7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
5.1.2 Cơ hội và thách thức
5.1.2.1 Cơ hội
Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, Việt Nam đang đứng trước
những cơ hội và thách thức. Đầu năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà trong đó ngành Ngân hàng là một
trong những mắc xích quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các chính
sách mở cửa thông thoáng hơn: những chuẩn mực quốc tế sẽ sớm được áp dụng tại Việt
Nam trong lộ trình cải cách. Xu hướng này đòi hỏi các Ngân hàng trong đó có
NHNo&PTNT phải tăng cường việc áp dụng các quy định kế toán, kiểm toán, quản lý
rủi ro, ... theo đúng các chuẩn mực quốc tế. Điều này giúp cho hoạt động quản trị của
Ngân hàng tốt hơn, mở ra những cơ hội:
- Sự thụ hưởng qui chế thương mại bình đẳng trong quan hệ mậu dịch trên các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực ngân hàng tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có điều kiện hợp tác, tiếp cận các công nghệ hiện đại và có cơ hội để học tập kinh nghiệm
về quản trị ngân hàng của các ngân hàng quốc tế, cũng như việc áp dụng các chuẩn mực
quốc tế vào quản trị ngân hàng. Điều này giúp cho hoạt động quản trị của ngân hàng tốt hơn, an toàn hơn và phát triển vững chắc hơn. Đồng thời tạo điều kiện cho các ngân
hàng Việt Nam cơ hội phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn và tiếp tục phát triển ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục dịch chuyển theo hướng tích cực, thu nhập và mức sống người dân ngày càng được cải thiện, tạo cơ hội phát triển cho thị trường dịch vụ ngân
hàng.
- Với các phương tiện giao hàng thuận lợi như: Sân bay Cần Thơ sẽ trở thành sân bay quốc tế vào năm 2012, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Cần Thơ, cầu Cần Thơ …. Tất cả các yếu tố đó góp phần làm cho kinh tế Cần Thơ nhanh
chóng tăng tốc, điều này sẽ tạo điều kiện thu hút các doanh nhân, các nhà đầu tư nước
ngoài cũng như người dân địa phương mạnh dạn đầu tư làm ăn. Do đó, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng sẽ tăng mạnh.
- Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cưcòn rất lớn, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân
5.1.2.2 Thách thức
- Áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập: Cùng với tiến trình tái cấu trúc hệ
thống NHTM quốc doanh và tiến trình hội nhập quốc tế, Chi Nhánh NHNo&PTNT Huyện Phong Điền phải chịu sự cạnh tranh về vốn, về hệ thống mạng lưới và cơ sở vật
chất, chịu sự cạnh tranh trên nhiều phương diện, cấp độ từ các ngân hàng nước ngoài
(Standard Chartered, HSBC, ANZ,…), các ngân hàng được thành lập từ các đơn vị kinh
tế có tiềm lực tài chính mạnh, có lợi thế về vốn và công nghệ hiện đại.
- Trong hoạt động tín dụng, lĩnh vực cho vay tiêu dùng của các ngân hàng đang phải cạnh tranh khốc liệt về lãi suất và dịch vụ với các công ty tài chính vừa mới ra đời.
- Sự cạnh tranhcủa các sản phẩm, dịch vụ thay thế: Sự phát triển của thị trường
vốn, thị trường bảo hiểm và một số kênh huy động vốn mới như tiết kiệm bưu điện,… đang trở thành những nhân tố quan trọng trong ảnh hưởng đến nhu cầu của các doanh
nghiệp và cá nhân về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.