CHƯƠNG II : PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể chất nội khóa để nâng cao thể lực cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường đại học sài gòn (Trang 31 - 35)

2.1 Phương pháp nghiên cứu : [24],[25]

Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài , chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :

2.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan

Nhằm tổng hợp các tài liệu , hệ thống lại các kiến thức có liên quan đến đề tài nghiên cứu , hình thành nên cơ sở lý luận , xây dựng giả thuyết khoa học , xác định các nhiệm vụ và kiểm chứng kết quả trong khi thực hiện đề tài .

Các tài liệu tham khảo gồm có :

+ Các văn kiện , chỉ thị , nghị quyết của Đảng và Nhà nước .

+ Các văn bản pháp qui liên quan đến công tác giáo dục thể chất trong các trường đại học

+ Sách giáo khoa , tạp chí khoa học , đề tài nghiên cứu khoa học liên quan của các tác giả , các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn bằng phiếu

Phỏng vấn các chuyên gia , các giáo viên GDTC có thâm niên và kinh nghiệm giảng dạy đang công tác tại trường để thu thập các thông tin cần thiết về thực trạng công tác giáo dục thể chất của trường .

2.1.3 Phương pháp kiểm tra nhân trắc

Đánh giá sự phát triển của cơ thể đối với đối tượng nghiên cứu bao gồm : 2.1.3.1 Chiều cao đứng ( cm )

- Chiều cao đứng là chiều cao cơ thể được đo từ mặt phẳng đối tượng nghiên cứu đứng đến đỉnh đầu

+ Dụng cụ đo : Thước đo nhân trắc học hoặc thước cuốn kim loại được gắn vào tường có độ chính xác đến cm.

• Người được kiểm tra ở tư thế đứng nghiêm ( chân đất ), duỗi hết các khớp gối, hông và cột sống , mắt nhìn thẳng làm sao cho bốn điểm phía sai chạm vào thước đó là : đầu,lưng ,mông , gót chân . Đuôi mắt và vành tai nằm trên một đường ngang.

• Người đo đứng bên phải đối tượng nghiên cứu đặt ê ke chạm đỉnh đầu , sau khi đối tượng nghiên cứu bước ra ngoài thước , đọc kết quả , ghi giá trị đo được

2.1.3.2 Cân nặng ( kg )

Cân nặng là trọng lượng của cơ thể .

- Dụng cụ đo : Cân bàn điện tử , chính xác đến 0.05 kg

- Cách đo : Người được kiểm tra đều mặc quần áo có loại có loại vải nhẹ, chân đất ngồi trên ghế , đặt hai bàn chân lên giữa bàn cân rồi đứng thẳng lên . Đơn vị tính cân nặng là kg

2.1.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm .

Dựa vào các test đánh giá thể lực theo tiêu chuẩn “ Qui định đánh giá xếp loại thể lực của học sinh ,sinh viên theo quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ) bao gồm 5 nội dung :

2.1.4.1 Lực bóp tay thuận ( kg ) : Mục đích : Đánh giá sức mạnh tay

Dụng cụ : Đo bằng lực kế TKK5003 do Nhật sản xuất . Người được kiểm tra đứng tự nhiên tay dang thẳng ra tạo với trục dọc của cơ thể một góc 45 độ , lực kế đặt trong lòng bàn tay giữa các ngón cái và các ngón còn lại , sau đó dùng sức của tay bóp mạnh vào lực kế , đo 2 lần với sự cố gắng lớn nhất và số liệu thu được là lấy lần cao nhất , sau mỗi lần đo người kiểm tra phải trả kim đồng hồ về số 0.

2.1.4.2 Nằm ngửa gập bụng : ( số lần /30 giây ) Mục đích : Đánh giá sức mạnh cơ bụng

Dụng cụ : Đệm cao su hoặc ghế băng , chiếu cói , trên cỏ bằng phẳng , sạch sẽ , đồng hồ bấm giây .

Người được kiểm tra ngồi trên sàn . Chân co 90 độ ở đầu gối , bàn chân áp sát sàn ,các ngón tay đan chéo nhau ,lòng bàn tay áp chặt vào sau đầu , khuỷu tay chạm đùi . Người thứ hai hỗ trợ bằng cách ngồi lên mu bàn chân , đối diện với đối tượng nghiên cứu , 2 tay giữ phần cẳng dưới bàn chân ,nhằm không cho bàn chân đối tượng nghiên cứu tách ra khỏi sàn . Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” đối tượng nghiên cứu ngả người nằm ngửa ra , hai bả vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi , hai khuyu tay chạm đùi , thực hiện động tác gập thân đến 90 độ . Mỗi lần ngả người , co bụng được tính 1 lần . Cần bố trí 2 người để kiểm tra . Người thứ nhất ra lệnh “bắt đầu”, bấm đồng hồ , đếm giây thứ 30, hô “kết thúc ” ,người thứ hai đếm số lần gập bụng . Yêu cầu đối tượng làm đúng kỹ thuật và cố gắng thực hiện được số lần cao nhất trong 30 giây .

2.1.4.3 Bật xa tại chỗ ( cm ):

Mục đích : Đánh giá sức mạnh bộc phát

Dụng cụ sân bãi gồm : Thước thảm cao su giảm chấn , kích thước 1 x 3m . Thước này được đặt trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm , tránh xê dịch trong qua trình kiểm tra .

Người được kiểm tra đứng sau vạch quy định ,dùng sức mạnh của toàn thân chủ yếu là sức mạnh của chân đạp mạnh xuống đất phối hợp với đánh lăng tay để đưa thân người bật lên trên không . Khi rơi xuống phải khụy gối , dùng lực chân hoãn xung lực tác động và phối hợp với 2 tay để giữ thăng bằng . Bật hai lần với sự cố gắng lớn nhất , và lấy thành tích xa nhất . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.4.4 Chạy 30m xuất phát cao ( giây ) Mục đích : Đánh giá sức nhanh

Dụng cụ và sân bãi : Đồng hồ bấm giờ , đường chạy thẳng có chiều dài ít nhất 40m, chiều rộng ít nhất 2m

Người chạy đứng tại nơi vạch xuất phát với tư thế xuất phát cao nhanh chóng rời vạch khi có hiệu lệnh xuất phát , dùng kỹ thuật chạy ngắn của môn điền kinh chạy nhanh qua vạch đích . Đồng hồ bấm chạy khi có hiệu lệnh xuất phát và bấm dừng khi người chạy chạm vào mặt phẳng không gian thẳng góc với vạch đích 2.1.4.5 Chạy con thoi ( giây )

Mục đích : Đánh giá khả năng phối hợp vận động vá sức nhanh .

Dụng cụ và sân bãi : Đường chạy có kích thước 10 x 1.2m bằng phẳng , không trơn , bốn góc có vật chuẩn để quay đầu , hai đầu đường chạy có khoảng trống ít nhất là 2m . Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giờ , thước đo dài , bốn vật chuẩn đánh dấu bốn góc đường chạy.

Người được kiểm tra thực hiện tư thế xuất phát cao . Khi chạy đến vạch 10m .chỉ cần 1 chân chạm vạch ,nhanh chóng quay 180 độ chạy trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại .Thực hiện lặp lại cho đến hết quãng đường , tổng số 4 lần 10m với ba lần quay . Quay theo chiều nao thi do thói quen của từng người . Thực hiện một lần . Thành tích chạy được xác định là giây và số lẻ từng 1/100 giây .

2.1.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp này được tiến hành theo hình thức so sánh song song nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

- Nhóm thực nghiệm : 40 sinh viên nữ năm thứ nhất, độ tuổi 18 có sức khỏe yếu

- Nhóm đối chứng : 40 sinh viên nữ năm thứ nhất, độ tuổi 18 có sức khỏe yếu. Thời gian thực nghiệm trong 3 học kỳ ( 10 tháng ) : 4 tháng cho học kỳ 1, 4 tháng cho học kỳ 2 , 2 tháng cho học kỳ 3

Nội dung chương trình thực nghiệm : Các bài tập thể chất nội khóa theo chương trình và sự lựa chọn các bài tập thể chất tiêu biểu dành riêng cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường

- Nhóm đối chứng : Tập luyện chương trình GDTC nội khóa của trường - Nhóm thực nghiệm : Tập luyện theo chương trình giáo dục thể chất nội khóa

của trường ,và tập thêm các bài tập thử nghiệm . Các bài tập được tiến hành ở 20 phút cuối phần cơ bản của buổi học . Nội dung là các tổ hợp bài tập thử nghiệm đã được lựa chọn trong chương trình GDTC nội khóa .Sau mỗi học kỳ , đều tiến hành kiểm tra đánh giá các chỉ số phát triển tố chất thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá RLTT của Bộ GD&ĐT nhằm đánh giá sự phát triển thể chất .

2.1.6 Phương pháp toán thống kê

Dựa vào những số liệu thu thập được , chúng tôi sử dụng một số công thức toán thống kê để xử lý số liệu với sự hỗ trợ của phần mềm EXCEL.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể chất nội khóa để nâng cao thể lực cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường đại học sài gòn (Trang 31 - 35)