Cảm hứng huyền thoại

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 92 - 100)

7. Bố cục của luận văn

3.2Cảm hứng huyền thoại

Sự thâm nhập của huyền thoại vào truyện ngắn Việt Nam từ 1986 là một hiện tượng lạ, nhất là thời kỳ Đổi mới. Chúng ta chứng kiến sự tái xuất đầy ấn tượng của huyền thoại trong đời sống văn học nghệ thuật: âm nhạc, điện ảnh, văn học… Đặc biệt, huyền thoại trở thành một tố chất thể loại vừa mới mẻ vừa mạnh mẽ trong truyện ngắn giai đoạn này. Đi sâu vào đời sống

thể loại, chúng ta sẽ thấy: huyền thoại không phải chỉ trở lại ở một vài hiện tượng riêng lẻ, ngược lại, những sáng tác huyền thoại đã hình thành một dòng truyện ngắn: truyện ngắn - huyền thoại. Huyền thoại thực sự đã tạo nên những hình thể truyện ngắn mới ở Việt Nam. Nhiều cây bút truyện ngắn đương đại thể hiện yếu tố huyền thoại trong sáng tác như Nguyễn Huy Thiệp, Hòa Vang, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo.

Có thể nói một bộ phận không nhỏ các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp mang “cảm hứng huyền thoại mạnh” [39, tr.288]. Theo lời của tác giả Văn Tâm “Sương mù huyền thoại bao phủ hầu hết trang sách Nguyễn Huy Thiệp, không những bao phủ dài đặc trong hai truyện huyền thoại (Con gái thuỷ thần”) và cổ tích (Những ngọn gió Hua Tát) mà còn bập bềnh mờ mịch giữa khá nhiều truyện lịch sử (Kiếm sắc, Phẩm tiết) và thế sự (Chảy đi sông ơi)”

[39, tr. 288].

3.2.1 .Yếu tố huyền thoại bao trùm xung quanh nhân vật

Rất nhiều người cho rằng, sương mù huyền thoại bao phủ hầu hết những trang sách Nguyễn Huy Thiệp, nó hỗ trợ độc giả đọc ra một số tín hiệu thuộc miền tinh thần tiềm ẩn, siêu thức sâu thẳm. Thật vậy, Nguyễn Huy Thiệp có tài tạo không khí huyền ảo từ những cái rất thực tế, rất trần trụi, người đọc luôn trôi trong cảm giác vừa thực vừa hư. Tính hấp dẫn được tăng lên rất nhiều nhờ được chìm đắm trong không khí đó. Nhiều truyện rất hiện thực và hiện đại, nhưng nhà văn đã phết lên cho nó màu sơn huyền thoại nhằm gây hứng thú và tạo cảm giác kiếm tìm, trở về. Trong hầu hết các truyện, Nguyễn Huy Thiệp đều sử dụng yếu tố huyền thoại như là một thủ pháp “lạ hóa” tác phẩm một cách cần thiết để thoát khỏi “chất hiện thực” vốn dễ gây sự nhàm chán nơi người đọc.

Nguyễn Huy Thiệp sử dụng yếu tố huyền thoại khi viết về những nhân vật lịch sử, nhân vật cổ tích, nhân vật đời thường.

Huyền thoại Nguyễn Huy Thiệp luôn là con đường đi về phía sâu thẳm tâm hồn con người. Ở đó có thể con người sẽ gặp lại chính mình. Khai thác, sử dụng yếu tố huyền thoại, nhà văn đã làm cho tác phẩm của mình mang màu sắc huyền hoặc xa xăm. Trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật là những người chung quanh ta: thiếu phụ lái đò ở bến tầm xuân, cô gái dở hơi, tên tướng cướp, lão đồ tể, ông tướng. Mỗi người có mỗi nghề khác nhau. Đời thường như huyền hoặc, các nhân vật có tâm hồn trong sáng, nguyên sơ lẫn những khôn ngoan chính từ những khốn nhục của cuộc đời.

Huyền thoaị thường mang tính lạc quan, tin ở con người nhân ái, nhân bản tự tại, không cần đến lí trí, lí luận. Điều này dường như chỉ đúng trong văn học dân gian, còn đối với Nguyễn Huy thiệp không phải như vậy. Huyền thoại Chị Thắm (Chảy đi sông ơi) là tiếng hát của thuở nào tê tái: “Chảy đi

sông ơi, Băn khoăn làm gì? Rồi sông đã hết, Anh hùng còn chi?...Con trâu đen, con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay đâu rồi?”. Không khí huyền

thoại trong Con gái thuỷ thầnđược mở ra ngay từ đầu tác phẩm, qua hình ảnh dòng sông với trận bão ở bãi Nổi trên sông Cái: “Chắc nhiều người còn nhớ trận bão mùa hè năm 1956. Trận bão ấy, ở bãi nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗm đại thụ. Không biết ai nói trông thấy có đôi giao long quấn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gống cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. Đứa bé ấy là con thuỷ thần để lại. Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả. Ai nuôi Mẹ Cả tôi không biết, nghe phong phanh trong từ đền Tía đón về nuôi. Lại đồn thím Mòng trên phố chợ đón về nuôi. Lại đồn các sơ trong nhà tu kín đón về, đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Giana Đoàn Thị Phượng”. Đó là cuộc hành trình tìm kiếm vô vọng đến

nào? Vì cái gì? Bởi cái gì? Để tôi mượn màu son phấn ra đi…”. Điệp khúc đau buồn ấy là niềm tin bị đổ vỡ. Từ cuộc đời của Chương, Nguyễn Huy thiệp muốn con người hiểu rằng mỗi con người sống trong cuộc đời luôn theo đuổi những điều phù du, ảo vọng. Ảo vọng chỉ là ảo vọng, trong cuộc đời thực con người trải qua biết bao nhiêu điều khốn khó, bất trắc. Thế giới ấy không được nhìn nhận đơn giản như trước nữa mà người ta phải nhìn vào nó bằng tất cả những nỗi niềm âu lo, trăn trở.

Những ngọn gió Hua Tát với tít phụ “Mười câu chuyện về cuộc sống của một bản nhỏ” cũng mang những yếu tố huyền thoại. Như chính tác giả đã

nói trong phần dẫn truyện, bản Hua Tát, nơi người Thái đen sinh sống nằm ở Tây Bắc Việt Nam trong một thung lũng hẻo lánh, bốn bề bao bọc bởi núi non và quanh năm chìm đắm trong sương mù dày đặc, bởi thế, toàn bộ không khí ở đây dường như huyền bí và thấm đẫm các yếu tố huyền thoại. “Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người chỉ thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đây là thứ không khí huyền thoại. Hua Tát là một bản nhỏ cô đơn. Người dân ở đây sống giản dị, chất phác. Công việc nương rẫy nhọc nhằn, vất vả. Cả việc săn bắt cũng thế. Tuy nhiên người dân ở đây lại rất rộng lòng mến khách. Đến Hua Tát, khách sẽ được mời ngồi bên bếp lửa, uống sừng rượu cần với xeo thịt rừng sấy khô”. Linh hồn người Tây Bắc ngày xưa thấp thoáng bay trong

truyện: “Những người sống trong truyện cổ không còn nữa. Ở Hua Tát, họ đã

biến thành đất bụi và tro than cả. Tuy vậy, linh hồn của họ vẫn thấp thoáng bay trên các khua cút nhà sàn. Như những ngọn gió”. Đó là con Hổ, chàng

Khó trong Trái tim Hổ; là con Công trong Con thú lớn nhất; là nàng Bua, hũ vàng trong Nàng Bua; là đức tính trung thực của chàng Hặc trong Tiệc xòe vui

nhất; là cô gái giữa cơn mưa trong Đất quên; là hòn đá nhỏ trong Nàng Sinh…Tất cả, tất cả đã tạo nên một không khí lung linh huyền ảo, một màu

sắc lạ giữa những sắc màu hiện thực. Trong chùm truyện này kể về những con người đặc biệt và những sự kiện không bình thường còn lưu lại trong kí ức những người dân địa phương. Sự kiện lạ lùng, hiện tượng bất bình thường là những yếu tố thú vị, tạo nên tính hấp dẫn của chùm truyện này. Đó là sự xuất hiện của con hổ ở bìa rừng làm cả bản kinh hãi (Trái tim hổ), cuộc tấn công của côn trùng màu đen lạ lùng vào rừng làm trụi sạch lá cây (Chiếc tù và bị

bỏ quên), là một trận dịch tả cướp đi gần hết sinh mạng trong bản (Nạn dịch). Nhân vật nữ trong truyện Nàng Bua bất ngờ tìm thấy trong rừng một chiếc vò cổ đựng đựng đầy tiền vàng, tiền bạc. Còn Sinh, cô bé mồ côi bé nhỏ nhưng nhấc được hòn đá mà dân bản coi là linh thiêng trước đó không ai nhấc được. Ông Pành đã tám mươi tuổi nhưng yêu say đắm và muốn cưới cô gái trẻ về làm vợ, khi bắt gặp tình yêu bỗng dưng có sức mạnh phi thường: leo lên đỉnh núi cao để đắn ngã cây cổ thụ. Rõ ràng huyền thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp có nguồn gốc từ huyền thoại dân gian nhưng nó hoàn toàn không phải là huyền thoại dân gian, mà là sự sáng tạo dựa trên cơ sở huyền thoại dân gian.

Nguyễn Huy Thiệp sử dụng các yếu tố “nhại cổ tích”, “nhại lịch sử” là một thủ pháp nghệ thuật nhằm phủ lên các mối quan hệ của đời sống một màn sương, làm lung linh bức tranh nghệ thuật trong tác phẩm, tạo hứng thú cho người đọc. “Cái màn sương huyền thoại ấy muốn thể hiện rằng, quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, với chính bản thân nó không dễ gì nắm bắt. Thế giới con người với những quan hệ vật chất, về tinh thần thật huyền diệu. Với quá khứ, nó bị lớp bụi thời gian che phủ. Với hiện tại, quan hệ đó đan xen, khúc xạ với nhiều hình thái, nhiều dáng vẻ” [24, tr. 161].

Huyền thoại có thể trần tục hóa những thần thánh danh nhân lịch sử, gỡ bỏ vầng hào quang, giản đơn hóa những ngôi sao có khi đã được chiếu sáng nhân tạo, đưa các ngài từ đỉnh cao xuống đồng bằng sống với người hai

bữa cơm chay gạo. Rồi phải đối phó với những nhức nhối, phải giải quyết những nát lòng, tục lụy. Nơi không còn cho những chỗ đứng chân lí muôn đời, khuôn mẫu duy lí, cái phải đi lên, đi thẳng” [39, tr. 370].

Nguyễn Huy Thiệp huyền thoại hóa một số nhân vật và đề tài lịch sử. Huyền thoại cảm nhận lịch sử khác đi, đương đại hóa cái quá vãng hay được đặc lên bệ thờ, đúc tượng khắp công viên. Trong truyện ngắn Kiếm sắc,

Nguyễn Huy Thiệp đem Nguyễn Huệ và Nguyễn Phúc Ánh ra khỏi sách sử. Nhiều chi tiết nhuốm màu huyền hoặc như: Nguyễn Ánh đã sai đao phủ dùng thanh kiếm gia truyền của Lân để chém đầu Lân “khi chém đầu, máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại”. Vua Gia Long vào

sâu trong đất Thuận Quảng, xuất quỷ nhập thần. Người Đàng Trong sợ ánh hơn là thích Ánh. “Ánh đi đến đâu nghe nói cũng có mây đen cuồn cuồn bay đằng trước, dân cứ thấy có mưa là biết Ánh đi qua”. Câu chuyện về Đặng

Phú Lân dùng đá ném vịt trời để nhử cá sấu, cứu sống, cứu thuyền chở Nguyễn Ánh ra khỏi cơn nguy hiểm. Qua nhân vật Đặng Phú Lân, ông viết về họ như được nghe dân dã nói về họ. Huyền thoại theo nghĩa đồn đại, ghi nhận bởi tứ phương thiên hạ[39, tr. 33]. “Phẩm tiết với hình tượng Vinh Hoa hiện thân của cái đẹp tuyệt đối. “Khi đẻ ra Vinh Hoa, trên nóc nhà bỗng có đám mây ngữ sắc bay đến, tỏa ra ánh sáng rực rỡ, khắp nơi hương thơm ngào ngạt. Trên cổ Vinh Hoa có tràng quấn cổ, xòe lòng bàn tay ra, thấy có viên ngọc ở trong, trên khắc hai chữ “thiên mệnh”. Khải dựng tóc gáy, lập bàn thờ tạ trời đất” [39, tr.373].

Cả vua Gia Long và Nguyễn Huệ đều muốn có được Vinh Hoa nhưng không được. Ở đây phẩm tiết của nàng Vinh Hoa chỉ là huyền thoại. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn thích khám phá những mặt giả tạo của con người để con người bớt đạo đức giả, sống thật hơn như Nguyễn Huệ, Nguyễn Phúc Ánh.

Dù gì đi nữa, đọng lại từ những trang văn thấm đẫm huyền thoại là một tấm lòng tha thiết với đời, một trái tim luôn nóng hổi với con người. Tình yêu cuộc sống, tình yêu đồng loại và khát khao những điều tốt đẹp cho con người là tinh thần bao trùm lên tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp.

3.2.2. Xây dựng nhân vật theo hướng dị dạng

Nhân vật dị dạng không phải chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong văn học sau năm 1975 mà nó đã xuất hiện trước đó ở phương Tây, tiêu biểu là tác phẩm Hóa thân của Kapka, ra đời năm 1912. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở một số truyện của Nguyễn Huy Thiệp, ta thấy xuất hiện một số nhân vật không bình thường, bị biến dạng cơ thể hay một phần cơ thể. Đó là: cô gái dở hơi – Lài trong Tướng về hưu, những con khỉ trong Muối của rừng, chú em út suốt ngày bò lê và lau nhà trong Không có vua, lão già bại liệt trong truyện Con gái thủy thần (“Lão già nhổm lên, tôi kinh hoàng thấy lão già chẳng khác gì ma quỷ, râu tóc lởm chởm, đôi mắt đục ngàu. Tôi đoán lão già bị liệt, hai chân teo lại. Lông chân trông như lông lợn. Tôi chào lão, ngạc nhiên thấy lão anh minh lạ thường, nói năng rành rọt”), chàng Khó trong

Trái tim hổ, (“hai tay dài chấm đàu gối, hai chân khẳng khiu, lúc nào đi cũng như chạy”). Bên cạnh những người bình thường họ bị coi là dị dạng. Nhưng

những nhân vật dị dạng này nhiều khi làm nên điểm sáng nhân hậu, trí tuệ anh minh của tác phẩm. Hành động của con khỉ trong Muối của rừng làm cho ông Diểu nhận ra hành động của mình thật vô nghĩa biết bao. Khi đi săn, ông bắn bị thương con khỉ đực. Ông đang định mang con khỉ về nhà, thì đúng lúc đó con khỉ cái trở lại – bất chấp mọi nguy hiểm để giải thoát cho con khỉ đực. Nó

“lén nhìn ông vừa lao đến chỗ con khỉ đực. Nó ghì lấy con khỉ đực rất nhanh và khéo, cả hai cùng lăn tròn trên đất”, “hai con khỉ vừa chạy vừa dìu lấy nhau”. Con khỉ con “túm lấy dây súng của ông kéo lê trên đất”, như thu hút

sự chú ý của ông để cho bố mẹ chúng trốn thoát. Nó bị lăn xuống vực, tiếng rú thê thảm của nó làm cho ông kinh hoàng, bỏ chạy “như ma đuổi”. Khi bình tâm lại, ông tiếp tục đuổi theo con khỉ đực lúc này đã bị thương nặng ở vai. Nhưng những gì vừa xảy ra, cùng với ánh mắt “đờ dại nhìn ông cầu khẩn. Ông bỗng thấy thương hại”. Như một hàng động vô thức, “ông Diểu vơ lấy một nắm cỏ Lào vò nát. Ông cho vào miệng nhai kĩ. Ông đắp nắm lá vào miệng vết thương con khỉ. Nắm lá sẽ có tác dụng cầm máu cho nó”. Khi tránh ánh mắt “ươn ướt” như biết ơn của con khỉ, cũng là lúc ông đối diện với tội ác của chính mình, hối hận với việc làm mà mình đã gây ra cho con khỉ (“Thà mày chống cự thì tốt cho tao”). Ông quyết định thả con khỉ về rừng với lời tuyên bố: “Thôi tao phóng sinh cho mày” chính là một sự chuộc lỗi. Ông Diểu dường như không còn gì, khẩu súng mất, trang phục không còn, ông cứ mình trần thân trụi đi giữa thiên nhiên, giữa trời đất. Nhưng cái ông được lớn nhất là đã giải phóng ra khỏi những xấu xa, tội lỗi. Hành động đi tìm và giết hổ của chàng Khó (Trái tim hổ) làm cho mọi người không chỉ ngạc nhiên về sự gan dạ mà còn hiểu được tình cảm chân thành mà Khó dành cho Pùa – cũng là một người khuyết tật như chàng.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp còn có những chi tiết rất kì lạ. Nhân vật Đặng Phú Lân trong Kiếm sắc khi bị chém đầu, “máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau thì bết lại”. Ngón tay của Ngô Thị Vinh Hoa trong Phẩm tiết, khi chạm vào mắt của Nguyễn Huệ, ngón tay hiện lên một vết chàm.

Có ý kiến cho rằng, những nhân vật dị dạng trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như là sự tái hiện hình ảnh tàn phế sau các cuộc chiến: Cún trong truyện cùng tên, Trùm Thịnh trong Chảy đi sông ơi, một Hoạt trong Mưa Nhã Nam... Tất cả những nhân vật ấy luôn gợi nhớ kí ức về cuộc chiến như một chấn thương vĩ đại, sẽ không bao giờ liền miệng của cả

một dân tộc. Thậm chí, Ngọc, một nhân vật có cái tên rất đẹp, là một sinh viên đại học, rất thư sinh, cũng phải mất đi một ngón chân, mà lại bằng dao của ngững người “kéo cưa lừa xẻ”. Tính chất khốc liệt nằm ngay trong hình ảnh chiếc búa nện xuống sống dao, và lưỡi dao bập xuống khiến ngón chân hoại thư văng ra và Ngọc rú lên đau đớn.

Ở Nguyễn Huy Thiệp, “việc đẩy huyền thoại lên thành cảm hứng trùm phủ giọng điệu văn chương đã mặc nhiên đưa tác giả vào tình thế lưỡng nan của việc có trong tay một con dao hai lưỡi…Và cũng chính nó, đôi khi làm

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 92 - 100)