BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể chất nội khóa để nâng cao thể lực cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường đại học sài gòn (Trang 87 - 93)

- Nhóm đối chứng : 40 sinh viên nữ tập luyện theo chương trình GDTC chính khóa của trường

Chạy con thoi 4x10m (giây)

BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Đánh giá thực trạng và phân loại thể lực của Nữ sinh viên Trường Đại học Sài Gòn

Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy , giá trị trung bình giữa các nội dung kiểm tra về thể lực của các sinh viên nữ trường Đại học Sài Gòn lứa tuổi 18 năm học 2011- 2012 so với tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh ,sinh viên của Bộ GD&ĐT được thể hiện như sau :

Các nội dung lực bóp tay thuận ,dẻo gập thân , chạy 30m xuất phát cao , chạy con thoi ,bật xa tại chỗ ở mức đạt .Riêng 2 nội dung , nằm ngửa gập thân và chạy tùy sức 5 phút ở mức chưa đạt , thậm chí còn rất yếu .

Giá trị các nội dung kiểm tra như bật xa tại chỗ,chạy 30m xuất phát cao,chạy con thoi,chiều cao , cân nặng khá đồng nhất , với Cv(%)< 10% .Tuy nhiên giá trị các nội dung còn lại có sự phân tán và không đồng đều , với Cv(%) > 10%

Việc đánh giá xếp loại thể lực học sinh dựa trên 6 nội dung qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo , cụ thể là : Lực bóp tay thuận , bật xa tại chỗ, nằm ngửa gập thân để đánh giá sức mạnh , chạy 30m xuất phát cao để đánh giá sức nhanh , chạy con thoi 4 x 10m để đánh giá khả năng phối hợp vận động , chạy tùy sức 5 phút để đánh giá sức bền .

Từ kết quả đánh giá các chỉ số thể lực ban đầu của tất cả các sinh viên , chúng tôi bước đầu đã phân loại được những sinh viên nữ có thể lực yếu , theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT là ở mức dưới đạt .

Thông qua kết quả phân loại thể lực của Nữ sinh viên trường Đại học Sài gòn năm học 2011-2012 cho thấy, trong tổng số 400 sinh viên có 20 sinh viên đạt loại tốt chiếm tỉ lệ 5% , ở mức đạt có 205 sinh viên chiếm tỉ lệ 51.25%, ở mức chưa đạt có 175 sinh viên chiếm tỉ lệ 43.75%.

Nhận xét : Con số thực tế từ kết quả đánh giá các chỉ số thể lực ban đầu đã phản ảnh đúng thực trạng về thể lực của nữ sinh viên trường Đại học Sài gòn ở việc các sinh viên ở mức chưa đạt khá cao .Từ thực trạng này chúng tôi thiết nghĩ cần phải xây dựng một chương trình giáo dục thể chất chất lượng và phù hợp hơn cho các đối tượng này .

4.2 Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể chất nội khóa cho Nữ sinh viên có thể lực yếu của Trường Đại học Sài gòn .

Để lựa chọn được các bài tập thể chất nội khóa cho nữ sinh viên có thể lực yếu của Trường Đại học Sài gòn , đề tài tiến hành thực hiện qua các bước sau :

* Bước 1 : Tiến hành biên soạn , tổng hợp , lựa chọn sơ bộ các bài tập qua các tài liệu tham khảo và quan sát sư phạm.

Dựa vào các tài liệu tham khảo như sách giáo khoa về giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học – Cao đẳng – THCN, các tài liệu khác…,và quá trình quan sát sư phạm , dựa vào cơ sở lựa chọn các bài tập thể chất , đề tài bước đầu tổng hợp , sàng lọc và lựa chọn được 30 bài tập trên 62 bài đã xây dựng để nâng cao thể lực cho nữ sinh viên có thề lực yếu của trường Đại học Sài gòn .

Các bài tập được phân chia phát triển các tố chất thể lực khác nhau : Tố chất sức nhanh , tố chất sức mạnh , tố chất sức bền , khả năng mềm dẻo , khả năng phối hợp vận động .

* Bước 2 : Xác định và áp dụng các bài tập thể chất nội khóa phù hợp với sinh viên nữ có thể lực yếu trường Đại học Sài Gòn .

Chúng tôi tiến hành phỏng vấn 16 chuyên gia , các giảng viên GDTC của trường . Nội dung phỏng vấn là sự đánh giá của các chuyên gia , các giảng viên về mức độ phù hợp của các bài tập thể chất chính khóa đối với nữ sinh viên có thể lực yếu trường Đại học Sài Gòn . Chúng tôi đã lựa chọn ra được 30 bài tập trên 62 bài đã xây dựng . Những bài tập này đều có độ tin cậy cao phù hợp với đối tượng và cơ sở vật chất của trường.

Trong 30 bài tập trên được chia ra thành các nhóm bài tập như :

+ Nhóm bài tập phát triển sức nhanh : Chạy đạp sau 20m , chạy tăng tốc 30m - 40m ….

+ Nhóm bài tập phát triển sức mạnh : Bật cao tại chỗ , bóp tay lò xo, nằm sấp chống đẩy , bật cóc 10m …..

+ Nhóm bài tập phát triển sức bền : chạy 200m , 400m , chạy 600m trên địa hình tự nhiên , chạy 5 phút tùy sức …

+ Nhóm phát triển độ mềm dẻo và linh hoạt : Nằm ngửa gập thân , ép dẻo dọc , ép dẻo ngang , chạy dzich dzac theo lệnh , chạy con thoi ……

Tiếp theo chúng tôi tiến hành xây dựng và đưa vào thực nghiệm với 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng

- Nhóm thực nghiệm : 40 sinh viên nữ tập luyện theo các bài tập đã được lựa chọn dựa trên chương trình giáo dục thể chất nội khóa của trường .

- Nhóm đối chứng : 40 sinh viên nữ tập luyện theo chương trình GDTC nội khóa của trường .

Điều kiện luyện tập của 2 nhóm là như nhau . Cả 2 nhóm tập đều có giảng viên hướng dẫn . Sau mỗi học kỳ , đều tiến hành kiểm tra đánh giá các chỉ số phát triển tố chất thể lực theo tiêu chuẩn đánh giá RLTT của Bộ GD&ĐT nhằm đánh giá sự phát triển thể chất .

4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng các bài tập thể chất nội khóa đã được lựa chọn cho sinh viên nữ có thể lực yếu của Trường Đại học Sài Gòn .

Kết quả nghiên cứu , đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các bài tập thể chất nội khóa đã được lựa chọn cho sinh viên nữ có thể lực yếu , đề tài dựa trên cơ sở đánh giá , so sánh các trị số thể lực trung bình của nhóm nữ thực nghiệm với tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực sinh viên nữ cùng lứa tuổi của Bộ GD&ĐT ( bảng 3.13), và so sánh nhịp tăng trưởng các chỉ số thể lực với nhóm nữ đối chứng (bảng 3.14a-b, 3.15a-b, 3.16a-b )

* So sánh với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT

Dựa vào các trị số thể lực trung bình của nhóm nữ thực nghiệm với tiêu chuẩn đánh giá xếp loại thể lực sinh viên nữ cùng lứa tuổi của Bộ GD&ĐT để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các bài tập thể chất nội khóa đã được lựa chọn cho sinh viên nữ có thể lực yếu của trường Đại học Sài gòn , chúng tôi nhận thấy : Sau ba học kỳ tập luyện ( 10 tháng ) cho thấy giá trị trung bình của 6 nội dung kiểm tra ( lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy 30m xuất phát cao, chạy con thoi 4x10m, chạy 5 phút tùy sức ) của nhóm thực nghiệm so với Tiêu chuẩn đánh giá thể lực đối với nữ lứa tuổi 18 của Bộ GD&ĐT là Đạt .

*So với nhóm nữ đối chứng

- Cuối học kỳ I ( sau 4 tháng tập luyện )

Dựa vào kết quả so sánh chỉ số nhịp tăng trưởng ở cuối học kỳ I , chúng tôi đã làm căn cứ để đánh giá hiệu quả áp dụng các bài tập đã được lựa chọn cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường Đại học Sài gòn sau 4 tháng tập luyện . Cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng , tuy nhiên nhóm nữ thực nghiệm có sự tăng trưởng vượt trội hơn .Trong các kết quả kiểm tra , nội dung chạy tùy sức 5 phút và nằm ngửa gập thân có độ tăng trưởng cao nhất , thấp nhất là nội dung chạy ngắn và chạy con thoi .

- Cuối học kỳ II ( sau 8 tháng tập luyện )

Để đánh giá hiệu quả áp dụng các bài tập thể chất nội khóa đã được lựa chọn cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường Đại học Sài gòn sau 8 tháng tập luyện chúng tôi dựa vào kết quả so sánh chỉ số về nhịp tăng trưởng ở cuối học kỳ II . Kết quả cho thấy cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng , tuy nhiên sự tăng trưởng của nhóm nữ thực nghiệm cao hơn sự tăng trưởng của nhóm nữ đối chứng . Trong các kết quả kiểm tra , nội dung dẻo gập thân – nằm ngửa gập thân – chạy 30 XPC có độ tăng trưởng cao nhất , thấp nhất là chạy con thoi và chạy tùy sức 5 phút .

- Cuối học kỳ III ( sau 10 tháng tập luyện )

Dựa vào kết quả so sánh chỉ số nhịp tăng trưởng ở cuối học kỳ III , chúng tôi đã làm căn cứ để đánh giá hiệu quả áp dụng các bài tập đã được lựa chọn cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường Đại học Sài gòn sau 10 tháng tập luyện . Cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều có sự tăng trưởng , tuy nhiên nhóm nữ thực nghiệm có sự tăng trưởng vượt trội hơn .Trong các kết quả kiểm tra ,nội dung dẻo gập thân – chạy 30m XPC và chạy tùy sức có độ tăng trưởng cao nhất , bật xa tại chỗ và nằm ngửa gập thân có kết quả thấp nhất

Như vậy trên cơ sở đánh giá chỉ số về nhịp tăng trưởng , chúng tôi nhận thấy rằng : Nhóm thực nghiệm sau khi tập luyện với các bài tập đã được lựa chọn đã sự tăng trưởng một cách vượt trội hơn ở tất cả các chỉ tiêu đánh giá thể lực . Độ tăng trưởng này đảm bảo độ tin cậy có ý nghĩa thống kê với ngưỡng xác xuất P <0.05 . Điều này chứng tỏ sự phát triển về tố chất thể lực của nhóm thực nghiệm hơn hẳn nhóm đối chứng . Trong đó tố chất mềm dẻo và tố chất sức nhanh có sự tăng trưởng cao nhất sau đó là đến các tố chất khác . Điều này cũng phù hợp với đặc điểm sinh lý của các em sinh viên lứa tuổi 18 này . Riêng các chỉ số hình thái chỉ manh tính chất tham khảo vì 2 chỉ số chiều cao và cân nặng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền .

Kết luận : Qua kết quả nghiên cứu , khi đánh giá phân tích sự tăng trưởng các tố chất thể lực của nhóm thực nghiệm sau khi áp dụng một số bài tập thể chất nội khóa đã được lựa chọn cho sinh viên nữ có thể lực yếu của trường Đại học Sài gòn với nhóm đối chứng tập luyện theo chương trình nội khóa của trường .Đề tài đưa ra một kết luận , khi ứng dụng các bài tập thể chất đã được lựa chọn trong chương trình nội khóa áp dụng cho nhóm nữ thực nghiệm đạt kết quả cao hơn chương trình hiện hành của nhóm đối chứng . Tất cả các chỉ tiêu thể lực của nhóm nữ thực nghiệm đều cao hơn chỉ tiêu thể thể lực của nhóm nữ đối chứng . Điều đó chứng tỏ rằng dựa trên chương trình thể chất nội khóa , lựa chọn ra các bài tập thể chất phù

hợp để nâng cao thể lực cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường Đại học Sài gòn do chúng tôi đề xuất là hợp lý , đúng đắn và khoa học . Từ đó giúp cho các em sinh viên có thể lực yếu lạc quan hơn , ham thích hơn và thường xuyên tập luyện thể thao . Giáo dục cho sinh viên những kiến thức , kĩ năng thực hành , kĩ năng sống , tạo thói quen tập luyện TDTT , tự chăm sóc sức khỏe , tránh xa tệ nạn xã hội . Đó cũng chính là nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất trong nhà trường .

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể chất nội khóa để nâng cao thể lực cho nữ sinh viên có thể lực yếu của trường đại học sài gòn (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)