Sự phong phú phức tạp bên trong con người bình thường

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 74 - 86)

7. Bố cục của luận văn

2.5. Sự phong phú phức tạp bên trong con người bình thường

Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Thiệp không xây dựng con người theo lối phân tuyến địch - ta, đen - trắng, xấu - tốt... mà đặt con người trong nhiều quan hệ khác nhau, dựng lên một cõi người đa dạng, có người tốt kẻ xấu, có người cao thượng kẻ đê hèn. Lại có kẻ suốt đời mang trong mình nỗi cô độc khủng khiếp. Tuy nhiên bản thân mỗi con người không hề đơn giản một chiều mà sâu kín, rối rắm, nhiều chiều kích. MiLan Kundra nói: “Con người là hiển minh của lưỡng lự”. Bên trong mỗi bản thể nhỏ nhoi ấy bao giờ cũng tồn tại hai mặt đối lập: đẹp - xấu, thiện – ác, cao cả - thấp hèn, trong sáng – tăm tối, hạnh phúc – khổ đau… Con người có lúc là thần thánh, song cũng có lúc là quỷ dữ. Ai dám bảo một người lương thiện không có lúc suy nghĩ đê tiện? Ai dám bảo một người độc ác lại không có lúc lấp lánh trong tâm hồn ánh sáng của thiên lương. Lev Tolxtoi đã nói: “Một trong những sai lầm vĩ đại nhất khi xét đoán về con người là chúng ta hay gọi và

xác định người này thông minh, người kia ngu xuẩn, người này tốt người kia ác, người thì mạnh mẽ, người thì yếu đuối, trong khi con người là tất cả: tất cả các khả năng đó, là cá gì luôn luôn biến đổi” [68, tr.62]. Cho nên không nên chỉ đơn giản phân loại con người theo hai khu vực rạch ròi: tốt và xấu. Kiểu nhân vật đan xen giữa trắng và đen, thật và giả ấy văn học gọi là nhân vật lưỡng diện.

Nguyễn Huy Thiệp cũng như bao nhà văn khác trong thời kì Đổi mới văn học, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của con người, xây dựng con người lưỡng diện. Ông len lỏi vào những nẻo sâu kín nhất trong nội tâm nhân vật, nhìn thấy những biểu hiện dù nhỏ nhất lóe lên trong tâm hồn họ. Cho nên kiểu nhân vật lưỡng diện tồn tại hầu hết trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp.

Trong truyện Tướng về hưu ông Bổng là một con người lỗ mãng, táo tợn, làm mọi điều phi nhân bất nghĩa – gây sự với con trai, đuổi con dâu ra khỏi nhà khi đang mang thai, tưởng như không thể cải tạo được vậy mà cũng có lúc biết nhục, bật khóc vì được chị dâu – một người lẫn, sắp chết không gọi được tên ông, chỉ nói được ông là người: “Thế là chị thương em nhất. Cả

làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người”. Ông vụ lợi một cách khinh bạc, trắng trợn, tán tận lương tâm. Trong đám tang chị dâu, ông lạng lùng: “Mất mẹ bộ xa- lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ! Bao giờ bốc mộ cho chú bộ ván”. Khi ngồi đánh tam cúc ăn tiền với các đô tùy bị thua thì ông Bổng lại chạy vào vái quan tài: “Lạy chị, chị phù hụ cho em để em vét nhẵn túi chúng nó”. Trong lúc đưa tang chị dâu, ông Bổng vẫn có thể đùa: “Bao giờ tôi chết, đô tùy của tôi toàn dân cờ bạc, cỗ không thịt lợn mà thịt chó” và hối các đô tùy đi nhanh để về còn nhắm. Nhưng cũng có lúc ông rung động trước thiên nhiên đẹp: “Nước mình thật đẹp như tranh. Bây giờ tôi mới hiểu

vì sao phải yêu đất nước”. Nhân vật hấp dẫn nhất trong truyện là Thủy. Thủy là con người của cuộc sống hôm nay. Mạnh mẽ, thực dụng, tỉnh táo, đầy lí trí, sòng phẳng, nhiều khi thực tế đến tàn nhẫn nhưng đồng thời có lúc cũng biết điều.Thủy là một bác sĩ phụ sản, lẽ ra rất quý con người. Nhưng công việc chính của Thủy tại bệnh viện là nạo phá thai. “Hằng ngày các rau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào phích đá đem về. Ông Cơ nấu lên cho chó, cho lợn” ăn để kiếm thêm nguồn thu riêng cho gia đình. Khi bị bố chồng phát hiện, Thủy đã không cảm thấy ghê rợn cho việc làm của mình mà còn thản nhiên bảo ông Cơ: “Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết”. Mọi công việc chi tiêu

trong nhà, Thủy tính toán rất rành rẽ: “Năm nay nhà mình hụt thu hai bảy nghìn, lạm chi hai mươi tám nghìn, cộng là bốn mươi lăm nghìn”. Để mẹ chồng sống và ăn riêng vì bà đã lẫn. Cô dửng dưng trước sự đau khổ của chồng vì mẹ sắp mất. Trong lúc chồng tìm cách đổ sâm để kéo dài sự sống cho mẹ, Thủy vẫn có thể lạnh lùng bảo: “Mẹ già rồi”, “đừng đổ sâm”, ngăn việc cấp cứu, lẳng lặng đi mua vải để may áo tang, kêu thợ mộc về đóng hòm. Trong đám tang mọi người đau buồn nhưng Thủy lại rất tỉnh táo đối phó trước sự bon chen, lèo lái của ông Bổng: “Em nghe hết rồi, em tính ba chục mâm, tám trăm đồng một mâm, ba tám hai mươi tư. Hai nghìn tư, phụ phí sáu nghìn. Việc mua bán em lo. Cỗ giao cô Lài. Đừng nghe ông Bổng, lão ấy đểu lắm”. Cô Lài khóc thương cho bà chủ vừa qua đời, Thủy bảo “đừng khóc”, còn tự hào khoe với chồng: “Ba mươi mâm anh phục em tính sát không?” Nhưng có lúc, cô tỏ ra hào phóng với mọi người, hầm cho mỗi người con gà tâm sen trong ngày đầu năm mới, cho thêm tiền để hai cha con ông Bổng về quê bốc mộ. Nói về ông Bổng: “Thôi, coi như trả công. Lão ấy tốt nhưng nghèo”. Nói năng đúng mực và kính trọng bố chồng. Biết khóc, ân hận và xin lỗi chồng sau khi ngoại tình.

Lão Kiền trong Không có vua là một người cha nhưng suốt ngày cau có, chực nhổ toẹt vào con cái những lời độc địa, nhẫn tâm khi đồng lõa cùng con trai cả nhốt con út bệnh tật vào cạnh buồng nhà xí để giữ thể diện với khách trong ngày giỗ vợ, lại hoàn toàn thản nhiên trước mâu thuẫn của các con “Chúng mày giết nhau đi, ông càng mừng”. Đốn mạt hơn khi đứng nhìn trộm con dâu đang tắm, nhưng khi lão đánh bài ngửa: “Tao chẳng cần. Đàn

ông chẳng nên xấu hổ vì con buồi”. “Làm người nhục lắm”. “Cha mẹ mày!

Chỉ nghĩ cho thân tao thì lũ chúng mày được như thế này à?” thì ta hoàn toàn có thể thông cảm và thấy lão đáng thương hơn đáng ghét. Và lão trở nên đáng yêu khi Rằm tháng Chạp, đi ngân hàng rút lãi tiết kiệm, mua cho Tốn cái áo sơ mi, mua cho Sinh đôi bít tất, còn lại tiền đưa cả cho Cấn. Sáng mồng một Tết, áo quần chỉnh tề, ông cùng vợ chồng con cả đi chúc Tết hàng xóm. Đoài là công chức của Bộ Giáo dục nhưng lại là kẻ vô giáo dục: “Lười như

hủi, chữ tác chữ tộ không biết, chỉ giỏi đục khoét!”, “có học mà ăn nói linh tinh”. Giữa bữa cơm gia đình, hắn có thể nhìn chăm chú vào khoảng lõm ở ngực chị dâu, nơi chiếc khuy bấm vừa tuột ra, bâng quơ trơ trẽn “Tình ơi tình,

mình ơi mình, tình hở hang lắm cho mình ngẩn ngơ” khiến chị dâu ngượng

chín cả mặt. Đoài ngang nhiên tán tỉnh, sàm sỡ, đòi ngủ với chị dâu (“Thiếu một tí tình thôi, Sinh cho tôi sinh một tí”), (“Người chị tôi cứ mềm như bún”), (“Tôi nói trước, thế nào tôi cũng ngủ được với Sinh một lần”, “Tối nay, tôi vào buồn Sinh nhé!”); đòi đuổi anh trai ra khỏi nhà để chiếm chị dâu (“Nếu Sinh yêu tôi, tôi sẽ gây sự tống cổ nó ra ngoài”). Đang khi chặt thịt gà, tay đầy mỡ, cứ để thế không rửa tay, chạy lại bàn thờ mẹ vái lia lịa nhưng lại khấn: “Lạy mẹ, mẹ phù hộ cho con đi học nước ngoài, kiếm cái xe Cub”.

Lạnh lùng biểu quyết để bố chết khi lâm bạo bệnh: “Tôi nghĩ bố già rồi, mổ cũng thế, cứ để chết là hơn”. Thở phào nhẹ nhỏm khi nghe bố tắt thở “Ông cụ đi rồi. Thật may quá”, và hăng hái “Bây giờ tôi đi mua quan tài”. Trong

bữa tiệc mừng Sinh sinh con có thư báo ông cậu chết, nhưng Đoài bảo: “Cứ gác lại đã. Các bác già chết đi có gì là lạ? Tiếp tục cuộc vui đi.” Nhưng có lúc Đoài cũng tỏ ra tử tế “Con xin lỗi bố”, vì thông cảm cho con người đàn

ông của bố, và biết ơn sự hy sinh của bố sau khi nghe bố “nói chuyện đàn ông”. Đoài cũng là người có trách nhiệm, bổn phận: “Ngày kia giỗ mẹ. Anh Cấn bảo chú Khiêm mai kiếm cho được cân thịt ngon ngon. Em đưa chị Sinh một trăm rồi đấy”. Đoài tỏ ra nghĩa khí bênh vực kẻ yếu khi anh trai sắp giở

trò vũ phu với chị dâu (“Anh mà đụng vào cô ấy là tôi chém liền!”). Đoài cũng biết giúp Tốn dọn nhà đón mẹ con Sinh về. Trong bữa tiệc mừng thành viên mới của gia đình, Đoài rót rượu ra cốc, đứng lên nói: “Cốc rượu này tôi dâng cuộc sống…Vì đứa trẻ mới sinh ra kia, vì tương lai của nó”...Một

Khiêm, tay đồ tể, mắt “vằn tia máu đỏ”, một năm “ăn cắp đến nửa tấn thịt” và “hai trăm sáu mươi bộ lòng” , sòng phẳng đến tàn nhẫn với anh trai khi ép nhận tiền công cắt tóc (“Không phải người ngoài, anh không nhận thì thôi, tôi đi hàng khác, tôi bắt thằng khác ngoáy tai cho tôi”). Đây là người mà Sinh thấy ngại khi mới về làm dâu, lúc nào cũng im lặng. Nhưng Khiêm lại rất thương đứa em tật nguyền là Tốn. Khiêm nổi giận lôi đình, ném gạt tàn thuốc lá vào mặt, xông vào đấm Cấn túi bụi khi biết anh Cả chỉ vì ích kỉ, muốn giữ thể diện mà có thể nhẫn tâm nhốt thằng em vào buồng cạnh nhà vệ sinh.

“Khiêm giật khóa, không được. Khiêm cầm xà beng phá cửa. Cửa mở ra. Tốn chân tay mặt mũi đen nhẽm nhe răng cười. Khiêm quát: “Đi ra”. Khiêm cũng

rất mực tử tế với chị dâu. Trước mâm cỗ đêm giao thừa, Khiêm bảo: “Chị là bề trên, chị cứ vái ba vái trước còn đâu tôi khấn”. Khiêm bảo: “Năm mới, chúc chị Sinh sức khỏe, may mắn. Mừng tuổi chị một nghìn, chị cầm lấy để cho có lộc” khiến Sinh rớm nước mắt. Khiêm đã “tặng” cho Sinh và Tốn một buổi tối giao thừa vô cùng “cảm động”. Khiêm cũng tử tế rất mực với bố. Bên giường bệnh của bố, khi đêm đã khuya, mọi người đã đi ngủ, “Khiêm vẫn

ngồi đọc. Đọc đi rồi lại đọc lại. Đại ý bài kinh xin đức Phật giải tội cho người sắp chết, để nghiệp chướng cho người sống chịu, lời lẽ khó hiểu. Suốt đêm Khiêm ngồi đọc, lạc cả giọng”.

Nhân vật Bường trong “Những người thợ xẻ” điêu trá, thủ đoạn đúng như lời mai mỉa dân gian “kéo cưa lừa xẻ”. Tuyên ngôn sống của Bường:

“Tiền là trên hết”. Hắn đã từng đi tù vì liên quan đến vụ trộm phân ở huyện. Khi ra tù, hắn mở quán thịt chó, trong làng mất nhiều chó. Họ nghi cho Bường nhưng vì không có chứng cứ nên hắn vẫn vô can. Hắn hiếp dâm con gái lão Thuyết, bị Ngọc phát hiện lẽ ra phải ngại ngùng xấu hổ hành vi của mình, nhưng hắn lại nói: “Con ranh con, mặc quần vào. Có thích xem đánh nhau thì đứng mà nhìn. Chúng ông đánh nhau vì mày đấy” và còn trơ trẽn mở miệng triết luận: “Mày chẳng hiểu gì. Ai lại đi tính tuổi bướm bao giờ”. Khi nhận xẻ gỗ cho ông Thuyết, Bường đã bán bớt số gỗ trong lúc cưa cho người khác. Bường sẵn sàng giở thói côn đồ, dao búa với người thuê mình xẻ gỗ:

“Bác không trả tiền như tôi thỏa thuận, mời bác xơi nhác dao này. Đùa với ai thì đùa, đừng đùa với Đặng Xuân Bường”. Vậy mà có lúc, hắn cũng biết thương người. Khi Ngọc và Biền đánh vật, Ngọc thắng. Nhưng sau Bường kéo Ngọc ra và nói: “Tao nói cho mày biết, mày bỏ cái trò lưu manh ấy đi.

Mày dụ thằng Biền chơi giả để dụ nó thật…mày bịp con Quy thì được chứ

không bịp được tao đâu…Tởm lắm. Cút mẹ mày đi”. Khi bị chị Thục mắng vì đã làm cho chân Ngọc bị thương trong lúc cưa mà không chữa chạy, sưng to và bị hoại tử, Bường đã “cúi mặt thút thít khóc: “Bà chị bảo em làm gì được?” Khi thấy vợ chồng chị Thục nhiệt tình chữa trị cho Ngọc, Bường đã bảo Biên và Biền xếp hai hộp gỗ lên xe để biếu anh chị. Và chính hắn lại nói những câu đầy nhân tính: “Bà chị không coi chúng em là súc vật! Chúng em phận hèn của cải chẳng có. Chúng em mắc nợ nghĩa tình thì khốn nạn lắm”.

sống nói chung, bao giờ hắn cũng minh triết, bao giờ hắn cũng cố gắng để giữ cốt cách thanh cao về mặt nhân cách. Thế nhưng đời thực của hắn thì như cứt chó. Không sao ngửi được”.

Trong truyện Sang sông khi nhìn thấy vị khách lên thuyền là một người cao lớn khoác túi, trong dáng phong trần, thầy giáo lẩm bẩm “người với ngợm, trông như tướng cướp”. Nhưng đó đúng là tướng cướp thật. Chị lái đò

quanh năm đưa khách qua sông, cũng nhận biết được hắn là tướng cướp nên đã nói buâng quơ “Giông bão gì đâu mà quạ xuống núi”. Tên cướp vui vẻ: “Có cỗ cưới, người ta mời, ông lão sáu mươi lấy cô mười bảy”. Mọi người trên đò lạnh ngắt”. Nhưng khi hai tên cao gầy trên thuyền dí dao vào cổ đứa

bé, làm cho chảy máu để đòi tiền của người mẹ thì hành động của tên cướp lại hết sức ngạc nhiên. Anh nói: “Thôi đi! Trẻ con là tương lai đấy! Làm gì cũng phải nhân đức hàng đầu”. Người thanh niên suốt từ đầu buổi có những cử chỉ

khiếm nhã với cô gái, thậm chí có lúc cáu bẩn: “Đànbà…quỷ sứ…Tất cả đều chẳng ra gì…Bẩn thỉu”…khi cô gái phản ứng lại hành động của anh ta.

Nhưng khi thấy tên cướp dí dao vào cổ chú bé, anh rời cô gái, tháo chiếc nhẫn nơi tay đưa cho tên cướp.

Trong truyện Cún, lão Hạ là một người ăn xin, đã cứu Cún từ trong cống nước. Lão coi Cún như con nhưng đã lợi dụng cho Cún đi ăn xin để sống qua ngày, để kiếm tiền đánh bạc và uống rượu. Cũng có lúc, “lão Hạ chẳng hề thấy áy náy vì những lần để Cún đói lả, run người trong những trận sốt mê man để đi uống rượu hay đi đánh bạc”. Khi Diệu cho Cún đồng tiền,

lão đã lẳng lặng nhặt vào túi mình. Nhưng lão cũng là một người có lòng nhân từ. Lão hiểu rõ mình già, ốm đau, sẽ không còn trên cõi đời này và Cún sẽ bơ vơ một mình. Với thân hình dị dạng, không di chuyển được nhiều của Cún thì thật là đáng thương và khó khăn để kiếm sống. Cho nên chính trong quá trình lợi dụng Cún để kiếm ăn, lão cũng đã để dành cho Cún ít vàng để phòng thân

sau này. Vì vậy, lúc sắp chết “bàn tay lão cố ấn vào tay Cún một cái túi con nằng nặng”, mà sau này khi mở ra Cún thấy đó là những khâu vàng.

Ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp không chỉ miêu tả sự phong phú, phức tạp ở những con người bình thường trong cuộc sống đời thường mà còn nhìn thấy sự phong phú, phức tạp qua việc miêu tả các nhân vật lịch sử. Ông nhìn các vị vua, các nhân vật lịch sử ở khía cạnh đời tư, đời thường. Nhà văn không nhìn đối tượng bằng cái nhìn “biết trước”. Nói đơn giản hơn, với Nguyễn Huy Thiệp, tác phẩm là một kiểu thông báo: Tôi nhìn cuộc sống bằng cái nhìn của riêng tôi! Chính tại đây, khuôn mặt đích thực của đời sống hiện lên một cách sắc nét nhất. “Văn chương phải bất chấp hết. Ngập trong bùn, sục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh” (Giọt máu). Nghĩa là ông hình dung lịch sử theo cách riêng của mình chứ không nhìn lịch sử theo kiểu biên niên, ông cũng không đi theo lối mòn “tô hồng” khi nói về vĩ nhân và “bôi đen” khi nói về những nhân vật “có vấn đề”. Tất cả các nhân vật trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp được đặt trong cùng một tọa độ soi ngắm và được lột

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)