Kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 100 - 108)

7. Bố cục của luận văn

3.3. Kết cấu truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp

Mỗi nhà văn khi sáng tạo tác phẩm ngoài việc nhào nặn vốn sống để tạo dựng nên những sinh mệnh nghệ thuật – tái hiện bức tranh đời sống khái quát, còn phải lựa chọn cách kết cấu tác phẩm phù hợp. Nguyễn Huy Thiệp cũng đã lựa chọn những cách kết cấu phù hợp với quan niệm nghệ thuật của mình.

Cấu trúc truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp dường như còn rất ít bóng dáng của cái kết cấu chặt chẽ, khuôn mẫu của truyện ngắn cổ điển. Nhà văn Sêkhov nói: “Theo tôi, viết truyện ngắn cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và

kết luận” [39, tr.138]. Hoan Bô-sơ: “Truyện ngắn hay như là một thứ quả nhiều vỏ, luôn luôn làm cho những đứa trẻ háu ăn bị nhỡ tàu” [39, tr.138]. Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không có kết cấu như vậy, nó có kết cấu như kết cấu của tiểu thuyết, nó lỏng lẻo như chính cái lỏng lẻo của cuộc sống. Chúng phản ánh được cái không khí của thời hiện đại này: sôi nổi, nhiều thông tin, đan xen nhau.

3.3.1. Kết cấu đan xen

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đan lồng vào những trang viết về cuộc sống những nhận xét, đánh giá, những suy ngẫm về cuộc đời để thấy rằng cuộc sống con người không chỉ sinh động như tự nó vốn có, mà trong tác phẩm nó muôn màu muôn sắc trong cách nhìn, cách cảm rất riêng của nhà văn. Trong truyện Chảy đi sông ơi, nhân vật “tôi” khi “cắn chặt răng để khỏi òa khóc” và

ngẫm nghĩ: “Nước chảy rất xiết, tôi bỗng hiểu ra nước chảy bao giờ cũng xiết, có điều phải cố mà bơi cho đến được bờ”. Trong Nạn dịch (Những ngọn gió Hua Tát) có đoạn: “Người ta đổ ộc vào miệng những đứa trẻ con đang bú sữa mẹ hàng bát những thứ nước ấy. Chúng khóc thét lên vì gan ruột cào xé. Có hề gì, đằng nào thì sống ở đời gan ruột chẳng phải cào xé nhiều lần”.

Cùng với việc để cho nhân vật ngẫm nghĩ, rút ra những bài học cho bản thân, tác giả đưa ra triết lí về cuộc sống, về đời tư thông qua số phận của nhân vật. Chẳng hạn như: “Tôi bảo: “Chỉ có nỗi buồn là vĩnh cửu”. Cô Phượng bảo: “Có thể... nhưng anh đừng khẳng định...” (Con gái thủy thần). Cha tôi

bảo: “Anh nhu nhược. Duyên do là anh đếch sống được một mình”. Tôi bảo:

“Không phải, cuộc đời nhiều trò đùa lắm”. Cha tôi bảo: “Anh cho là trò đùa à?” Tôi bảo: “Không phải trò đùa, nhưng cũng không phải là nghiêm trọng”.

“Cô Lài òa khóc: “Cháu xấu xí lắm. Lại cả tin nữa”. Cha tôi nghẹn ngào: “Con ơi, con không hiểu rằng, cả tin chính là sức mạnh để sống hả con”

(Tướng về hưu). Còn chị Thục, một giáo viên cấp hai: “Nghĩa tình chuộc lại nghĩa tình. Vô sự với tạo hóa, trung thực đến đáy, dù có sống giữa bùn, chẳng sợ không xứng là người” (Những người thợ xẻ). Thầy giáo Triệu khi nói chuyện với Hiếu: “Chú không chống nổi sự ngu dốt của bọn có học đâu. Tôi đây này, tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại như thế nào, vừa phản động, nó vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy”. Hay ở một đoạn khác: “Anh Triệu cười: Chú có biết hoa này không?” Tôi lắc đầu. Anh Triệu bảo: “Hoa

này lạ lắm, (...) Nó có cái lạ là cứ để yên thì chẳng làm sao, nhưng hễ đụng đến là thơm lựng lên. Người ta đặt tên là hoa cỏ đĩ. Y hệt đàn bà, để yên thì hạnh kiểm phi thường, đụng vào tan nát như chơi, đầu tiên nát tiền, đến nát tâm hồn, rồi tan gia đình, tan cơ nghiệp”. Tôi cười: “Anh có vợ chưa?” Anh Triệu bảo: “Chưa. Vợ người thì đẹp. Vợ mình lại tử tế. Khốn thế!” (Những bài học nông

thôn). Chị Hiên – một cô gái có chồng và sống ở nông thôn nhưng có cũng bộc lộ suy nghĩ trong cuộc sống: “Sao đàn bà cứ phải lấy chồng. Như tôi đây, chồng đi xa, lấy chồng cũng như không. Hiếu bảo lấy chồng mà bỏ chồng có tốt không?” Có lúc chị cũng triết lí: “Nứa trôi sông không dập cũng gãy. Gái chê chồng không chứng nọ cũng tật kia…Thế là đàn bà không ra gì. Nhưng đàn ông nhiều người cũng không ra gì. Lấy chồng phải anh nghèo, bất tài mà lại cao thượng thì hãi lắm. Nó làm tan nát đời người đàn bà như bỡn”. Trong Trái

tim hổ (Những ngọn gió Hua Tát) có đoạn triết lí: “Tin đồn bao giờ cũng thế, qua miệng những kẻ ngu dốt thì quái lạ thay, thường thú vị hơn qua miệng những người từng trải”, “Đời người ta, ai đã chẳng từng săn đuổi bao nhiêu điều phù du?”

3.3.2 Kết cấu mở

Truyện của Nguyễn Huy Thiệp thường có những kết thúc hay, những kết thúc mang lại cho người đọc một tình cảm bâng khuâng kỳ lạ. Nếu trong văn xuôi truyền thống, người đọc quen với những kết thúc khép kín, kết thúc có hậu, giải quyết hoàn tất các vấn đề, nghĩa là ở đó câu chuyện không còn mở ra hướng khác thì ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp điều này hoàn toàn có thể xảy ra, không tuân thủ theo nguyên tắc kết cấu truyền thống. Ông đã sáng tạo ra nhiều kiểu kết thúc không khép kín như: kết thúc bỏ lửng, kết thúc với nhân vật chính tiếp tục ra đi, kết thúc mở ra nhiều kiểu khác nhau

trong việc giải quyết xung đột, kết thúc đảo ngược so với cổ tích và thực tế lịch sử.

Cũng giống như một số nhà văn hiện thực khác của giai đoạn trước năm 1945 như Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Minh Châu…. Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng kiểu kết thúc bỏ lửng, không có kết thúc rành mạch theo những giải pháp dễ dãi. Ông đưa ra những giả định có thể như thế này, có thể như thế kia, để người đọc suy nghĩ tìm ra lối kết thúc của riêng mình. Điều đó thể hiện qua cá tác phẩm Không có vua, Con gái thủy thần, Sống dễ lắm, Những người thợ xẻ, Chăn trâu cắt cỏ, Vàng lửa…

Trong truyện Không có vua, kết thúc tác phẩm là hình ảnh ngày thường. Trong cuộc sống ngày thường với biết bao nhiêu điều xảy ra không ai biết trước được. Cuộc sống ngày thường của gia đình lão Kiền với bao nỗi cay đắng xót xa, với những bộ mặt lầm lì cau có, những câu chửi tục tĩu, những toan tính không khi nào lệch ra khỏi vấn đề tiền bạc của anh em, cha con trong nhà. Và rốt cuộc, cuộc sống của gia đình họ sẽ như thế nào? Đoài có buông tha cho Sinh, có còn tán tỉnh, ý định đuổi anh để chiếm chị dâu hay không? Cuộc đời Khảm, Khiêm và Tốn sẽ như thế nào? Không ai biết trước được và người đọc băn khoăn với kiểu kết thúc bỏ lửng như vậy của tác phẩm.

Trong truyện Những người thợ xẻ, kết thúc tác phẩm là câu nói của

Chương: “Sau lần ấy số phận đẩy tôi sang bước ngoặc khác, tôi không đi xẻ gỗ nữa, chuyển sang làm việc khác”. Người đọc cũng không biết anh có tốt

nghiệp đại học không? Chương chuyển sang làm việc khác là việc gì? Và việc đó có làm cho Chương không phải gặp những con người thô tục như Bường, có vơi đi nỗi cô đơn trong con người anh?

Trong Chăn trâu cắt cỏ, kết thúc tác phẩm là điều day dứt trong lòng

rồi nằm dài xuống vạt cỏ mềm…Nhìn lên trời cao, Năng không biết mình đang ở đâu? Con trâu gặm cỏ bên cạnh, nhẫn nại bình thản. Nó đang nghĩ gì? Nó đang ở đâu?”

Đoạn kết trong truyện ngắn Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp tạo ra khoảng trống. Người viết truyện với lí do không biết kết thúc như thế nào mặc dù đã cố gắng “cất công đi tìm thư tịch cổ và hỏi han nhiều bô lão”, nhưng đều vô nghĩa nên hiến bạn đọc ba đoạn kết của câu chuyện, “để bạn đọc tùy ý

lựa chọn”:

Đoạn một: Đoàn tìm vàng còn sót lại ba người trong đó có Phăng. Phăng được cử trông coi việc khai thác này. Vua ban cho Phăng món chim hầm bát bảo nấu rất công phu. Phăng đã chết khi ăn món đó.

Đoạn hai: Đoàn tìm vàng còn sót lại mỗi mình Phăng. Trở về kinh, Phăng được vua ban thưởng rất hậu hĩnh. Phăng trở về Pháp mang theo một người vợ An Nam, lập một ngân hàng và sống sung sướng đến già.

Đoạn ba: Tất cả đoàn tìm vàng đều bị lính triều đình giết chết. Mỏ vàng sau được giao cho người trong hoàng tộc khai thác, quản lí.

Như vậy với ba đoạn kết thúc, độc giả không chỉ trở thành kẻ đồng sáng tạo, tìm ra “đường đi nước bước” của nhân vật, mà còn có thể nhìn nhận về nhân vật, sự kiện ở ba điểm khác nhau, tự giải mã các vấn đề. Trong đoạn kết một, Phăng bị vua Gia Long đầu độc. Ở đây Phăng là một nhà tư tưởng. Phăng ghi chép lại: “tất cả những cố gắng của con người hướng về điều thiện đều là những cố gắng đau đớn, nhọc lòng. Điều thiện hiếm như vàng và sau đó phải được vàng đảm bảo mới có giá trị thực” (Vàng lửa). Ở đoạn kết hai, Phăng được vua thưởng hậu hĩnh. Phăng hiện lên là một tên thực dân đi ăn cắp ở những nước thuộc địa. Đoạn kết ba, Phăng đã sai khi nghĩ rằng mình đã hiểu về con người An Nam, nhất là vua Gia Long. Thực tế phủ phàng đã dội

vào Phăng một đòn chí mạng, tất cả đoàn đào vàng đều bị lính triều đình giết chết bởi lệnh của vua Gia Long.

Kết thúc tác phẩm, Nguyễn Huy Thiệp có khuynh hướng không khép kín mạch truyện, ngược lại còn chủ ý mở ra những miền đất bát ngát mơ hồ, nhân vật chính tiếp tục ra đi (Con gái thủy thần, Chảy đi ông ơi). Con gái thủy thần là truyện kết thúc không có hậu, hiểu theo nghĩa không có hạnh phúc và không đóng kín câu chuyện lại. Nhân vật Chương đi tìm con gái thủy thần nhưng không tìm được, cuộc đời Chương vẫn cứ mãi trôi theo dòng sông, vẫn cứ đi để tìm con gái thủy thần. “Tôi cứ đi, đi mãiTrước mặt tôi là dòng sông thao thiết. Sông chảy ra biển, biển rộng vô cùng. Tôi chưa biết biển… Tôi chưa biết biển. Mà tôi sống nửa cuộc đời rồi đấy. Chỉ vài năm nữa đến năm hai ngàn”.

Trong truyện Trương Chi, Nguyễn Huy Thiệp đã xâydựngkết thúc đảo ngược so với thực tế lịch sử. Cuộc đời, hình ảnh nhân vật Trương Chi khác với hình ảnh Trương Chi trong văn học dân gian. Trương Chi trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp lúc nào cũng mang vẻ thách thức với cuộc đời, lúc nào cũng văng tục “cứt”, theo đuổi những điều cao cả hơn tình yêu. Chàng Trương Chi cổ tích với giọng hát du dương ngọt ngào, làm say đắm lòng người. Chàng Trương Chi hiện đại chỉ hát toàn “ấy a” với lại “huầy dô” ca

ngợi công danh tiền bạc một cách thô bỉ. Cách kết thúc của hai câu chuyện cũng trái ngược nhau. Trong câu chuyện cổ, khi kết thúc là câu hát:

“Kiếp này đã dở dang nhau

Thì xin kiếp khác duyên sau lại thành”

Trương Chi đã trầm mình xuống sông. Hồn chàng nhập vào thân cây bạch đàn. Người ta lấy gỗ sây bạch đàn làm thành bộ chén dâng vua. Khi rót nước, Mị Nương thấy hình ảnh Trương Chi trong chén. Giọt nước mắt nàng lăn xuống, chén bạch đàn vỡ tan”. Ở đây, hai người dù không đến được với

nhau nhưng đã có sự đồng cảm. Nguyễn Huy Thiệp lại có kết thúc khác, hai nhân vật không có mối đồng cảm với nhau. Ông viết: “Tôi - người viết truyện ngắn này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy. Quả thực, cái kết thúc ấy là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình. Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đấy là bí mật của riêng tôi. Tôi biết giây phút cuối đời Trương Chi cũng sẽ văng tục. Nhưng đấy không phải là lỗi của chàng. Mị Nương sống suốt đời sung sướng và hạnh phúc. Điều ấy vừa tàn nhẫn, vừa phi lí. Lẽ đời là thế”. Nguyễn Huy Thiệp muốn làm thay đổi

cách cảm thụ quen thuộc của người đọc để đưa đến có cách suy nghĩ khác hơn vể số phận con người.

Trong những câu chuyện được bao phủ bởi một không khí cổ tích – chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát cách kết thúc tác phẩm cũng rất hiện đại. Những điểm mốc quan trọng của truyện, của cuộc đời các nhân vật được gọi là “thời điểm may mắn”. Điều này khá giống với truyện cổ tích. Nhưng trong truyện cổ tích, thời điểm may mắn luôn đến đúng vào lúc nhân vật bị bế tắc và nó giúp nhân vật được đổi đời, truyện kết thúc có hậu. Nhưng trong Những ngọn gió Hua Tát,chỉ có ba truyện có cách kết thúc có hậu. Đó là Tiệc xòe vui nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên, Nàng Sinh. Còn lại đều có kết

cục bi thảm.

Trong các truyện Tiệc xòe vui nhất, Chiếc tù và bị bỏ quên, Nàng Sinh thường khởi đầu bằng một sự không bình thường nhưng kết thúc có hậu. Trong Tiệc xòe vui nhấtđó là mô típ thi kén rễ giữa một số người hy vọng lấy được người đẹp Hà Thị E. Các đoạn mô tả về việc thực hiện lời thử thách của những người cầu hôn gần giống truyện cổ tích. Hặc - chàng trai mồ côi, người thợ săn xuất sắc nhất bản - là người trung thực, nên đã được Then giúp đỡ, cho mưa xuống đúng như yêu cầu của thử thách của bô lão trong bản. Hặc cưới được con gái trưởng bản. Cả bản mở tiệc vui mừng và say khướt. Trong

Nàng Sinh, Sinh là một cô gái thô kệch, dị dạng, mồ côi. Người trong bản dường như ít ai để ý đến sự có mặt của cô. Nhưng khi cô nhấc được hòn đá trong miếu, nàng trở nên xinh đẹp và có cuộc sống sung sướng. Trong truyện

Chiếc tù và bị bỏ quên, chiếc tù và cũng bình thường, thậm chí xấu xí, kêu

không được to. Nó bị mọi người bỏ trên gác xép. Nhưng trong lúc mọi người trong bản dọn nhà đi vì không thể diệt được nạn dịch sâu đen, con trai trưởng bản đã đem tù và ra thổi, những co sâu biến mất và họ trở lại cuộc sống bình thường.

Trong tất cả các truyện còn lại, sự may mắn trở thành tai họa đối với các nhân vật và thường dẫn đến cái chết. Chàng Khó trong Trái tim hổ giết được con hổ nhưng chính anh cũng bỏ mạng. Anh bị rơi xuống vực sâu cùng con hổ, bị gãy lưng, mặt mày bị trầy xước. Trái tim con vật đã bị kẻ nào đó đánh cắp. Nàng Bua trong truyện cùng tên là một người đàn bà nghèo với chín đứa con không cha. Khi đào được hủ vàng phút chốc, nàng trở nên giàu có và được mọi người quý mến. Nàng lấy chồng. “Đáng lẽ ra, Bua sẽ sinh với người chồng được thừa nhận của mình một đứa con nữa, đứa con thứ mười, nhưng người đàn bà ấy không quen sinh nở trong sự đầy đủ và nề nếp cổ truyền. Nàng đã chết khi trở dạ, đẻ giữa đống mền chăn ấm áp”. Người

thợ săn già trong Con thú lớn nhất nhầm lẫn vợ mình với con công mà ông giết chết vợ. Ông đã tự sát, tự giết con thú lớn nhất trong cuộc đời. Lù trong

Nạn dịchđã dùng hết một tay nải bạc hoa xòe để cứu vợ nhưng cuối cùng cả ông và vợ cùng chết. Lão thợ săn giỏi Hoàng Văn Nhâm là một thợ săn giỏi, giết được con hổ mẹ, nhưng đứa con lão bị chết thảm thương dưới miệng con hổ con. Từ đây, Nguyễn Huy Thiệp muốn nói với chúng ta rằng, kết thúc có hậu chỉ có trong truyện cổ tích. Còn trong cuộc đời thực hiếm hoặc không có chỗ cho nó. Như vậy, sử dụng yếu tố huyền thoại, nhà văn như muốn khẳng định hơn tính hiện thực nghiệt ngã của cuộc đời. Ánh mắt lạc quan tin tưởng

của người xưa khi nhìn vào thế giới trong cổ tích giờ trở nên bi quan khi nhìn vào cuộc đời thực tại. Cuộc đời thực tại còn quá nhiều điều bí ẩn, những điều con người chưa thể biết trước, kể cả những điều bất trắc. Nó là một khả năng

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)