác được thực hiện cuối mỗi buổi tập. Phần còn lại giữa buổi tập là nội dung các môn học GDTC chính khóa .

3.2.2.2 Xác định lượng vận động và phương pháp tập luyện cho mỗi buổi tập.

Sau khi đã xác định được nội dung của buổi tập , để xác định LVĐ chính xác cho từng buổi tập , đề tài đã dựa vào cơ sở sinh lý các tố chất thể lực , lí luận và phương pháp phát triển tố chất thể lực , cũng như dựa vào thực trạng trình độ thể lực chung và kế hoạch giảng dạy để xác định LVĐ và yêu cầu đối với từng bài tập để tăng ( hoặc giảm ) cường độ , tăng ( hoặc giảm ) khối lượng , hoặc cùng một lúc tăng ( hoặc giảm ) cả cường độ và khối lượng . Tuy nhiên , việc tăng giảm LVĐ phải trong giới hạn cho phép , phải theo nguyên tắc tăng dần ( hoặc giảm dần ). LVĐ tăng theo hình bậc thang với chu kỳ 4 tuần tăng 1 lần , kết hợp với nghỉ ngơi , thả lỏng tích cực giữa các buổi tập hoặc giữa các bài tập trong một buổi tập. - Sử dụng phương pháp tập luyện vòng tròn lặp lại như chạy bước nhỏ 20m - đi bộ thả lỏng – chạy nâng cao đùi phát triển sức mạnh chân – đi bộ thả lỏng 30 giây – chạy đạp sau kết hợp chạy tốc độ - đi bộ thả lỏng 30 giây – Chạy tốc độ 30m – thả lỏng tại chỗ – chạy chậm thả lỏng 400m – nghỉ tại chỗ - sau đó tập độ dẻo các cơ thông qua các động tác gập thân , gập bụng , uốn dẻo ……. Trong khi tập luyện có thể thay đổi , sắp xếp bài tập theo ý đồ của giảng viên , điều chỉnh LVĐ bằng cách tăng số bài tập từ ít đến nhiều , độ khó , tốc độ , biên độ , nhịp điệu v.v , thay đổi quảng nghỉ giữa các bài tập từ dài đến ngắn làm tăng sức chịu đựng ưa khí hay yếm khí , tăng số vòng thực hiện tổ hợp bài tập

- Phương pháp biến tốc , luân phiên xen kẽ các bài tập có cường độ khác nhau như chạy 10m chậm , 10m nhanh , hoặc ngược lại , chạy chậm 400m , đi bộ 400m hoặc ngược lại v.v. Tập luân phiên giữa cường độ cao và cường độ thấp trên các cự ly có độ dài như nhau . Tập biến tốc trên các cự ly thay đổi , lúc đầu ở cự ly dài hơn , sau đó rút ngắn cự ly , tăng tốc độ . Tăng dần tốc độ hoàn thành toàn cự ly để hoàn thiện kỹ thuật .

- Phương pháp giãn cách như tập lại nhiều lần các cự ly quy định có thể là 50, 100, 200, 400m v.v . Cường độ bài tập phải đảm bảo nhịp tim đạt từ 160- 180 lần/phút

.Thời gian nghỉ giữa quãng tích cực . Thời gian một bài tập từ 10 – 45 giây , số lần lặp lại từ 2-3 lần .

3.2.2.3 Thực nghiệm một số bài tập thể chất nội khóa cho sinh viên nữ có thể lực yếu . lực yếu .

Đề tài đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm trong 10 tháng chia làm 3 học kỳ , với thời gian là 4 tháng cho học kỳ 1 , học kỳ 2 , và 2 tháng cho học kỳ 3 .

Tần số buổi tập : 1 buổi / 1 tuần cho học kỳ 1,2 . 3 buổi / 1 tuần cho học kỳ 3 . Thời gian cho một buổi tập là 35 phút .

Khách thể nghiên cứu : 80 sinh viên nữ có thể lực yếu

Tất cả các sinh viên trên đều không mắc các bệnh liên quan đến tim mạch hệ hô hấp và không bị khuyết tật hệ vận động hoặc khó khăn trong việc điều khiển hệ vận động .

Nội dung chương trình thực nghiệm : Các bài tập thể chất đã được lựa chọn dành cho sinh viên nữ có thể lực yếu được đưa vào tập luyện lồng ghép với nội dung tập luyện chính khóa .

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP THỂ CHẤT NỘI KHÓA ĐỂ NÂNG CAO THỂ LỰC CHO NỮ SINH VIÊN CÓ THỂ LỰC YẾU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN (Trang 56 -59 )

×