Con người với tình yêu và hạnh phúc

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 41 - 47)

7. Bố cục của luận văn

2.1Con người với tình yêu và hạnh phúc

Con người sinh ra trong cuộc đời, ai cũng luôn có khát vọng tình yêu, hạnh phúc cho riêng bản thân mình. Văn học xem con người là đối tượng để phản ánh, nên những vấn đề của con người cũng không nằm ngoài sự phản ánh của văn học. Văn học sau năm 1975 đi sâu vào số phận của đời sống con người cá nhân nên vấn đề khát vọng tình yêu, hạnh phúc cũng được các nhà văn đặc biệt quan tâm. Trong những nhà văn đó có thể kể đến là Nguyễn Huy Thiệp.

Ta thường nghĩ tình yêu mang đến cho con người cảm xúc, sự thăng hoa và sống có tình người hơn. Nhưng dường như trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp chỉ có ít truyện thể hiện tình yêu đúng nghĩa, còn lại toàn bộ những mối tình của con người hiện đại đều vô nghĩa. Ở đó, tình yêu bị biến thành vô nghĩa bên cạnh thế lực của đồng tiền, người ta chỉ biết có tiền và hình như không hề biết đến tình yêu.

Trong truyện Cún, mối tình giữa Cún và Diệu không phải là tình yêu. Cún hàng đêm ngủ nhờ nơi hàng hiên nhà Diệu. Sống ở đó lâu ngày, gặp Diệu vào những buổi sáng đi bán hàng, Cún đã nhớ thương, ngủ hay mơ đến cô. Nhưng Diệu chỉ lợi dụng Cún vì tiền. Diệu chỉ coi Cún như một người giúp mình trong buôn bán đắt hàng. Mỗi sáng trước khi đi chợ bán hàng, Diệu thường thuê Cún làm người đón đường để mình mua may, bán đắt: “Này thằng hình nhân mặt đẹp! Cho mày một hào, sáng mai mày ra đón cửa cho tao….Hôm nào đi chợ gặp mày là người thiên hạ xô vào mua bán như tranh như cướp”. Khi người chồng bội bạc bỏ cô, lấy hết tiền bạc đi theo nhân tình.

Trong lúc ngồi buồn bã, cô đã thấy lấp lánh trên tay Cún những khâu vàng.

“Cô Diệu bỗng giật mình. Cô thấy lạnh toát sống lưng. Chân tay cô run bần bật... Một ý nghĩ bất chợt lóe trong óc cô”. Sau khi tìm cách khiểm tra đúng

là vàng thật, cô đã nói với Cún: “Mày hãy cho tao ba cái nhẫn này…. Mày muốn gì tao cũng nghe mày”. Sau khi ăn nằm với nhau, cô đẩy Cún ra vỉa hè

và nói “Thế là chẳng có nợ nần gì nhé”. Và Cún trở về với cuộc sống của một người ăn xin vốn có của mình.

Trong truyện Huyền thoại phố phường “mối tình” giữa Hạnh và hai mẹ con bà Thiều cũng vì tiền. Hạnh là một công chức nhà nước nhưng luôn mơ làm giàu, mơ trở thành triệu phú bằng sự may mắn của lộc trời. Bởi Hạnh nghĩ: “Tài năng mà nghèo thì buồn ghê. Nếu đã tài năng thì phải thực giàu”. Vì thế, khi đến chơi theo sự giới thiệu của em trai bà, Hạnh đã cố tìm cách lấy

lòng mẹ con bà Thiều. Dù đây là lần gặp đầu tiên, chưa thân thiết, nhưng trước bao nhiêu người trong bữa tiệc, Hạnh sẵn sàng mò dưới ống cống có cả phân người để tìm chiếc nhẫn bị mất của Thoa. Trở về nhà sau khi đi chùa cùng mẹ con bà Thiều, Hạnh cứ nghĩ rằng tờ vé số mà Thoa giữ đã được khấn vái, nên sẽ trúng giải. Vì thế, Hạnh đã quay trở lại hiếp cả bà Thiều để đổi lấy tờ vé số.

Trong truyện Không có vua, Đoài muốn Khảm giới thiệu cô bạn học cùng lớp cho mình vì nhà cô ấy giàu, là con ông chủ hiệu điện. Và Khảm nhận lời làm mai mối cho anh cũng chỉ vì tiền, vì được chia phần trăm nếu vụ mai mối thành công mà Đoài đã ghi cho mình trong tờ giấy giao kèo hẳn hoi.

“Ngủ được với Mỹ Trinh thưởng một cái đồng hồ trị giá ba nghìn. Lấy Mỹ Trinh, thưởng 5% của hồi môn. Ngày…tháng …năm…Nguyễn Sĩ Đoài.”

Trong truyện Những bài học nông thôncó mẩu đối thoại giữa hai người đàn bà, bà và mẹ của Lâm. “Bà Lâm bảo: "Ngày xưa có ông Hai Chép lái đò ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời, lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại”. Mẹ Lâm bảo: “Đàn bà thế là bạc”. Bà Lâm bảo: “Bạc gì? Có hai hòn dái là của quý thì mất rồi còn đâu?” Chị Hiền cười: "Gớm, chuyện của bà cứ rợn rợn là”. Không phải chỉ có Hiền mới thấy

“rợn rợn”. Cả người đọc cũng thấy “rợn rợn”. Mà “rợn rợn” không phải chỉ ở chi tiết “ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông”. Cảm giác “rợn rợn” còn xuất phát từ lời nhận định của bà nội của Lâm, một người đàn bà tám mươi tuổi, con cháu đầy nhà: “Đàn ông nó chẳng thương mình đâu. Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình”. Bà không hề tin vào tình yêu.

Trong truyện ngắn Chuyện tình kể trong đêm mưa người ta tưởng là sẽ bắt gặp một mối tình đẹp. Muôn và Bạc Kỳ Sinh yêu nhau tha thiết. Khi bị bắt đi tù, Bạc Kỳ Sinh đã trốn về để thăm người yêu và Muôn đã tìm cách cho anh thoát thân. Khi nghe Muôn hát bài ca tình yêu của hai người và nước mắt lăn dài trên má, Bạc Kỳ Sinh có vẻ xúc động. Y đưa tay ôm lấy bả vai Muôn kéo về phía mình. Những tưởng họ sẽ thành vợ chồng nhưng không. Cuối cùng, Muôn đã bỏ cuộc, bỏ Bạc Kỳ Sinh, người nàng yêu tha thiết để lấy Lò Văn Ngân, kẻ thù của người yêu cũ nhưng lại là người có tiền và có thế lực đủ để bảo đảm cho nàng một cuộc sống êm ấm. Bạc Kỳ Sinh ra đi, trôi giạt đến tận Hoa Kỳ, vẫn thường đau trong ngực khi nghĩ về Muôn. Đối với Sinh

“không ai mang nhiều hạnh phúc và nhiều đau khổ” cho anh như Muôn. Trên tường nhà Bạc Kỳ Sinh có treo tấm ảnh của Muôn. Nước ảnh đã cũ, đã úa vàng nhưng trông Muôn rất đẹp. Và hãy nghe Bạc Kỳ Sinh nói về tình yêu:

“Ông đã yêu bao giờ chưa? Tình yêu dạy cho ta bước đi của hổ, của báo, dạy cho ta sức mạnh của mãnh thú. Nó dạy cho ta sự giảo quyệt của cáo, của rắn độc. Nó khiến ta nhân đạo hơn, hoặc độc ác hơn. Những kẻ hèn hạ không có tình yêu”, và: “Tin tôi đi: Đấy là một hung thần” - một tình yêu dữ dội, “tình yêu to lớn... không trật tự nào dung được nó”, như Nguyễn Huy Thiệp viết.

Cho nên khi hát về tình yêu, Bạc Kỳ Sinh dù “không lấy hơi, không ráng sức”, nhưng “khi nhấn lời hoặc ngâm nga thì dịu dàng không sao kể xiết: ngậm ngùi, tê tái mà không mủi lòng, tâm trạng cô đơn lạnh buốt lẫn lộn với những khát khao nồng nàn. Tiếng hát sóng sánh, đặc như những giọt mật ong. Mỗi từ là một giọt mật”, làm cho nhân vật tôi “nghe hát mà nước mắt cứ thế chảy ra dàn dụa, tự nhiên, không sao kìm lại được”.

Trong truyện Trương Chi, Trương Chi đã yêu Mị Nương “rỗng tếch và tẻ nhạt” chỉ vì “tình yêu của chàng hướng về cái tuyệt đối”, còn nàng là

ngờ vực đối với tình yêu của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện rõ rệt nhất có lẽ là trong truyện này. Ở cuối truyện, Trương Chi ra “đứng ở đầu mũi thuyền. Chàng trật quần ra đái vọt xuống dòng sông. Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy. Rồi chàng gào lên: “Cứt!” Một lần. “Cứt!” Hai lần. “Cứt!” Ba lần. Cứ thế, Trương Chi, một mình trên chiếc thuyền lênh đênh giữa sông, hết hát lại văng tục “Cứt”! Như thế, một câu

chuyện tình vốn được xem là đẹp và rất đỗi thơ mộng trong truyền thuyết Việt Nam, dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, bỗng dưng đầy những cay đắng, những phẫn uất, những tức tối. Nó không còn là tình yêu nữa. Nó là một sự vỡ mộng về tình yêu.

Lò Văn Pành trong truyện Đất quên đã gặp tình yêu cuối đời mình trong một cơn giông dữ dội kèm theo mưa như trút nước. Cô gái đẹp làm ông lóa mắt trong cơn giông, ông già Pành trải qua thời khắc thực sự hạnh phúc:

“Cả cuộc đời từng trải của ông, ông chưa bao giờ có cảm giác ấy. Ông biết đây là điều ông vẫn hằng khao khát mong tìm. Hơn cả tình yêu, hơn cả những người phụ nữ ông đã từng gặp. Cảm giác này như là hạnh phúc”. Nhưng ông

đã chết bởi một cơn đau tim khi không vượt qua được thử thách – điều kiện để được phép cưới cô gái mà ông yêu: chặt đỗ cây gỗ cứng và to nhất trong vùng.

Có lẽ chính Nguyễn Huy Thiệp cũng không tin vào tình yêu. Trong truyện của ông, hình như chỉ có hai mối tình đẹp. Đó là truyện Nạn dịch (trích

Những ngọn gió Hua Tát) và truyện Muối của rừng. Trong truyện Nạn dịch, Lù chỉ vì thói ham mê cờ bạc đã không có mặt ở nhà lúc vợ qua đời vì bị dịch. Khi trở về, Lù đã rất ân hận, đau đớn điên cuồng, phủ phục trước mộ vợ, kêu gào thảm thiết: “Tôi sống sao bây giờ khi không có bà? Lấy ai chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?” Ông đau đớn, thấy thương vợ vô cùng. “Ông nhận ra mình bạc bẽo, vô tình, thấy vợ cao thượng chịu đựng. Càng nghĩ, ông càng ân hận,

thương cảm”. Từ những miếng ăn, miếng vải đẹp người vợ cũng nhường nhịn

cho ông, cho con. Ngược lại, ông chưa làm được gì cho vợ. Lù đã tự tay đào mộ vợ lên - một việc mà cả bản ngăn cản. Tay ông tóe máu mà không cảm thấy đau. Ông lôi vợ ra khỏi quan tài, đem đến nhà thầy thuốc cầu xin họ chữa cho Hếch. Nhưng cuối cùng, ông cũng bị chết vì bị lây bệnh dịch. Ngôi mộ của Lù và vợ được người già trong bản gọi là mộ chung thủy.

Trong truyện Muối của rừng ta thấy được sự chung thủy của con khỉ cái. Khi con khỉ đực bị ông Diểu bắn thương, “con khỉ cái tuồng như muốn liều mạng, nó đến gần nâng con khỉ đực nhỏm lên”. Nó đã lẽo đẽo theo ông

suốt từ khi ông vác con khỉ đực xuống núi, làm cho ông cảm thấy bực mình, nhưng với lòng kiên trì của con khỉ cái, ông nghĩ: “Thôi Diểu ơi…với đôi chân thấp khớp thế này thì làm sao mày chạy nhanh bằng lòng tận tụy, thủy chung của khỉ?”Khi ông quyết định phóng sinh cho con khỉ đực, dường như chỉ chờ có thế, khỉ cái vọt ngay ra khỏi chỗ nấp, chạy vội đến chỗ con khỉ nằm.

Và bên cạnh nó, có những mối tình thoáng qua, nhẹ như hơi thở, như làn gió thoảng. Đó là mối tình ở bến Tầm xuân, của cô Hương, trên chuyến đò sang sông, với một nhà thơ. “Sông nước sao mà đẹp thế. - Dòng sông êm ả tuyệt vời”, một không khí thơ mộng - Đò cặp bến, nhà thơ lên bờ, bước lên đê. Anh nghe thấy tiếng gọi vang trên mặt sông, từ rất xa, “Ơi...” Anh chụm tay lại, hướng xuống dòng sông, nồng nhiệt trả lời: “Ơi... ơi”... Anh vừa thu được vừa đánh mất buổi chiều rồi. “Có hề gì đâu? Thời gian thật là hào phóng. Nhưng mà hãy vì sự hào phóng ấy ta phải sống cho nhanh lên, có ích”

cho đời. Truyện chỉ có thế, cấu trúc một bài thơ, như nhiều truyện ngắn hiện đại trên thế giới.

Viết về tình yêu và hạnh phúc cá nhân là một đòi hỏi chính đáng trong đời sống con người. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp miêu tả về tình yêu với sự đỗ

vỡ bởi vì con người theo ông đã bị tha hóa do nhiều nguyên nhân trong đó có lối sống thực dụng, sùng bái vật chất và tâm lí vụ lợi vì đồng tiền.

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 41 - 47)