Tình hình thu nợ từ năm 2007 – 2009 và 06 tháng đầu năm 2010

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNoPTNT huyện phong điền (Trang 54 - 61)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.2.2 Tình hình thu nợ từ năm 2007 – 2009 và 06 tháng đầu năm 2010

Công tác thu nợ cũng phản ánh việc sử dụng vốn của NH có hiệu quả không.

Doanh số thu nợ (DSTN) cao thì nợ xấu của NH sẽ ở mức thấp, nguồn vốn cho vay thu

về được càng nhiều sẽ giúp cho NH chủ động hơn về nguồn vốn của mình, có thể đáp ứng thường xuyên yêu cầu vay vốncủa KH. Sau đây là tình hình thu nợ cụ thể ở từng

chỉ tiêu của NHNo&PTNT huyện Phong Điền trong3 năm2007– 2009 và 6tháng đầu năm2010 quabảng sau:

GVHD:Trương Khánh Vĩnh Xuyên 42 SVTH: Trần Văn Quốc

Bảng 5: TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA NHNo&PTNT HUYỆN

PHONG ĐIỀN TRONG 3 NĂM 2007 – 2009 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 6th ĐN 2010/6th ĐN 2009 STT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6th ĐN 2009 6th ĐN 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % I. Theo thời hạn cho vay 128.269 120.841 150.661 109.252 189.364 (7.428) (5,79) 29.820 24,68 80.112 73,33

1 Ngắn hạn 91.524 99.852 115.582 81.237 146.235 8.328 9,10 15.730 15,75 64.998 80,01 2 Trung– Dài hạn 36.745 20.898 35.079 28.015 43.129 (15.847) (43,13) 14.181 67,86 15.114 53,95

II. Theo ngành kinh tế 128.269 120.750 150.661 109.252 189.364 (7.519) (5,86) 29.911 24,77 80.112 73,33

1 Nông nghiệp – Thủy sản 62.297 70.074 77.030 61.342 103.823 7.777 12,48 6.956 9,93 42.481 69,25 2 Thương mại – Dịch vụ 45.972 37.337 59.544 38.746 68.246 (8.635) (18,78) 22.207 59,48 29.500 76,14 3 Xây dựng 15.539 10.349 9.285 6.951 13.064 (5.190) (33,40) (1.064) (10,28) 6.113 87,94 4 Ngành khác 4.461 2.990 4.802 2.213 4.231 (1.471) (32,97) 1.812 60,60 2.018 91,19

III. Theo thành phần kinh tế 128.269 120.750 150.661 109.252 189.364 (7.519) (5,86) 29.911 24,77 80.112 73,33

1 Hộ sản xuất 71.521 91.973 112.489 92.868 158.980 20.452 28,60 20.516 22,31 66.112 71,19 2 Doanh nghiệp 32.018 15.109 21.048 10.238 18.346 (16.909) (52,81) 5.939 39,31 8.108 79,20 3 CTCP, TNHH 24.730 13.668 17.124 6.146 12.038 (11.062) (44,73) 3.456 25,29 5.892 95,87

4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn

Nhìn vào số liệu ở Bảng 5 ta thấy DSTN theo thời hạn của NH cũng có tốc độ tăng giảm tương tự với DSCV. Ta sẽ thấy rõ hơn tốc độ tăng giảm của DSTN ngắn hạn

và trung– dài hạn thông qua đồ thị sau:

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2007 2008 2009 6th ĐN 2009 Tr i ệ u đ ồ ng Ngắn hạn Trung - Dài hạn

Hình 8: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

Quan sát (Hình 8) ta thấy DSTN ngắn hạn luôn cao hơn DSTN trung – dài hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với DSCV ra đối với 2 loại thời hạn này. Theo số liệu ở

Bảng 5, DSTN ngắn hạn năm 2007 là 91.524 triệu đồng, còn DSTN trung – dài hạn là 36.745 triệu đồng. Đến năm 2008, DSTN ngắn hạn tiếp tục tăng 8.328 triệu đồng, tương ứng tăng 9,1%, đạt 99.852 triệu đồng so với năm 2007. DSCV năm 2008 tăng dẫn đến

DSTN cũng tăng tương ứng cho thấy NH đã làm tốt công tác thu nợ đối với KH. Một

mặt NH tập trung để nâng cao DSCV ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu của KH, mặt khác vẫn

tiến hành đánh giá, thẩm định các KH một cách chính xác, đồng thời NH đã xây dựng

kế hoạch thu nợ- cho vay chặt chẽ, sắp xếp lịch thu nợ phù hợp dẫn đến các KH đã thực

hiện đúng cam kết trả nợ cho NH. Bên cạnh đó DSTN trung – dài năm2008 lại giảm so

với năm2007, cụ thể DSTN năm2008 giảm15.847 triệu đồng tương ứng giảm43,13%, chỉ đạt20.898 triệu đồng. DSTN giảm do DSCV giảm đáng kể. Nhưng khi so sánh giữa

DSCV và DSTN trung– dài hạn năm 2008 thì ta thấy trong năm này các doanh nghiệp, công ty, cá nhân đã kinh doanh hiệu quả, vòng quay vốn nhanh nên có tiền trả cho NH.

Năm 2009 DSTN ngắn lẫn trung – dài hạn đều có xu hướng tăng mạnh trở lại, nhất là DSTN ngắn hạn. DSTN ngắn hạn năm 2009 đạt 115.582 triệu đồng, tăng 15.730 triệu đồng, tương ứng tăng 15,75% so với năm 2008. DSTN trung – dài hạn cũng đã tăng

mạnh trở lại, so với năm 2008, DSTN trung – dài hạn đạt 35.079 triệu đồng tăng 14.181

triệu đồng, tức tăng 67,86%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2010 thu nợ của NH tăng khá

mạnh mẽ so với 6 tháng đầu năm 2009 cụ thể đạt 146.235 triệu đồng, tăng 64.998 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 80,01% với DSTN ngắn hạn, DSTNtrung– dài hạn cũng tăng

15.114 triệu đồng ứng với tỷ lệ 53,95% đạt 43.129 triệu đồng. Đạt được kết quả này do

trước mỗi mùa thu hoạch NH đã lập kế hoạch thu nợ đến hạn, phát giấy báo đến tận tay KH. CBTD thường xuyên xuống địa bàn theo dõiđôn đốc KH trả nợ đúng thời hạn.

4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

Kết hợp với số liệu ở Bảng 5, ta có đồ thị phản ánh DSTN đối với các ngành nghề kinh tế như sau:

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2007 2008 2009 6th ĐN T ri ệ u đ ồ ng

Nông nghiệp - Thủy sản Thương mại - Dịch vụ

Xây dựng Ngành khác

Hình 9: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

Qua số liệu ở Bảng 5 ta thấy tình hình thu nợ ở các ngành kinh tế không có sự

biến động đặc biệt nào so với DSCV. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là DSTN của ngành nông nghiệp và thủy sản, DSTN của hai ngành này luôn chiếm trên 45% tổng DSTN,

cao nhất là năm 2008 với tỷ lệ 58,06%. Bên cạnh đó ngành thương mại – dịch vụ hay

một số ngành khác có DSTN tăng giảm không ổn định.

Vấn đề thu hồi nợ của ngành nông nghiệp, thủy sản khá khả quan qua từng năm như trong năm 2007 là 62.297 triệu đồng đến năm 2008 thu hồi nợ được là 70.074 triệu

đồng tăng lên 7.777 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 DSTN tăng 9,93% tương ứng với 6.956 triệu đồng so với 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2010 doanh số thu hồi nợ ở ngành này tăng lên một cách mạnh mẽ so với 6 tháng đầu năm 2009 cụ thể tăng 42.481

triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 69,25% đạt 103.823 triệu đồng. Diễn biến theo xu hướng

tăng của DSTN xuất phát từ nguyên nhân DSCV quacác năm của ngành này tăng khá

cao cho nên việc thu hồi nợ cũng từ đó tăng lên. Mặt khác đó còn là hiệu quả sự chỉ đạo sâu sắc của Ban Giám đốc NH, công tác thu nợ ngày càng đạt hiệu quả đối với những món nợ đến hạn, có thể nói trong những năm qua mối quan hệ giữa NH và KH vay vốn

ngày càng được củng cố và phát triển tốt đẹp, thể hiện bằng sự tăng lên của DSTN các món nợ đến hạn.

Công tác thu hồi nợ đối với lĩnh vực thương mại – dịch vụ và một số ngành khác

như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo… vẫn chưa được hiệu quả.

DSTN đối với các lĩnh vực này năm 2008 đều giảm so với năm 2007. Cụ thể, DSTN

ngành thương mại – dịch vụ năm 2008 đạt 37.337 triệu đồng, giảm 8.635 triệu đồng,

tương ứng tỷ lệ giảm 18,78% so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008, DSCV ở

lĩnh vực này giảm so với năm trước, một phần tình trạng buôn bán, trao đổi hàng hóa

trên địa bàn gặp nhiều khó khăn vì một số công trình cầu đường chưa được hoàn thành, dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc trả nợ cho NH. Các ngành khác, DSTN năm

2008 giảm 1.471 triệu đồng, tương ứng giảm 32,97% so với năm 2007. Sự sụt giảm này là hoàn toàn hợp lý khi DSCV đối với các ngành khác cũng đã sụt giảm mạnh vào năm này. Đến năm 2009, DSTN đối với lĩnh vực thương mại – dịch vụ đã tăng mạnh trở lại

đạt 59.544 triệu đồng, tăng 22.207 triệu đồng tức tăng 59,48%. Đối với các ngành khác cũng tương tự, DSTN đã tăng đến 60,6%. Đạt được kết quả này là do việc sản xuất lưu

thông hàng hóa của người dân đang dầnổn định trở lại, các doanh nghiệp, tiểu thương đã có thể xoay vòngđược đồng vốn, từ đó có thể trả nợ cho NH đúng hạn.

Tuy nhiên tình hình thu nợ đối với lĩnh vực xây dựng khá trì trệ. DSTN đối với lĩnh vực này liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2008 DSTN ở lĩnh vực này giảm 5.190 triệu

đồng, tương ứng giảm 33,4%. Năm 2009, DSCV đối với ngành xây dựng tăng hơn 22%

nhưng DSTN đối với ngành này lại giảm 10,28% cho thấy đối với các KH trong lĩnh

vực này, công tác thẩm định của NH vẫn chưa thực hiện tốt, một số KH vay vốn nhưng chưa sử dụng vốn có hiệu quả hoặc sử dụng vốn sai mục đích. Bên cạnh đó có một số

món vay được thực hiện vào cuối năm, việc thu hồi nợ phải đến năm sau nên cũng góp

phần làm cho DSTN của NH giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2010 mới có dấu hiệu tăng

lên so với các năm trước đạt 13.064 triệu đồng, tăng 6.113 triệu đồng tương ứng với tỷ

lệ 87,94% so với 6 tháng đầu năm 2009. Có được sự gia tăng này là do một số nợ ở năm trước chuyển qua và đã thuđược, cộng vào đó sự chỉ đạo của Ban giám đốc về việc thu hồi nợ ở lĩnh vực này mỗi CBTD cũng đã làm tốt nhiệm vụ được giao thường xuyên xuống địa bàn đôn đốc KH trả nợ nên tình hình thu nợ ở lĩnh vực này có chiều hướng

gia tăng là phù hợp.

4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế

Đối với các thành phần kinh tế bao gồm hộ sản xuất, doanh nghiệp, CTCP, công ty TNHH, tình hình thu nợ cũng chịu ảnh hưởng bởi tổng DSCV toàn chi nhánh. Theo các số liệu phản ánhở Bảng 5, DSTN đối với doanh nghiệp, CTCP, công ty TNHH đều

có xu hướng giảm ở năm 2008 nhưng lại tăng mạnh vào năm 2009 và 6 tháng đầu năm

2010. Ta sẽ thấy rõ hơn sự tăng giảm này qua biểu đồ được trình bày dưới đây:

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2007 2008 2009 6th ĐN 2009 6th ĐN 2010 Tr iệ u đồng Hộ sản xuất Doanh nghiệp CTCP, TNHH

Hình 10: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

Nhìn vào biểu đồ, ta nhận thấy rằng doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh tăng dần qua các năm. Năm 2007, DSTN các hộ sản xuất đạt 71.521 triệu đồng, đạt 55,76% tổng DSTN. Năm 2008, DSTN ở thành phần kinh tế này tiếp tục tăng

20.452 triệu đồng, đạt 91.973 triệu đồng, tức tăng 28,60% so với năm 2007. Nếu so với

tốc độ tăng của DSCV ở thành phần này thì tốc độ tăng của DSTN là tăng mạnh hơn. Đến năm 2009, tình hình thu nợ đối với hộ sản xuất cũng khá khả quan. DSTN trong năm này đối với hộ sản xuất đạt 112.489 triệu đồng, tương ứng tăng 20.516 triệu đồng,

tức tăng 22,31% so với năm 2008. So với cả năm 2009 thì DSTN của 6 tháng đầu năm

2010 cũng tăng cao hơn đối với hộ sản xuất đạt 158.980 triệu đồng. Nguyên nhân DSTNở hộ sản xuất liên tiếp tăng do giữa NH và thành phần kinh tế này luôn có sự hợp

tác chặt chẽ với nhau, các KH này luôn tuân thủ các quy tắc vay vốn của NH. Đồng

thời, sự tăng trưởng này cũng cho thấy việc mở rộng đầu tư tín dụng đối với hộ sản xuất đã mang lại hiệu quả, vì thế trong tương lai chi nhánh NH nên khuyến khích và tạo cơ

hội phát triển hơn nữa đối với bộ phận này để góp phần tích cực vào sự phát triển của

huyện nhà.

Công tác thu nợ đối với doanh nghiệp, CTCP, công ty TNHH diễn ra hoàn toàn phù hợp với tình hình cho vay đối với các thành phần này. Do DSCV năm 2008 có xu hướng giảm mạnh nên đã ảnh hưởng đến DSTN ở các doanh nghiệp, CTCP, công ty TNHH. Năm 2007, DSTN ở doanh nghiệp đạt 26,7%, còn ở các CTCP, TNHH đạt

19,28% tổng DSTN năm này. Đến năm 2008, DSTN doanh nghiệp giảm 52,81%, chỉ đạt 15.109 triệu đồng, còn đối với CTCP,công ty TNHH, doanh số này giảm 44,73%,

đạt 13.668 triệu đồng. Sự giảm mạnh này xuất phát từ công tác cho vay ra của NH, còn nếu xét về DSCV ra và DSTNở từng thành phần kinh tế thì ta thấy rõ là tình hình thu nợ ở các doanh nghiệp, CTCP, công ty TNHH luôn ổn định. Năm 2009, công tác thu nợ ở các doanh nghiệp, CTCP, TNHH đã có những bước khởi sắc trở lại. Về phía các

doanh nghiệp, DSTN đạt 21.048 triệu đồng, tăng 5.939 triệu đồng, tức tăng 39,31%, còn về phía CTCP, công ty TNHH, DSTN tăng 3.456 triệu đồng, đạt 17.124 triệu đồng, tức tăng 25,29% so với năm 2008. Sang 6 tháng đầu năm 2010 DSTN ở doanh nghiệp và

CTCP, TNHH tăng gần gấp đôi so với 6 tháng đầu năm 2009. DSTN ở doanh nghiệp đạt 18.346 triệu đồng tăng 8.108 triệu đồng tức tăng 79,20%, DSTN của CTCP, TNHH đạt 12.038 triệu đồng tăng 5.892 triệu đồng tương ứng 95,87%. Mức tăng này đánh dấu

sự nỗ lực hết mình của tập thể CBNV NH trong công tác thu nợ, NH rất quan tâm đến

công tác kiểm tra, kiểm soát, coi đây là công việc hết sức quan trọng nhằm nâng cao

chất lượng tín dụng, quản lý tài sản hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, phát hiện và xử lý

kịp thời các sai phạm.

Nhìn chung tình hình thu nợ của NH vẫn chưa được ổn định, bằng chứng là

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNoPTNT huyện phong điền (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)