Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 86 - 92)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy

Trong văn học, sự thụ cảm cuộc sống bằng tư duy nghệ thuật đã làm nên hình tượng nghệ thuật sống động, thuyết phục người đọc. Tài năng nghệ thuật chân chính là người lôi cuốn độc giả vào thế giới nghệ thuật của riêng mình. Từ đó tạo nên những nhận thức mới, suy nghĩ mới, nói như nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào là “xáo trộn độc giả” [8, tr.78]. Để có sự thành công đó, nhà văn phải là người thực sự tạo nên sức hấp dẫn trên hai bình diện của tư duy nghệ thuật đó là nội dung và hình thức. Vì vậy, tìm hiểu sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Huy Thiệp, song hành với việc tìm hiểu sự cảm thụ, nhận thức, lý giải của nhà văn về con người ở các bình diện như đã trình bày ở chương hai là việc khảo sát các biện pháp nghệ thuật mà nhà văn đã sử dụng để phục vụ cho mục đích nghệ thuật của mình. Trong truyện ngắn, Nguyễn Huy Thiệp đã thể hiện sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người bằng một số biện pháp nghệ thuật sau.

3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp Thiệp

Không gian và thời gian là một phạm trù triết học chỉ sự tồn tại của thế giới vật chất. Không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Tác phẩm là một thế giới nghệ thuật. Thế giới đó có con người tồn tại trong một khoảng không gian và thời gian đặc biệt. Không gian và thời gian trong tác phẩm là không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Nó không chỉ là không gian và thời gian vật chất mà là một phương thức biểu hiện thế giới tinh thần, hiện thực đời sống thông qua tác phẩm văn chương. Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng không gian, thời gian để thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người.

3.1.1 Không gian, thời gian hướng vào đời sống cá nhân

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, không gian, thời gian hướng vào đời sống cá nhân, đa dạng nhiều màu sắc. Nó là không gian, những tâm trạng của con người, gắn với những tình, những cảnh mà con người đang sống, đang trải nghiệm.

Đọc Con gái thuỷ thần cũng như nhiều truyện khác của Nguyễn Huy Thiệp như Giọt máu, Chảy đi sông ơi…chúng ta nhận thấy điểm chung giữa

các tác phẩm chính là bối cảnh được miêu tả trong đó mang đậm vẻ hoang sơ, tù đọng. Đó là cuộc sống quanh quẩn, “sáng đi cày, chiều đào đá ong, tối lột giang đang mũ”, cứ thế cho đến hết đời. Hơi thở cuộc sống ở đấy lạnh lẽo và

nặng nề. Nó dễ dàng nuôi dưỡng định kiến bằng những “lời đồn đại”, thêu dệt những câu chuyện huyễn hoặc. Lời đồn vừa là chiếc nôi nuôi lớn và lưu giữ những câu chuyện dân gian, là nơi huyền thoại bắt đầu. Cũng nhờ lời đồn mà nhân vật Chương đã có câu chuyện về Mẹ Cả - câu chuyện về một nhân vật huyền thoại. Không gian trong truyện Con gái Thủy Thần: “Không khí u uất, tù đọng làng quê làm tôi tê tái cảm giác chua xót. Mọi người rối rít, cuống cuồng để kiếm miếng ăn. Những định kiến, tập tục thật nặng nề. Tôi đã thấy tinh thần gia trưởng hủy hoại bao nhiêu số phận con người. Tôi cũng thấy những ngộ nhận giới tính và đạo đức giết chết vẻ diễm lệ trên khuôn mặt thiếu nữ. Rất ít thanh niên, ngoài đồng chỉ có các ông bà già, phụ nữ và trẻ em thất học làm việc”. Cho nên Chương, không thích làm việc trong nhà mà

thích ở ngoài đồng: “Tôi hay nhận những việc ngoài đồng: cấy, gặt, gieo mạ, bón phân. Tôi không thích nhận việc trong nhà. Ở ngoài đồng không khí thoáng đãng hơn, trên đầu tôi là bầu trời tự do. Tôi không vướng mối liên hệ nào đấy đối với con người”.

Không gian còn là niềm tự hào, gắn kết của con người. Ở đoạn văn mở đầu truyện ngắn Thương nhớ đồng quê, tác giả viết: “Tôi là Nhâm. Tôi sinh

ra ở làng quê, lớn lên ở làng quê. Đi trên đường Năm nhìn về làng tôi chỉ thấy một vệt xanh nhô trên đồng vàng. Xa mờ là vòng cung Đông Sơn, trông từ làng tôi đến đấy phải năm mươi cây số. Làng tôi gần biển, mùa hè vẫn có gió thổi về”.

Hay “Cánh đồng bắt đầu từ nơi rất sâu trong lòng tôi Trong máu thịt tôi đã có cánh đồng

Đứng nên ni đồng mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng bát ngát mênh mông Tôi làm sao quên được nơi mẹ tôi sinh ra”.

Đó không chỉ là lời giới thiệu đầy xúc cảm và tự hào về bản thân của, người đọc còn hình dung được sợi dây gắn bó máu thịt của nhân vật với nơi chôn nhau cắt rốn xiết bao thân thương của mình.

Không gian hướng vào đời sống cá nhân, thời gian được đo bằng khoảnh khắc của đời người đang sống. Nhưng những khoảnh khắc đang sống gắn với hoàn cảnh chung của xã hội. Biệt thự của Thuần (Tướng về hưu) được tác giả miêu tả gắn với sở thích, thói quen sinh hoạt của cá nhân: “Ngôi nhà tôi ở ven nội, xây dựng trước khi cha tôi về hưu tám năm. Đấy là một biệt thự đẹp nhưng khá bất tiện. Tôi đã xây cất dựa theo thiết kế của một chuyên gia kiến trúc trứ danh bạn của cha tôi, ông này đại tá chỉ thạo việc xây dựng doanh trại”.

Trong truyện Mưa Nhã Nam, Đề Thám thích cưỡi ngựa một mình lang thang trong rừng nên ông đã quan sát rất kĩ không gian, cảnh vật nơi đây:“đây

là thiên nhiên cành cây xòa trước mặt, tiếng chim hót, những giọt nước mưa đọng lại trên cây, mùi lá mục ẩm ướt, nhưng con chim xanh, con chim đỏ, con chim vàng, những cánh mối ướt rụi, những con bọ nhảy, tiếng vượn kêu não nùng, bông hoa bé xúi. Tất cả hương vị màu sắc của thiên nhiên đều chân thực, thanh khiết, đều khiến ta cảm động đến tận đáy sâu tâm hồn”. Không

gian đó đã làm ông nghĩ về những ngày đã qua “về tuổi ấu thơ đắng cay khổ nhục, những ngày ông phải đi tận Tiên Lữ”, “nghĩ về sự sống hoặc cái chết”, ước mong trở lại “hai mươi năm trước”.

Không gian dòng sông – con thuyền tượng trưng cho số phận người phụ nữ giữa sông nước cuộc đời. Dòng sông con thuyền còn trở lại với số phận buồn đau, cô đơn của Thắm trong Chảy đi sông ơi. Cả cuộc đời cô gắn với con thuyền, khi chết đi cũng trên sông nước không ai biết đến. Người phụ nữ tên Hương trong Chút thoáng Xuân Hương (truyện thứ ba) phải tự mình đi mua và vác những bao ngô nặng nhọc đưa xuống thuyền về cho trại lợn. Công việc đó cứ diễn ra hàng ngày trên sông. Chồng chị một người đàn ông không biết thương vợ, chỉ biết cờ bạc, nghiện ngập, “theo đuổi những người đàn bà không bằng cái gấu quần của chị”. Truyện Sang sông là hình ảnh cô lái đò. Vì tính chất công việc, hàng ngày đưa khách sang sông, cô gặp rất nhiều hạng người khác nhau: có người tốt, có kẻ xấu, có thầy tu, cũng có tướng cướp. Cô cũng gặp bao nhiêu nguy hiểm, có những nguy hiểm không biết trước được như hai tên buôn đồ cổ dí dao vào cháu bé mà lúc đầu không ai ngờ tới.

Không gian huyền thoại cũng là một kiểu không gian đặc trưng cho truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp trong việc thể nghiệm nhân tính, cá tính… Con người trong tác phẩm của nhà văn bộc lộ nhiều góc khuất mà trong không gian sống thường nhật khó có thể nhận ra. Bản Hua Tát nơi người Thái đen sinh sống nằm ở Tây bắc Việt Nam trong một thung lũng hẻo lánh, bốn bề bao bọc bởi núi non và quanh năm chìm đắm trong sương mù dày đặt, bởi thế toàn bộ không gian ở đây dường như huyền bí và thấm đẫm các truyền thuyết. “Ở Hua Tát, những truyện cổ giống như những bông hoa dại màu vàng nhạt, bé như khuy áo, điểm đâu đó quanh hàng rào các ngõ. Đàn ông ngậm hoa này uống rượu trong miệng không bao giờ say. Nó cũng giống như những viên cuội trắng có gân trong đỏ, mảnh như sợi chỉ nằm kín

đáo trong dòng suối. Phụ nữ thích nhặt những viên sỏi này. Họ nhặt về ủ trong áo lót đủ một trăm ngày. Khi làm đệm cho chồng, họ giấu viên sỏi vào trong. Có lời nguyền cho rằng người chồng nằm trên nệm ấy sẽ không bao giờ mơ tưởng đến phụ nữ khác”.

3.1.2. Không gian, thời gian gắn với thế giới tinh thần của mỗi con người

Con người nhỏ bé giữa rộng lớn không gian, đó là không gian xa lạ. Ở đó, con người không còn cảm thấy an nhiên tự tại, hoà mình vào vũ trụ theo kiểu Thiên - Nhân hợp nhất nữa mà là sự nhỏ bé trước sự hùng vĩ, vô biên của tạo hoá. Con người trong không gian xa lạ ấy mới cảm thấy hết được sự hữu hạn của cuộc sống, sự cô đơn của kiếp người.

Trong truyện Muối của rừng, Nguyễn Huy Thiệp xây dựng không gian núi rừng hiểm trở trong cuộc đi săn đã làm cho ông Diểu hiểu ra sự hiểm nguy của cuộc sống và sự mỏng manh của kiếp người. Một mình trong rừng sâu núi thẳm, cũng là cơ hội để ông đối diện với chính mình, với vực thẳm tội ác trong tâm hồn mình, nó cũng hiểm ác chẳng kém gì vực sâu trước mặt ông:

“từ dưới sâu hun hút… sương mù dâng lên cuồn cuộn trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cây và xóa rất nhanh cảnh vật…Ông chợt nhớ đây là khu vực đáng sợ nhất trong thung lũng, khu vực là cánh thợ săn đặt tên là Hõm chết. Ở hõm sâu này, gần như đều đặn, năm nào cũng có người bị sương mù giăng bẫy làm cho toi mạng”. Rồi trong khoảnh

khắc, ông suy nghĩ: “Ta có mê không?...Tất cả như trong mộng mị”. Ông chợt nhận ra rằng, mọi ham muốn, dục vọng, những nhỏ nhen, ích kỷ đều vô nghĩa trước cuộc sống chông chênh, hữu hạn này. Ông tự tay băng bó lại cho con khỉ mà chính ông vừa bắn rồi thả về rừng cũng là giải thoát cho tâm hồn đang trĩu nặng bởi những toan tính tội lỗi. Thiên nhiên chợt trở nên hiền hoà,

đơn như thế mà đi”. Như vậy, không gian có tác động sâu sắc đến tâm trạng

của con người và con người cũng tạo nên sự thay đổi cảm nhận về không gian.

Truyện ngắn Những người thợ xẻ cũng đặt nhân vật trong không gian thiên nhiên rộng lớn, hiểm trở để mở ra sự suy nghiệm về thân phận con người: “Những dãy núi đá vôi trập trùng cao ngất. Chúng tôi đi men ở dưới chân núi, vừa bé nhỏ, vừa cô đơn, lại liều lĩnh, mà bất lực, thậm chí vô nghĩa.

Bạt ngàn là hoa ban trắng, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng. Này hoa ban, một nghìn năm trước thì mày có trắng thế không?”... Và ở gần kết thúc truyện: “Chúng tôi cứ đi trên cái cầu vồng bảy sắc. Bạt ngàn là hoa ban trắng trên đường, màu trắng đến là khắc khoải, nao lòng. Này hoa ban, một nghìn năm sau thì mày có trắng thế không?”

Bên cạnh đó, không gian xa lạ, mới mẻ cũng gợi nhiều suy ngẫm. Trong Những bài học nông thôn, việc Hiếu về quê mẹ nghỉ hè được thể hiện

như một cuộc dấn thân, kiếm tìm cảm giác lạ, giữa những người lạ. Và anh đã học được rất nhiều những bài học giản dị từ cuộc sống về tình yêu thương, mở ra những chặng đường nhận thức mới trong tâm hồn chàng trai trẻ trên con đường thể nghiệm bản thân: “Tôi cứ đi mãi. Tôi băng qua cánh đồng, qua dòng sông. Mặt trời bao giờ cũng ở phía trước mặt tôi…”

Không gian luân chuyển là không gian kiểu người xê dịch. Trên hành trình kiếm tìm chân lý, con người phải trải qua nhiều kiểu không gian khác nhau, nhiều vùng đất khác nhau, nhiều hoàn cảnh khác nhau buộc họ phải lựa chọn và hành động. Không gian luân chuyển chính là môi trường thích hợp để con người tìm kiếm chính mình. Truyện ngắn Con gái thuỷ thần của Nguyễn Huy Thiệp với kiểu không gian luân chuyển này, đã đẩy nhân vật vào các cuộc thử thách, lựa chọn và hành động. Nhân vật thường xuyên ở trong trạng thái ra đi: “Tôi đi, tôi cứ đi, đi mãi… Tôi đi, tôi đang đi, tôi vùng bỏ đi như

chạy…”. Những cuộc ra đi nối tiếp nhau thể hiện sự bất an trong tâm hồn và sự khao khát kiếm tìm một điều gì như kiếm tìm chính bản thân mình.

Hình ảnh con sông chảy về biển cứ trở đi trở lại trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp chính là dòng sông lặng lẽ suy tưởng của nhà văn, là nỗi khao khát cồn cào muốn tận hưởng cuộc sống, muốn đo được đáy sâu của thời gian.

Trong Chảy đi sông ơi dòng sông trong sự cảm nhận của nhân vật “tôi”, thật hiền hòa, êm dịu, đầy cảm xúc, ngân nga, có sức lay động lòng người: “Chiều xuống tiếng chuông nhà thờ ở giữa bến Cốc lan trên mặt sông

mang mang vô tận. Con sông tựa như giật mình phút chốc sau đó lặng im trôi, giống như một người hiểu biết tất cả nhưng đang mải mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng chẳng thèm biết xung quanh đang chộn rộn những gì”.

Dòng sông là một trong những biều tượng quan trọng làm nên sức hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp và cũng chính là dòng chảy sâu kín của ngôn ngữ biểu tượng. Không gian dòng sông còn mang trong đó sức mạnh cứu sinh và tôn vinh vẻ đẹp của con người. Đó là chị Thắm (Chảy đi

sông ơi), Mẹ Cả (Con gái thuỷ thần).

Như vậy, ý thức về không gian và thời gian của con người trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp rất đa dạng. Không gian, thời gian hướng vào đời sống cá nhân, hướng vào thế giới tinh thần của mỗi nhân vật.

Một phần của tài liệu quan hệ về con người trong sáng tác của nguyễn huy thiệp (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)