7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
4.3.3 Dư nợ theo thành phần kinh tế
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2007 2008 2009 6th ĐN T ri ệ u đ ồ ng Hộ sản xuất Doanh nghiệp CTCP, TNHH
Với việc DSCV đối với hộ sản xuất liên tục tăng thì dư nợ cũng theo đà đó tăng
lên theo tỷ lệ thuận. Dư nợ ở các hộ sản xuất luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ của các
năm, cao nhất là năm 2009, chiếm 80,14%. Vào năm 2007, dư nợ đối với các hộ sản xuất đạt 73.301 triệu đồng, và con số tăng năm 2008 là 92.165 triệu đồng, so với năm 2007 đã tăng 18.864 triệu đồng, đạt tỷ lệ tăng 25,73%. Năm 2009, đối với thành phần kinh tế là hộ sản xuất, dư nợ đạt 136.500 triệu đồng, tăng 44.335 triệu đồng, tức tăng
48,1% so với năm 2008. 6 tháng đầu năm 2010 gần bằng so với cả năm 2009 đạt 135.631 triệu đồng. Dư nợ cho vay đối với hộ sản xuất tăng là do đây là bộ phận được NH cho vay chủ yếu và cũng là bộ phận có nhu cầu vay vốn nhiều nhất trong đề án tái
cơ cấu kinh tế của huyện. Ngoài ra trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên lúa, gia súc, gia cầm, những ảnh hưởng của thời tiết, của giá cả thị trường…đã làm cho một số hộ chăn nuôi và trồng trọt gặp khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn, dẫn đến vấn
đề gia hạn nợ, làm cho dư nợ tăng.
Đối với các doanh nghiệp, dư nợ cũng tăng theo từng năm, năm 2008 tăng 13,51%
so với năm 2007, năm 2009 tăng 22,23% so với năm 2008. Năm 2008, dư nợ tăng do DSTN đối với các doanh nghiệp đã giảm 52,53%.Trong khi đó, dư nợ năm 2009 tăng do
cả DSCV lẫn DSTN đều tăng mạnh trở lại. Còn về phía các CTCP, công ty TNHH, dư nợ năm 2008 giảm 7,95% so với năm 2007, nguyên nhân do tốc độ giảm của DSCV (46,22%) nhiều hơn tốc độ giảm của DSTN (44,73%), thêm vào đó, dư nợ năm 2007 tồn
đọng không nhiều nên đã làm giảm dư nợ. Năm 2009, dư nợ đối với các CTCP, công ty
TNHH đã tăng nhẹ trở lại, tăng 8,47% so với năm 2008, và 6 tháng đầu năm 2010 tăng
4.330 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 62,70% so với dư nợ của 6 tháng đầu năm 2009.
Nguyên nhân là do các khoản tiền vay của kỳ trước chưa đến hạn chuyển sang, một phần do nhu cầu vốn vay của đối tượng này tăng lên nên làm cho dư nợ tăng lên.