Tình hình cho vay từ năm 2007 – 2009 và 06 tháng đầu năm 2010

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNoPTNT huyện phong điền (Trang 43 - 54)

7. Kết luận (cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.2.1 Tình hình cho vay từ năm 2007 – 2009 và 06 tháng đầu năm 2010

Với thế mạnh là khu vực có diện tích đất tự nhiên trù phú, phù hợp với phần lớn

các loại cây trồng nên nông nghiệp là thế mạnh của huyện. Bên cạnh đó, với yêu cầu

phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn bền vững và giàu mạnh để tạo đà cho phát triển công nghiệp hiện đại. Trong thời gian qua, ngoài sự quan tâm của các cấp, các

ngành thì Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phong Điền đã có những đóng góp tích cực

và quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trong những năm qua, Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phong Điền bên cạnh công tác tăng cường nguồn vốn hoạt động Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác

sử dụng vốn. Để sử dụng vốn an toàn và hiệu quả, Ngânhàng phải phấn đấu tăng trưởng

tín dụng với chất lượng vững chắc, thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu

tiếp nhận khách hàng đến thẩm định và cho vay để đảm bảo khả năng thu hồi nợ, giảm

Đối với các NHTM ở Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng hiện nay vẫn còn là nghiệp vụ

kinh doanh chủ yếu. Phần lớn thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM có được là nhờ vào các khoản lãi phát sinh từ doanh số cho vay. Thông qua tình hình cho vay của

một NH, chúng ta biết được NH đó có sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Một NH sử

dụng vốn có hiệu quả khi các có mức cho vay hợp lý, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Để đánh

giá tình hình cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phong Điền, ta sẽ xem xét

các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay, dư nợ xấu thông qua

Bảng3 bên dưới.

Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, nền

kinh tế thế giới đã trải qua những biến động rất lớn. Đặc biệt là năm 2008, khi hàng loạt

các NH lớn ở Mỹ rơi vào tình trạng phá sản đã làmảnh hưởng đến toàn hệ thống NH

thế giới nói chung và hệ thống NH Việt Nam nói riêng. Rồi đến năm 2009, khi nền kinh

tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, kinh doanh của các NHTM thế giới

cũng như các NHTM nước ta càng gặp phải những khó khăn nhiều hơn. Theo đó đòi hỏi

từng NH phải linh hoạt trong hoạt động kinh doanh để vượt qua khó khăn đồng thời để

hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Nắm bắt được tình hình kinh tế, xã hội trong nước,

càng hiểu rõ hơnvai trò của mình trong công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn,

Chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phong Điền đãđa dạng hơn trong hoạt động cho vay

GVHD:Trương Khánh Vĩnh Xuyên 32 SVTH: Trần Văn Quốc

Bảng 3: TÌNH HÌNH CHO VAY CỦA

NHNo&PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN TRONG 3 NĂMTỪ2007– 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 6th ĐN2010/6th ĐN2009 S TT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6th ĐN 2009 6th ĐN 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1 Doanh số cho vay 158.375 140.586 199.735 152.572 236.540 (17.789) (11,23) 59.149 42,07 83.968 55,03 2 Doanh số thu nợ 128.269 120.841 150.661 109.252 189.364 (7.428) (5,79) 29.820 24,68 80.112 73,33 3 Dư nợ cho vay 101.517 121.262 170.336 143.000 168.235 19.745 19,45 49.074 40,47 25.235 17,65 4 Nợ xấu 2.782 4.395 4.546 3.997 6.378 1.613 57,98 151 3,44 2.381 59,57

Ta sẽ thấy được sự phát triển trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Huyện Phong Điền qua biểu đồ sau:

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2007 2008 2009 6th ĐN T ri ệ u đ ồ ng

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ cho vay Dư nợ xấu

Hình 4: Tình hình cho vay của NHNo&PTNT

huyện Phong Điền qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

Để tìm hiểu sâu hơn tình hình sử dụng vốn của chi nhánh, ta đi vào phân tích chỉ

tiêu về doanh số cho vay của Ngân hàng. Cụ thể:

Nhìn vào Hình 4 và số liệu ở Bảng 3 ta thấy doanh số cho vay (DSCV) của NH năm 2007 đạt 158.375 triệu đồng, nhưng đến năm 2008 thì con số này là 140.586 triệu đồng đã giảm 17.789 triệu đồng, tương ứng giảm 11,23% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự giảm sút này có thể được giải thích là do năm 2008, đứng trước việc bị ảnh hưởng bởi các Ngân hàng thế giới rơi vào tình trạng khó khăn, NHNN đã tăng dự trữ

bắt buộc đối với các NHTM trong nước nhằm hạn chế tăng trưởng tín dụng của các NH không được vượt quá 30%, theo đó chi nhánh NH đã nhận được chỉ đạo của NH cấp

trên về việc giảm một số chỉ tiêu trong cho vay, điều này dẫn đến DSCV của chi nhánh NH đã giảm trong năm này. Đến năm 2009, DSCV của chi nhánh NH đã có bước tăng

trưởng mạnh trở lại. Tổng DSCV trong năm 2009 là 199.735 triệu đồng, tăng 59.149

triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 42,07% so với năm 2008.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay đạt 236.540 triệu đồng tăng

83.968 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2009, đạt tỷ lệ 55,03%. Sự tăng trưởng này là hoàn toàn hợp lý vì 6 tháng đầu năm 2010, nguồn vốn huy động cũng như vốn điều

chuyển từ cấp trên của NH đã tăng so với năm 2009 nên có thể đáp ứng nhiều hơn nhu

cầu của KH. Đồng thời do NH đã có những mức lãi suất cho vay hợp lý, phù hợp với

nhu cầu vay vốn của KH trên địa bàn huyện nên cũng đã góp phần làm doanh số cho

vay của NH tăng.

Ta sẽ phân tích DSCV của chi nhánh NH theo thời hạn cho vay, nhóm ngành nghề

cho vay và theo thành phần kinh tế thông quaBảng4 phản ánh bên dưới.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Thời hạn cho vay của chi nhánh NH được chia thành cho vay ngắn hạn và cho vay trung– dài hạn. Nhìn chung thì nghiệp vụ cho vay chủ yếu của NH là cho vay ngắn

hạn vì cho vay ngắn hạn thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh hơn và tránh được rủi ro hơn so

với cho vay trung – dài hạn. Chúng ta sẽ thấy rõ sự tăng trưởng của nghiệp vụ cho vay

ngắn hạn, trung – dài hạn thông qua (hình 5).

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2007 2008 2009 6th ĐN 2009 T ri ệ u đ ồ ng Ngắn hạn Trung - Dài hạn

Hình 5: Doanh số cho vay theo thời hạn của NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua 3 năm2007– 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NHNo&PTNT

HUYỆN PHONG ĐIỀN TRONG 3 NĂM 2007 – 2009 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010

ĐVT: Triệu đồng NĂM CHÊNH LỆCH 2008/2007 2009/2008 6th ĐN2010/6th ĐN2009 S TT CHỈ TIÊU 2007 2008 2009 6th ĐN 2009 6th ĐN 2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Theo thời hạn cho vay 158.375 140.586 199.735 152.572 236.540 (17.789) (11,23) 59.149 42,07 83.968 55,03

1 Ngắn hạn 118.781 119.489 150.681 117.026 167.213 708 0,60 31.192 26,10 50.187 42,89

2 Trung– Dài hạn 39.594 21.088 49.054 35.546 69.327 (18.506) (46,74) 27.966 132,62 33.781 95,03

II. Theo ngành kinh tế 158.375 140.586 199.735 152.572 236.540 (17.789) (11,23) 59.149 42,07 83.968 55,03

1 Nông nghiệp – Thủy sản 74.808 75.216 100.347 93.869 141.235 408 0,55 25.131 33,41 47.366 50,46

2 Thương mại – dịch vụ 56.868 50.013 77.180 36.953 58.834 (6.855) (12,05) 27.167 54,32 21.881 59,21

3 Xây dựng 17.774 12.355 15.178 11.881 20.233 (5.419) (30,49) 2.823 22,85 8.352 70,30

4 Ngành khác 7.925 3.002 7.030 9.869 16.238 (4.923) (62,12) 4.028 134,18 6.369 64,54

III. Theo thành phần kinh tế 158.375 140.586 199.735 152.573 236.540 (17.789) (11,23) 59.149 42,07 83.967 55,03

1 Hộ sản xuất 95.150 107.837 156.824 121.346 186.246 12.687 13,33 48.987 45,43 64.900 53,48

2 Doanh nghiệp 34.252 17.167 24.722 21.682 33.966 (17.085) (49,88) 7.555 44,01 12.284 56,66

3 CTCP, TNHH 28.973 15.582 18.189 9.545 16.328 (13.391) (46,22) 2.607 16,73 6.783 71,06

Nhìn vào (hình 5) ta thấy DSCV ngắn hạn có mức tăng trưởng ổn định hơn

DSCV trung hạn. Năm 2007 DSCV ngắn hạn đạt mức 118.781 triệu đồng chiếm gần 75% DSCV ra trong khi DSCV trung – dài hạn đạt mức 39.594 triệu đồng, chỉ chiếm

25%. Sở dĩ có sự chênh lệch giữa DSCV ngắn hạn và DSCV trung – dài hạn vì huyện Phong Điền tập trung chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh (SXKD), chủ yếu sản xuất

nông nghiệp theo vụ mùa, có quy mô nhỏ nên chỉ có nhu cầu vốn ngắn hạn. Chỉ có một

số ít các hộ SXKD, các DNTN với quy mô lớn mới có nhu cầu vốn dài hạn, nên đã dẫn đến việc DSCV trung – dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ thấp. Đến năm 2008 DSCV ngắn hạn đã

tăng nhẹ 708 triệu đồng đạt 119.498 triệu đồng, tức tăng 0,60% so với năm 2007. Trong khi đó, DSCV trung – dài hạn của NH năm 2008 là 21.088 triệu đồng, giảm 18.506 triệu đồng tương ứng giảm 46,74% so với năm 2007. DSCV ngắn hạn tăng nhẹ còn DSCV trung hạn lại giảm mạnh là do năm 2008, NH đã xácđịnh phương hướng hoạt động kinh doanh là giúp người dân trên địa bàn Huyện triển khai đề án chuyển dịch cơ cấu cây

trồng vật nuôi do huyện đãđề ra. Năm 2009, DSCV ngắn hạn tiếp tục tăng mạnh so với năm 2008, cụ thể DSCV ngắn hạn năm 2009 đạt 150.681 triệu đồng, tăng 31.192 triệu đồng, ứng với mức tăng 26,10%. Bên cạnh đó DSCV trung – dài hạn cũng có bước tăng trưởng mạnh trở lại. DSCV trung – dài hạn năm 2009 là 49.054 triệu đồng, tăng 27.966

triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 132,62% so với năm 2008. Bước sang 6 tháng đầu năm

2010 doanh số cho vay ngắn hạn và trung – dài hạn tăng mạnh mẽ so với tỷ lệ 6 tháng đầu năm 2009 cụ thể cho vay ngắn hạn tăng 50.187 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 42,89%, đạt 167.213 triệu đồng. DSCV trung – dài hạn tăng 33.781 triệu đồng ứng với

tỷ lệ 95.03%, đạt 69.327 triệu đồng.

Sự tăng trưởng này là hoàn toàn phù hợp với tình hình trên địa bàn huyện, cho

thấy đề án chuyển dịch cơ cấu của huyện đãđược người dân hưởng ứng nhiệt tình, ngày càng có nhiều người có nhu cầu vay vốn, người dân làm ăn ngày một có lãi nên có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh với quy mô lớn hơn dẫn đến việc cả DSCV ngắn hạn

và DSCV trung– dài hạn đều tăng.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phong Điền

vụ, xây dựng và một số ngành khác. Trở lại số liệu trong Bảng 4 ta thấy có sự chênh lệch trong cho vay giữa các nhóm ngành nghề. Cụ thểta xem biểu đồ dưới đây:

0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2007 2008 2009 6th ĐN T ri ệ u đ ồ ng Nông nghiệp - Thủy sản Thương mại - Dịch vụ Xây dựng Ngành khác

Hình 6: Doanh số cho vay theo ngành nghề của NHNo&PTNT huyện Phong Điền qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

-Quan sát Hình 6 ta thấy DSVC ở mỗi nhóm ngành nghề có sự tăng, giảm không đều qua các năm:

* Nông nghiệp – Thủy sản: Năm 2007, DSCV đối với ngành nông nghiệp – thủy

sản là 74.808 triệu đồng chiếm 47,23% trong tổng DSCV ra của toàn chi nhánh. DSCV

ở hai lĩnh vực này chiếm tỷ lệ lớn vì đa phần người dân ở địa bàn huyện Phong Điền

sốngchủ yếu là nghề nông, trong đó trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu. Năm 2008, DSCV đối với ngành nông nghiệp, thủy sản là 75.216 triệu đồng, tăng 408 triệu đồng, tức tăng 0,55%. Lý do được giải thích cho mức tăng trưởng này là do năm 2008, năm đánh dấu

cho sự chuyển mình của nền kinh tế Huyện với đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó chi nhánh NH đã xác định được nhiệm vụ trọng tâm trong công tác kinh doanh của

mình là phục vụ cho nông nghiệp – nông thôn có chọn lọc. Sau 1 năm, năm 2009,

DSCV toàn chi nhánh đã tăng mạnh so với năm 2008, theo đó mức cho vay phục vụ

nông nghiệp vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh, cụ thể tăng 25.131 triệu đồng đạt mức

100.347 triệu đồng, tăng 33,41% so với năm 2008. tới thời điểm 6 tháng đầu năm 2010

doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp – thủy sản tăng mạnh 141.235 triệu đồng, tăng 47.366 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 50,46% so với 6 tháng đầu năm 2009.

Trong năm 2009, nền kinh tế cả nước gặp phải nhiều khó khăn, nền kinh tế của huyện

cũng phải chịu ảnh hưởng ít nhiều, giá cả vật tư nông nghiệp không ổn định, nhất là giá cả phân bón, thức ăn gia súc có lúc tăng mạnh nhưng khi thu hoạch lại bán không được

giá, lại them dịch bệnh xuất hiện trên gia súc, gia cầm,… Điều này dẫn đến tình trạng người nông dân thường xuyên gặp phải tình trạng thiếu vốn, luôn có nhu cầu vốn để giải

quyết những khó khăn trong công tác sản xuất. Đó là lý do tại sao mà DSCV đối với

ngành nông nghiệp trong năm 2009 và đầu năm 2010 lại tăng mạnh.

* Thương mại – dịch vụ: Đây được xem là nhóm ngành phát triển thứ 2 của

huyện. Nhìn hình trên ta thấy có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2009, DSCV đối với lĩnh vực này cao hơn năm 2007 và năm 2008. Năm 2007, tổng DSCV đối với lĩnh vực này là 56.868 triệu đồng, chiếm 35,91% trong tổng DSCV. Đến năm

2008, doanh số này đã giảm 6.855 triệu đồng tương ứng giảm 12,05% so với năm 2007.

DSCV giảm đối với nhóm ngành này do NH tập trung hỗ trợ cho nông dân sản xuất theo đề án kinh tế của huyện. Đến năm 2009, DSCV đối với nhóm ngành thương mại,

dịch vụ đã tăngmạnh trở lại đạt 77.180 triệu đồng, tăng 27.167 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 54,32%. Và 6 tháng đầu năm 2010 thì doanh số cho vay thương mại – dịch vụ cũng gia tăng so với 6 tháng đầu năm 2009 cụ thể tăng 21.881 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 59,21%, đạt 58.834 triệu đồng. Sự gia tăng này cho thấy năm 2010, NH đãđa dạng hơn

trong cho vay, không chỉ đặt mục tiêu trọng tâm là phục vụ nông nghiệp, chi nhánh NH

còn hướng tới các nhóm ngành khác để phân tán nguồn vốn trong cho vay, nhằm hạn

chế rủi ro đến mức thấp nhất.

* Xây dựng: Quan sát biểu đồ phía trên ta thấy ngành xây dựng không phải là ngành cho vay trọng tâm của NH. DSCV đối với lĩnh vực xây dựng qua các năm chỉ

chiếm một lượng nhỏ trong tổng DSCV. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì huyện Phong Điền chỉ là một huyện mới được chia tách, cách xa trung tâm thành phố nên việc thu hút

vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng vẫn còn hạn chế. Năm 2007, DSCV đối với ngành xây dựng là 17.774 triệu đồng chiếm 11,22% trong tổng DSCV trong năm này. Năm

2008, khi mà lĩnh vực bất động sản có xu hướng đi xuống, các kênh đầu tư vào lĩnh vực này có xu hướng quay đầu để đầu tư vào lĩnh vực khác, các NH lớn nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Huyện Phong Điền nói riêng bắt đầu hạn chế cho vay để mua bán

bị ảnh hưởng dẫn đến việc DSCV đã giảm đối với lĩnh vực này. Năm 2009, DSCV

ngành xây dựng đã tăng trở lại đạt mức 15.178 triệu đồng, tăng 2.823 triệu đồng, tăng

22,85% so với năm 2008. Bước sang 6 tháng đầu năm 2010 doanh số cho vay xây dựng tăng lên mạnh mẽ so với các năm trước đạt 20.233 triệu đồng, tăng 8.352 triệu đồng

chiếm tỷ lệ 70,3% so với 6 tháng đầu năm 2009. DSCV tăng vì trên địa bàn huyện có

nhiều công trình cầu đường và khu thương mại đang thi công, các chủ đầu tư có nhu cầu

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNoPTNT huyện phong điền (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)