Vấn đề con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp qua các ý

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 29 - 41)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Vấn đề con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp qua các ý

tranh luận

Nói đến sự cách tân quan niệm về con người trong truyện ngắn đương đại không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Thiệp – người đã góp phần làm cho đời sống văn học thời kỳ Đổi mới trở nên sôi nổi và khởi sắc hơn bao giờ hết. Trong đó, mảng đề tài lịch sử gây nhiều tranh cãi trong dư luận bởi cách nhìn và thể hiện nhân vật lịch sử trong tác phẩm của ông có sự khác biệt.

Những ý kiến đánh giá về cách nhìn con người trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp dù khen hay chê, tất cả đều mạnh mẽ quyết liệt.

Đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu xoay quanh vấn đề con người trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.

Tháng 1 năm 1987, tác phẩm Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp được khởi đăng, nhưng chưa gây được tiếng vang. Đến khi Tướng

về hưu ra đời trên báo Văn nghệ số 24 ngày 20/6/1987 và đặc biệt từ sau khi

chùm truyện Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết liên tiếp ra mắt bạn đọc từ tháng 4/1988, Nguyễn Huy Thiệp trở thành một hiện tượng trong văn học thời kì Đổi mới bấy giờ. Lúc này xuất hiện những phản ứng gay gắt, trái ngược nhau trong việc đánh giá các sáng tác của nhà văn. Dư luận về tác phẩm của ông sôi nổi không nhằm khẳng định hay phủ nhận tài năng của Nguyễn Huy Thiệp mà tập trung vào các vấn đề: văn - sử; hư cấu – phi hư cấu; chính - tà. Căn cứ vào nội dung các bài tranh luận có thể chia làm hai xu hướng: xu hướng phản đối, phủ nhận và xu hướng ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp.

1.Ở xu hướng phản đối, phủ nhận, tập trung vào ba truyện Kiếm sắc – Vàng lửa – Phẩm tiết, đăt biệt là truyện Phẩm tiết. Những người phê phán Nguyễn Huy Thiệp có cách làm khá giống nhau là: đối chiếu các hiện tượng hư cấu trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp với các nhân vật lịch sử, văn hóa đã trở thành khá quen thuộc với người Việt Nam, từ đó họ đã đến kết luận những hiện tượng Quang Trung, Gia Long, Nguyễn Du,… trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp là sự xuyên tạc, bóp méo lịch sử. Một trong những người đầu tiên phê phán Nguyễn Huy Thiệp là nhà sử học Tạ Ngọc Liễn. Ông cảnh báo: “Chúng ta phải nhắc nhở anh cần định hướng lại một cách chắc chắn

hơn khi ngồi trước trang giấy, đặc biệt cần kiểm tra lại vốn kiến thức văn hóa, vốn hiểu biết lịch sử trong hành trang anh đang có nếu như anh vẫn tiếp tục các đề tài lịch sử” [39, tr.170]. Lúc thì ông chỉ trích khá gay gắt, rằng

Nguyễn Huy Thiệp là người có nhận thức phiến diện, “trình độ học vấn chưa

đầy đủ, bôi nhọ anh hùng dân tộc” [39, tr.17]. Và từ góc nhìn lịch sử, Tạ Ngọc Liễn yêu cầu Nguyễn Huy Thiệp “không được xuyên tạc hư cấu một cách tùy tiện, giống như không ai được phá hoại các di tích lịch sử đã được xếp hạng” [39, tr.177]. “Tôi không nghĩ tác giả luận điểm này là người mắc bệnh tâm thần nhưng đó không phải là sự suy tưởng của một đầu óc lành mạnh khỏe khoắn”[39, tr.173]. Và ông đưa ra kết luận cuối bài viết của mình là: “Viết lịch sử không chỉ sử gia mà cả nhà văn cũng phải phục tùng sự thật, đúng bản chất lịch sử, không làm cho diện mạo của nó méo nó đi” [39, tr.177]. Nhà báo Lê Hà trong bài Các vị tướng nói về phim “Tướng về hưu” rằng: “Ông tướng (người tiêu biểu cho quân đội) quá xa thực tế, quá xa cuộc

sống và cứng nhắc trong cuộc đời. Để làm gì? Nếu không nói xấu quân đội, thì cũng là bức tranh sai lệch về quân đội. Chẳng lẽ quân đội không còn gì hay ho hơn để nói” [39, tr.37]. “Tác giả đã bôi nhọ cuộc đời chiến đấu của một cán bộ quân đội, lí ra rất đáng ca ngợi” [39, tr.39]. Trong khi đó Đỗ Văn Khang trong bài viết Vì sao văn của Nguyễn Huy Thiệp ngày càng sa sút lại nhận xét: “Ở Tướng về hưu, người ta thấy Nguyễn Huy Thiệp đã bộc lộ một hạn chế rất nghiêm trọng, là anh đã nhìn đời tàn nhẫn quá, “hung hãn, táo tợn”, “lạnh lùng, hằn học” quá” [39, tr.410]. “Văn anh còn thóa mạ con người”. “Anh xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn với một thái độ phủ định quyết liệt” [39, tr.411]. “Truyện của anh không nâng đỡ con người, mà tìm cách thóa mạ con người” [39, tr.414].

Ngoài ra, một số nhà phê bình, nhà báo cùng một cách nhìn thiếu thiện cảm với chùm truyện về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp như Nguyễn Thúy Ái, Đỗ Văn Khang, v.v…Họ quả quyết rằng Nguyễn Huy Thiệp thiếu tâm trong sáng tác của người cầm bút. Đặc biệt Nguyến Thúy Ái đã đặt một cái tên khá ấn tượng cho bài viết về Nguyễn Huy Thiệp của mình “Viết như

thế cũng là một cách bắn súng lục vào quá khứ” [39, tr.203]. Đỗ Văn Khang đưa ra nhận xét: “Rất đúng rằng không được nhìn lịch sử bằng con mắt sáo mòn, nhưng có nên dựng một tên cướp nước để hắn dạy cho chúng tôi về lịch sử Việt Nam không? Có lẽ đơn giản ở đây là: một kẻ vô đạo đức thì không bao giờ rao giảng đạo lí cho người khác được” [39, tr.194]. Ngoài ra, ông cũng đồng tình với ý kiến của Tạ Ngọc Liễn và nói “Nguyễn Huy Thiệp viết truyện “lịch sử - thế sự” mà toàn dựng các nhân vật chủ chốt không thuộc chính sử (Phăng trong Vàng lửa và cô Vinh Hoa trong Phẩm tiết)” [39, tr.190]. Nhà văn Bùi Hiển nhận xét: “Nguyễn Huy Thiệp đặt con người trên bình diện “thực thể” và đó là con người thấp kém” [39, tr.451]. Ngoài ra nhà

văn Hồ Phương nhận định rằng: “Trong “Không có vua” tôi thấy dường như

đã lộ một khuynh hướng của anh với cái nhìn xã hội thiên về đen tối, đỗ vỡ, mất hết lòng tin của con người trong xã hội hôm nay và những con người chúng ta một cách tàn quá… Nếu muốn nói gì về xã hội, về con người, người viết có toàn quyền trong việc hư cấu nhân vật. Nhưng khi đã mượn nhân vật lịch sử như Quang Trung để chở ý định của mình thì việc hư cấu phải có giới hạn” [39, tr.451-452]. Trong khi đó nhà văn Bùi Bình Thi cho rằng: “Tác giả

nhìn con người không đúng. Nhìn một cách u uất, lạng lùng đến tàn ác”. “Viết về những con người trong đau khổ phải gợi được niềm hy vọng, sự vươn lên. Truyện của Nguyễn Huy Thiệp thiếu những yếu tố ấy” [39, tr.454].

Nguyễn Huy Thiệp bị coi là kẻ đang chạy theo mốt dị dạng và xúc phạm nghiêm trọng đến lịch sử và người đọc. Thậm chí tài năng văn chương của Nguyễn Huy Thiệp ít nhiều được công nhận trong chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát và Tướng về hưu cũng bị nghi ngờ. Các ý kiến này cho rằng, điều

quan trọng là người viết truyện cần đạt đến yêu cầu tái tạo trong tiểu thuyết một sự thật của chính sử, và nếu bước ra ngoài chính sử cần có bằng chứng hoặc tập thể kiểm nhận.

Hầu hết những người phản đối sự hư cấu lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp đều giữ quan điểm về kiểu tiểu thuyết truyền thống, không cho phép hư cấu một cách tùy tiện, yêu cầu ở nhà văn phải tra cứu chuyên cần, am tường và chuyên nghiệp hơn nữa mỗi khi va chạm với lịch sử.

2.Ở xu hướng ủng hộ cho rằng, Nguyễn Huy Thiệp đã cách tân trong kỹ thuật viết truyện ngắn. Trong các ý kiến khen về Nguyễn Huy Thiệp, Lại Nguyên Ân là một trong số những người đầu tiên bênh vực Nguyễn Huy Thiệp. Phản bác lại ý kiến của Tạ Ngọc Liễn, ông viết “đọc văn phải khác với

đọc sử”. Ông đưa ra quan điểm của mình: “qua những Kiếm sắc, Vàng lửa,…Tôi nghĩ anh có điểm nhấn riêng, theo kiểu văn học” [39, tr.186-187] và nhấn mạnh “Thuốc đắng giả tật, sự thật mất lòng”, “sự thật mà nghe nói ra thì người ta xấu hổ”, “chính những người can đảm cảm thấy bổn phận mình là nói to lên”, “sự thật ấy giống với thuốc đắng” [39, tr.186]. Văn Tâm cũng phản lại ý kiến của Tạ Ngọc Liễn “Nguyễn Huy Thiệp cần phải kiểm tra

lại vốn hiểu biết lịch sử” rằng “Nguyễn Huy Thiệp đã tốt nghiệp khoa Sử gần

hai mươi năm, dạy Sử hàng chục năm, lẽ nào thầy Thiệp chẳng thuộc lòng mấy trang sử kí” [39, tr.292]. “Nguyễn Huy Thiệp không mắc tội bôi nhọ lịch sử” [39, tr.295]. Và Văn Tâm khẳng định rằng “không thể đọc truyện ngắn

của Nguyễn Huy Thiệp bằng con mắt sử kí, giáo khoa như nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liên đã làm” [39, tr.287]. Nguyễn Văn Bổng đánh giá rằng: “anh không định qua các nhân vật ấy đánh giá lại lịch sử, đánh giá lại bản thân các nhân vật. Anh chỉ mượn các nhân vật lịch sử để nói chuyện khác” [39, tr.148]. Nguyễn Mai Xuân – Trương Hồng Quang nhận xét rằng: “Tạ Ngọc Liễn không hề chỉ đơn giản là việc “đọc sai” văn bản văn xuôi nghệ thuật”

mà còn bộc lộ “tiếng nói trầm mặc, tự tin, không hề “thái quá” hay “bất cập”; đằng sau những gì ông phát biểu người ta cảm giác có “một mặt trời chân lí” đang khiêm nhường tỏa sáng – đó là tiếng nói với ý thức hiển nhiên

về tính phổ quát của nó, với tính chất độc thoại chỉ dung nạp một văn cảnh tư tưởng đã nhất thể hóa, với cái nhu cầu quy tất cả về một mối, mà những gì đi lệch ra khỏi đó, đều chỉ có thể là “sai lầm, lệch lạc” [39, tr.218-219]. Hoàng Ngọc Hiến trong bài Tư duy tiểu thuyết và folklore hiện đạiđã cho rằng cách viết của Nguyễn Huy Thiệp là theo lối tư duy tiểu thuyết: “Trong truyện Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp đã tiếp cận nhân vật từ quan điểm tiểu thuyết. Ở con người Nguyễn Huệ, ngoài những nét hào hoa, lịch thiệp, tác giả còn làm nổi bật một điểm yếu, đó là tính hiếu sắc, tính mê gái, âu cũng là một thói “nam nhi thường tình”. “Không ai là anh hùng với người hầu cận của mình” [39, tr.358]. “Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp, nhân cách của Nguyễn

Huệ được phát hiện ở khía cạnh bất ngờ với những phẩm giá nhân văn cao quý” [39, tr. 359]. “Nguyễn Ánh là “một nhân vật lịch sử phản diện”. Nhấn mạnh những nét bất nhân, bất nghĩa của Nguyễn Ánh, Nguyễn Huy Thiệp không chối từ giả định nhân vật này là một “khối nguyên liệu vô giá”. Tác giả đã tiếp cận Nguyễn Ánh từ quan điểm tiểu thuyết. Với cách nhìn sử thi, bất cứ ai ở bên kia chiến tuyến lập tức bị chối từ bất cứ phẩm giá nào. Miêu tả nhân vật gian hùng, nhà tiểu thuyết chỉ rõ cái gian nhưng không quên phẩm chất hào hùng của nhân vật, bằng không nhân vật gian hùng chả thấy hùng chỗ nào, không khác nào đứa ăn cắp vặt ngoài chợ. Người quen với tư duy sử thi thường không quen với cách nhìn như vậy” [39, tr.360]. “Nhấn mạnh nhược điểm của Nguyễn Huệ, làm nổi bật phẩm giá của Nguyễn Ánh, Nguyễn Huy Thiệp không hề đánh đồng nhân cách của hai nhân vật. Nguyễn Huệ có sự phản tỉnh và đời sống lương tâm, Nguyễn Ánh nói năng xử sự cứ xưng xưng, rồi lại nhơn nhơn, không hề biết áy náy, hối hận. Nguyễn Huệ “trọng tinh thần, bỉ thể xác” Nguyễn Ánh cho thế là dại” [39, tr.360]. Ngoài ra ông còn nhận xét: “Trong truyện Phẩm tiết Ngô Thị Vinh Hoa là nhân vật trung tâm, mở đầu, kết thúc và xuyên suốt truyện đều là Ngô Thị Vinh Hoa,

vua Quang Trung, vua Gia Long đều là phụ, mỗi nhân vật đế vương này chỉ gắn với một “trường đoạn”. Trong truyện, Quang Trung, Gia Long đều là vua, người nắm quyền lực cao nhất, cả hai nhân vật đều là hiện thân của quyền lực. Vinh Hoa là một con người” [39, tr.362]. Nhà phê bình văn học Hà Nội Nguyễn Thanh Sơn nhận xét: “Đọc các truyện ngắn của Nguyễn Huy

Thiệp cũng như một cuộc vật lộn với chính bản thân mình. Rất khó tìm thấy nơi để tâm hồn có thể nghĩ ngơi. Nó quá kiệm lời, quá thâm trầm, và cũng đúng một cách tàn nhẫn. Con người lần lượt bị tước dần mất những tấm màn ảo tưởng mà chính họ dựng lên và thành tâm tin vào, những thứ vốn giúp họ sống trong một thế giới buồn chán, không thể sống mà không có ảo tưởng”

[39, tr.118]. “Nhiều nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp, méo mó, dị hình cả về ngoại hình lẫn tâm hồn” [39, tr.120]. “Nguyễn Huy Thiệp có một giọng văn rất lạnh lùng nhưng ẩn dấu phía sau nó lại là một lòng nhân ái sâu xa, trìu mến đối với con người. Ông cảnh báo mọi người: “Bản tính người Việt là hay trông ngóng, nhiều khi quên gốc ngay chính tim óc mình” (Chút thoáng Xuân Hương) và luôn luôn muốn vun xới cho cái gốc ấy” [39, tr.126].

Các ý kiến khác của Lê Xuân Giang chứng mình rằng “thông qua việc xây dựng hình tượng nhân vật, Nguyễn Huy Thiệp lấy đề tài là nhân vật lịch sử nhưng không hề bôi đen hay xuyên tạc lịch sử, chỉ mượn lịch sử để bộc lộ thái độ đối với hiện tại” [39, tr.311], thông qua nhân vật để đối thoại với bạn đọc. Diệp Minh Tuyền đưa ra nhận xét “anh đã mang đến cho văn xuôi Việt Nam một cuộc cách tân” [39, tr.396]. Theo xu hướng này, một số ý kiến đề xuất cần phân biệt một cách rõ ràng “đọc văn phải khác đọc sử”. Một điều dễ

nhận thấy là những người tâm đắc với sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp tuy chưa phân tích, làm rõ các khía cạnh cách tân trong kỹ thuật kể chuyện một cách có hệ thống, song rất đề cao những cái mới trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Hơn nữa họ còn cho rằng, những chi tiết đó không chỉ là dấu hiệu

đổi mới trong kỹ thuật mà còn đổi mới trong tư duy. Nó báo hiệu một hoàn cảnh dân trí đã phát triển: “muốn tôn trọng người đọc với một nhận thức rất độc lập của họ thì nên để họ tự xác lập lấy các nhận định của họ. Đã thế thì phải tìm tới những cơ cấu nghệ thuật kiểu khác, sao cho các ý kiến riêng, các góc nhìn riêng khác hẳn thậm chí đối lập với cách nhìn hợp lí- được quyền lên tiếng, thậm chí đến mức như chọc tức người đọc” [87].

Trước những sự thật, những xấu xa phơi bày trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Đông La thẳng thắn đánh giá: “Nguyễn Huy Thiệp đã xé

toạc cái khách sáo của người ở chốn đông đúc ấy để viết về các lỗi tâm lý, cái tâm lý thật, cái tôi của con người. Từ cái cao cả đến cái thấp hèn, từ phù du ảo huyền đến thông tục. Đó là những ao ước khát khao, những toan tính mưu mô, kể cả những ham muốn bản năng. Nhiều khi anh đẩy đến tận cùng khiến người đọc phải e ngại” [39, tr.132]. Hoàng Ngọc Hiến đồng cảm với những trăn trở của nhà văn khi phải đặt bút phơi bày, miêu tả tất cả những phần xấu xa, phần khuất tối trong con người “nói về sự đốn mạt, hèn kém của con người, câu văn Nguyễn Huy Thiệp thường man mác, cảm giác tê tái. Đằng sau cảm giác này là nỗi đau nhân tình. Một nỗi đau âm thầm, lặng lẽ nhưng sâu sắc... Ngòi bút trào phúng của Nguyễn Huy Thiệp vừa trào phúng, vừa xót xa” [39, tr.14].

Trong thể loại truyện ngắn lấy cảm hứng từ huyền thoại được công luận tán thưởng hoàn toàn, Nguyễn Vy Khanh nhận xét “truyện và kịch của Nguyễn Huy Thiệp huyền thoại mà rất “đời”và “tục”. Ông có tài làm cho người đọc chìm trong thế giới hoang dã, bịa đặt, đồng thời gây thích thú, tâm đắc” [39, tr.383].

Năm 2001, trong lời tựa cuốn Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp (cuốn sách tập hợp nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp), Phạm Xuân Nguyên khẳng định

của Nguyễn Huy Thiệp. Hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp – đó là thành quả của đổi mới” [39, tr.5]. Như vậy, trong sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã đi đúng hướng với yêu cầu đổi mới con người trong văn học sau năm 1975.

Cùng với các bài viết được công bố rộng rãi trên sách báo mà những người yêu mến Nguyễn Huy Thiệp biết tới còn một số lượng lớn các bài viết

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)