Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 108 - 134)

7. Bố cục của luận văn

3.4. Ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại

Ngôn ngữ, một mặt là sản phẩm của xã hội và lịch sử, mặt khác là phương diện đầy đủ nhất để từng cá nhân nói lên tâm tư của mình. Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp một trong những điểm nổi bật là ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại.

3.4.1. Ngôn ngữ đối thoại

Đọc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng ta thấy một trong những điểm gây ấn tượng mạnh là ngôn ngữ đối thoại diễn ra giữa những cặp

trao đáp cha - con, anh - em, vợ - chồng, đàn ông - đàn bà, nhà giáo - nhà sư, nhà giáo - nhà văn, nhà văn - nhà chính trị, người trí thức - người lao động chân tay, người trưởng thành, từng trải - người trẻ tuổi, ngây thơ. Ngôn ngữ đối thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp linh hoạt, sắc gọn, nhưng giàu tính hành động, bộc lộ cá tính. Lời phát ngôn nào cũng thể hiện một đặc điểm tính cách cụ thể. Nguyễn Huy Thiệp sử dụng khá nhiều ngôn ngữ đối thoại để bộc lộ cách nhìn của tác giả về nhân vật. Kiểu ngôn ngữ đối thoại không chỉ có trong tác phẩm Tướng về hưu mà còn có trong những truyện ngắn về sau của Nguyễn Huy Thiệp như: Không có vua, Con gái thủy thần,

Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ, Giọt máu”…

Thông thường, nhân vật tham gia đối thoại có khoảng cách về mặt tôn ti, địa vị xã hội, tầng lớp xuất thân. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp đã xoá bỏ khoảng cách này khi nhà văn đẩy các nhân vật của ông vào những không gian chật hẹp trong những khoảnh khắc thời gian ngắn ngủi, gắn liền với những cảnh huống trớ trêu. Trong bối cảnh ấy, các nhân vật bị tước bỏ vị thế xã hội.

Khoảng cách tôn ti cha – con, vợ - chồng, anh - em, già – trẻ... bị đảo lộn. Câu văn dài trong truyện rất hiếm. Những câu thoại đều là những câu đơn trong đó phần nhiều là những câu đơn đặc biệt, thiếu đầu thiếu đuôi, có khi giản lược đến mức tối đa. “Tôi hỏi: “Chuẩn bị à? Vợ tôi bảo “Không”….Vợ tôi hỏi: “Mấy cân gạo hả chú?” Ông Bổng bảo: “Mẹ mày, sao hôm nay cứ ngọt xớt thế? Ba cân”! Vợ tôi bảo tôi: “Họ hàng nhà anh kinh bỏ mẹ” (Tướng về hưu). Với kiểu nói năng đối đáp như thế, tác giả đã tước sạch mọi ý thức giao tiếp, vị thế giao tiếp của nhân vật. Người nói không ý thức về vai của mình và cũng không ý thức vai của người đối thoại. Điều đó, giúp cho nhà văn có thể phơi bày sự thật trong hiện thực cuộc đời.

Trong văn xuôi, bước đổi thay của ngôn ngữ lúc đầu gắn với nhu cầu “được nói thật”. Sự cổ vũ của Đảng “nhìn thẳng và nói thật” cho phép nhiều

tác phẩm chống tiêu cực ra đời. Ngôn ngữ văn xuôi bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng, ít du dương, ít rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô nhám trong từ ngữ. Đối thoại không chỉ nói lên thông tin mà còn vẽ nên chính diện mạo tâm lí bên trong nhân vật. Thông qua đối thoại, tính cách của các nhân vật và bản chất các mối quan hệ được thể hiện....Qua lời thoại, nhân vật tự lột mặt người khác và tự lột mặt mình. Trong Tướng về

hưu có nhiều nhân vật thực dụng, khéo hoạt, nhưng chưa phải là kẻ ác. Thủy tính toán, thực tế, rạch ròi nhưng cũng có lúc ngôn ngữ của Thủy trong một bữa cơm gia đình rất nhẹ nhàng: “Nhà mình nói năng như điên khùng cả. Thôi, ăn đi. Hôm nay có cô Kim Chi, tôi đãi mỗi người một con gà hầm tâm sen. Tâm đấy. Ăn là trên hết”. Ông Bổng phu xe, con người thô tục, tưởng chừng như chai lì, việc bộc lộ những gì ẩn kín bên trong thật không dễ. Nhưng trước tình cảnh chị dâu đang hấp hối, lão đã bộc lộ con người mình qua một đoạn đối thoại sau: “Ông nói: “Bà ấy cứ xoay ngang xoay dọc trên giường thế này là gay go đấy”. Lại hỏi: “Chị ơi, chị nhận ra em không?” Mẹ tôi bảo: “có”. Lại hỏi: “Thế em là ai? Mẹ tôi bảo: “Là người”Lần đầu tiên cái ông chú đánh xe bò lỗ mãng, táo tợn làm đủ mọi điều phi nhân bất nghĩa hóa thành đứa trẻ trước mắt tôi”. Thuần nhu nhược, yếu hèn lộ rõ trong những lời thoại. Sự đốn mạt của Đoài, sự khờ khạo ngờ nghệch của Cấn, sự a dua của Khảm... hiện lên sắc nét: “Đoài bảo: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Tốn khóc hu hu. Cấn hỏi: “Ý chú Khảm thế nào?” Khảm bảo: “Các anh thế nào thì em thế”. Cấn hỏi: “Chú Khiêm sao im thế”. Khiêm hỏi: “Anh định thế nào?” Cấn bảo: “Tôi đang nghĩ”. Đoài bảo: “Mất thì giờ bỏ mẹ. Ai đồng ý bố chết giơ tay, tôi biểu quyết nhé”

(Không có vua). Những cô con gái tên Phượng - một mảnh của Mẹ Cả, người thì xốc nổi, bao dung; người dịu dàng, đằm thắm; người sắc xảo nhưng kẻ cả, trịch thượng... không thể lẫn qua các diễn ngôn đối thoại (Con gái thủy thần).

Hình thức đối thoại này thể hiện nhiều nét quan trọng trong phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Huy Thiệp.

Trong những truyện như Tướng về hưu, Thương cả cho đời bạc, Mưa,

Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt, nhà văn tạo ra những đối thoại rất ít ăn nhập nhau, không tuân thủ một số nguyên tắc hội thoại, có sự phá vỡ tính logic của cấu trúc lời thoại, với những cặp trao đáp khác thường, nội dung lời thoại và giọng điệu đối thoại độc đáo và có sức hấp dẫn rất riêng... nhằm hướng tới thể hiện kiểu con người phàm tục đời thường. Nó khơi động từ vô thức, tính chất lo âu, bồn chồn, đầy bất an được tái hiện. Nó biểu hiện sâu sắc trạng thái cô đơn của con người hiện đại. Nguyễn Huy Thiệp xây dựng những đối thoại mà các tác nhân tham thoại trong khi đối thoại với nhau lại ruổi theo những suy nghĩ của riêng mình. Càng đối thoại, con người lại càng cô đơn, mặc dù về mặt hình thức, ta nhầm tưởng họ là tri âm tri kỷ.

Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp khi đối thoại bộc lộ mình một cách không cần giấu diếm, thậm chí nhiều khi còn sống sượng. Trong đối thoại, nhân vật của ông chẳng cần phải giữ thể diện hoặc duy trì thiện cảm trước

các nhân vật khác. Bằng những cách thức khác nhau, anh ta cố gắng “chỉnh”

lại hình ảnh của mình trong mắt người khác, định hướng lại cách nghĩ lâu nay của người xung quanh về nhân cách của mình. Nhân vật không ngần ngại “vạch áo cho người xem lưng”, không phải để cao ngạo hơn đời mà chỉ để chứng minh mình là mình. Đoài, bà Lâm, giáo Chi, Phượng, Bường, Ngọc, Phụng... là như thế. Đoài đốn mạt nhưng anh ta không đạo đức giả, không che đậy bản chất của mình. Đó cũng là thái độ sống của ông giáo Quỳ. Biết vợ hai phong tình, vẫn đi lại với nhiều đàn ông trong làng nhưng ông chỉ nói: “Cô ngủ với ai thì nhớ đòi tiền, không có tiền thì lấy thóc hay lấy gà lợn thế vào chứ đừng ngủ không” (Thương nhớ đồng quê). Đó là quan điểm sống của bà

cũng đi chùa, lạy Phật tổ Như Lai cho chết mà Ngài cứ lắc đầu, Ngài chưa nhận. Chung quy vì tôi mải lam mải làm, đáng lẽ ngày xưa tôi phải chơi vung tàn tán thì đâu đến nỗi. Ở làng những đứa con gái cùng lứa tuổi với tôi, đứa nào hồi trẻ thập thành thì Ngài cho lên tiên sớm, chẳng phải đợi đến tuổi thất thập, thế là sống cũng sướng mà chết cũng sướng. Còn tôi, cả đời chỉ biết mỗi con buồi… mang tiếng thủy chung đức hạnh, chẳng biết báu cho ai, chỉ biết về già sống lâu khổ con khổ cháu” (Bài học nông thôn).

Mặt khác, thông qua đối thoại, nhà văn gián tiếp thể hiện quan điểm của mình đối với nhiều vấn đề nhức nhối khác đang bày ra ngổn ngang trong hiện tại. Đó là thực trạng lối sống thực dụng đang lan tràn trong gia đình, xã hội. Nó có nguy cơ biến những con người hết lòng vì Tổ quốc, vì con cái, vì nghệ thuật và lý tưởng cao quý trở nên bất lực, lạc lõng, cô đơn. Nguyễn Huy Thiệp còn góp phần “cảnh tỉnh” những nhận thức phiến diện về con người, về vấn đề bạo lực, chiến tranh, tình yêu, hạnh phúc, về niềm tin (thần phật, những lực lượng siêu nhiên)...

Nguyễn Huy Thiệp tạo nên những lịch sử giả, khi thì hướng về đời sống thị thành qua các “huyền thoại phố phường”, khi thì tìm về “đồng quê” để tìm hiểu các bài học nhưng đúng ra, Nguyễn Huy Thiệp đang nói đến thì hiện tại, đến hôm nay. Ngay cả khi trở lại các truyền thuyết xa xưa, nhà văn vẫn đang nói về thời mình, triết lý về thời mình, từ đó mở rộng đến những giá trị vĩnh hằng bằng cái nhìn không né tránh hiện thực dù đó là thứ hiện thực cay đắng nhất. Quan sát đoạn đối thoại sau trong Con gái thuỷ thầnsẽ thấy:

“Cô Phượng bảo: “Anh là dân làm thuê, là dân da đen. Phải không nào?”

Tôi bảo: “Phải”. Cô Phượng bảo: “Như thế là anh không có gì cả. Anh là kẻ yếu”. Tôi bảo: “Xin cô đừng sỉ nhục tôi”. Cô Phượng bảo: “Tôi không sỉ nhục anh. Tôi chỉ nói ra sự thật. Anh không có của cải, không có sở hữu cá nhân, anh không có quyền sĩ diện, không nên tự ái, không nên phản kháng”.

Nguyễn Huy Thiệp cũng không ít lần thể hiện những cuộc thoại có sự tương tác trật khớp. Đó là đoạn đối thoại giữa ông Bình Chi và ông Phạm Ngọc Gia. Ông Bình Chi nói: “văn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống. Có thứ văn chương sửa mình”. Ông Phạm

Ngọc Gia trả lời: “Tôi hiểu rồi. Tôi làm nghề đồ tể, tôi biết. Cũng như có thịt mông, thịt thủ, thịt sấn, thịt dọi”. Ở đây, người nói và người nghe mặc dù ở trong những vùng tri thức khác nhau nhưng lại có thể thấu hiểu nhau dựa vào những lẽ thường của đời sống.

Trong truyện ngắn Tướng về hưu Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng cách viết: Không tách rời những đoạn đối thoại, không xuống hàng, kéo gạch để làm nổi bật sự hiện diện của đối tượng, mà viết lời nói lẫn lộn với lời kể:

“Ông thợ mộc quát: “Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à?” Ông Bổng hỏi: “Ván mấy

phân?” Tôi bảo: “Bốn phân”. “Cha tôi về, đồ đạc đơn sơ. Cha tôi khỏe. Ông bảo: “Việc lớn trong đời cha làm xong rồi!” Tôi bảo: “Vâng”. Cha tôi cười”. Lối nói “cộc lốc”, sắc bén và hàm súc, câu văn ngắn gọn, dồn dập, hạn chế tối đa các liên từ, nén năng lượng làm rung chuyển lối văn mực thước, trang trọng, không vướng phải hai chấm xuống dòng, gạch ngang đầu dòng. Ngòi bút tác giả này như không hề biết đến những gửi thưa kiểu cách, những nghi thức nhiều khi rất nhiều khách sáo, mặc nhiên khẳng định tư thế bình đẳng, dân chủ giữa con người với con người. Lối văn đó phù hợp với cái hiện thực đời thường mà nhà văn muốn mô tả.

Lời thoại thường ngắn, có khi chỉ là những mẩu nhỏ và nhiều khi nó khước từ cả những nguyên tắc của lí thuyết tương tác. Từ những cặp trao đáp độc đáo này, Nguyễn Huy Thiệp “giải thiêng” một cách đầy trí tuệ đối với những huyền thoại lâu nay vẫn tồn tại trong tâm thức cộng đồng. Đó là sự giải thiêng huyền thoại về các vĩ nhân, là sự giải thiêng đối với những quan niệm một chiều về giao lưu văn hoá, về sức mạnh của nền văn hoá Việt Nam, là sự

giải thiêng đối với các quan niệm ấu trĩ nhưng đầy quyền uy về văn học và nhà văn đang kìm hãm sự phát triển lành mạnh của nền văn học nước nhà. Bởi vậy, Nguyễn Huy Thiệp đôi khi gắn những phát ngôn tục tĩu vào miệng những nhân vật không thể phát ngôn tục tĩu, gắn những lời lẽ thanh cao vào miệng những nhân vật không thể nói những lời lẽ thanh cao, gắn những lời minh triết vào phát ngôn của những khối óc rất bình thường, gắn những lời bỗ bã cho những quan hệ tôn ti không thể sỗ sàng, bỗ bã.

3.4.2. Ngôn ngữ độc thoại

Độc thoại nội tâm đóng vai trò quan trọng trong cách thức diễn đạt, giúp độc giả khám phá mạch ngầm của văn bản. Độc thoại nội tâm góp phần cơi nới khuôn khổ truyện ngắn, đi sâu vào bản thể con người với những hồi cố, tự bạch dòng ý thức…giúp con người bộc lộ chính mình ở khía cạnh con người vô thức, con người tâm linh.

Bằng độc thoại nội tâm, tác giả đã diễn đạt những giằng xé, dằn vặt của nhân vật trước biến cố cuộc đời, tạo nên giọng điệu thâm trầm sâu lắng. Trong các tác phẩm độc thoại nội tâm như là sự giải tỏa tâm trạng, nhân vật thường đặt câu hỏi cho chính bản thân mình: “Sao tôi thấy cô đơn và sợ cuộc sống thế này” (Những bài học nông thôn).

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, ngoài ngôn ngữ đối thoại. Ở một số tác phẩm, vẫn có những trang viết tinh tế đi sâu vào khám phá nội tâm nhân vật bằng ngôn ngữ độc thoại. Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu: Thương nhớ đồng quê, Những bài học nông thôn, Huyền thoại phố

phường, Những người thợ xẻ, Giọt máu, Thoáng chút Xuân Hương (truyện

thứ 2).

Trong Thương nhớ đồng quê, những dòng độc thoại nội tâm của nhân

đình, về cuộc sống nghèo khó của làng quê nơi mình sinh ra và lớn lên. Nhâm mười bảy tuổi, nhưng rất hay mơ mộng. Trong cuộc sống, Nhâm quan sát mọi người xung quanh, hiểu khá rõ thói quen sinh hoạt của từng người: “mẹ tôi vẫn hay chan cơm nước mưa với cà muối. Mẹ không ăn được thịt mỡ”. “Dì Lưu nằm nghiêng tựa lưng vào tường. Lúc nào dì cũng nằm nghiêng như thế đã sáu năm nay”. “Cái Mị cùng tuổi với cái Minh em tôi nhưng cái Mị trắng hơn. Nó hay nói, hay làm nũng”. Có những dòng độc thoại nội tâm của nhân

vật xót xa, mặc cảm cho thân phận: “thân phận tôi, ở đâu người ta cũng nhận là kẻ làm thuê, làm mướn”. Có lúc dòng tâm tư và nỗi lòng của nhân vật rất bí

hiểm, làm cho người đối diện không dễ gì hiểu được: “Tôi cười. Mẹ tôi chẳng hiểu nụ cười của tôi đâu. Tôi cười như một tên thổ phỉ, cười như một gã nặc nô, cười như một tên quỷ sứ cười móng tay chân mình sao lại đen dài như thế”. Nhân vật tôi cũng trải qua đau đớn khi mất một người thân, một nỗi đau

tột bậc, khóc không thành tiếng: “Tôi đưa tay lên miệng để bịt âm thanh thổn thức trong cổ cứ thế bật ra. Tôi thương em tôi quá. Rất đông những con ruồi bu quanh hai lỗ mũi cái Minh, cái Mị”. Những khi không làm công việc đồng áng, thế giới tâm hồn của Nhâm lại xao đồng, biết bao nhiêu suy tư trong tuôn chảy trong đầu:

“Tôi nghĩ

Tôi nghĩ về sự đơn giản của ngôn từ Sự bất lực của hình thức biểu đạt Mà nỗi nhọc nhằn đầy mặt đất Sự vô nghĩa trắng trợn đầy mặt đất Bao tháng ngày trôi đi

Bao kiếp người trôi đi

Sự khéo léo của ngôn từ nào kể lại được Ai nhặt cho tôi buổi sáng mai này

Nhặt được ánh mặt hoang vắng trong mắt em gái tôi Nhặt được niềm hy vọng hão huyền

trong lòng chị dâu tôi

Và nhặt được mùi vị nghèo nàn Trên cánh đồng quê….”

Ở một chỗ khác, câu trả lời của Nhâm như nói với chính mình, đáp lại câu trả lời của cô em họ từ thành phố về: “Anh có biết cánh đồng bắt đầu từ đâu không?

Cánh đồng bắt đầu từ nơi rất sâu trong lòng tôi Trong máu thịt tôi đã có cánh đồng

Đứng nên ni đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng bát ngát mênh mông

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 108 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)