Hình thức này tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Hình thức này áp dụng phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ quản lý và kế toán tương đối cao, thực hiện công tác kế toán chủ yếu bằng thủ công.
Sơ đồ1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ
Báo cáo kế toán
Sổ cái tài khoản
Hàng ngày từ chứng từ gốc hoặc các bảng phân bổ... kế toán ghi vào sổ chi tiết, các Bảng kê và các sổ chi tiết khác. Định kỳ hàng tháng từ các sổ chi tiết, các Bảng kê kế toán tiến hành vào các Nhật ký chứng từ, Sổ Cái các TK. Từ các sổ sách kế toán đó cuối kỳ tổng hợp thành báo cáo kế toán cung cấp thông tin cho việc quản lý và xây dựng kế hoạch kinh doanh tiếp theo
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
XÂY DỰNG LIÊN HIỆP HỘI 2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Doanh nghiệp
* Tên công ty:
Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hội * Địa chỉ:
Trụ sở chính : Số 42 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội VPGD : Số 1/74, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nôị Điện thoại: : 04 39717977 Fax: 043 9717988
Mã số thuế : 0 1 0 0 7 7 7 6 1 8
* Quyết định thành lập:
Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp hội tiền thân là công ty Phục chế công trình cổ công trình tôn giáo được thành lập từ những năm 80 của thế kỷ trước. Năm 1993 công ty Phục chế được thành lập theo quyết số 339/TC –LHH Ngày 21 tháng 4 năm 1993 với tên gọi Trung tâm nghiên cứu phục chế công trình cổ, công trình tôn giáo – APP trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam là tổ chức khoa học công nghệ hoạt động theo nghị định 35 của Chính phủ
Năm 1998 Trung tâm ARP làm sáng lập viên thành lập công ty Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hôị, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đầu tư xây dựng dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Quyết định thành lập số : 3439/GP/TLDN TP Hà Nội cấp ngày : 12/03/1998 Giấy phép kinh doanh : 044141 do Sở KH ĐT Hà Nội cấp ngày 24/03/1998 Giấy phép hành nghề số: 211 do Bộ Xây Dựng cấp ngày 19/09/1998
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Tưvấn xây dựng Liên Hiệp Hội vấn xây dựng Liên Hiệp Hội
2.1.2.1 Các lĩnh vực hoạt động của công ty
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hôị bao gồm việc thi công các công trình, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Tuy nhiên Công ty mới chỉ khai thách được thế mạnh ở lĩnh vực thi công các công trình dân dụng, bao gồm:
- Xây dựng cầu các loại nền đường, mặt đường, cống rãnh thoát nước, sân bay, bến cảng.
- Tư vấn và xây dựng các công trình kiến trúc công nghiệp và dân dụng, xây dựng các công trình thủy lợi.
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cụm dân cư, đô thị, giao thông vận tải. - Tư vấn giám sát các công trình không do công ty thi công.
- Nạo vét, bồi đắp mặt đường, đào đắp nền, đào đắp công trình. - Kinh doanh cho thuê máy móc thiết bị thi công công trình.
2.1.2.2. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của Công ty
Công ty đã tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh phát triển, mở rộng quy mô của mình. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh đầu thầu xây dựng các công trình. Công ty khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn vật tư, tài nguyên, nhân lực của đất nước để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảo cuộc sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.
Tổ chức sản xuất trong Công ty phần lớn là phương thức khoán gọn các công trình, các hạng mục công trình đến các đội. Công ty đã nhận thầu các công trình về dân dụng, công nghiệp và bước đầu tiếp cận thành công với công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác xây dựng. Hiện tại Công ty đã không ngừng lớn mạnh
2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hôị là một công ty được thành lập với số vốn do các thành viên góp vốn để kinh doanh, với ngành nghề kinh doanh là xây dựng và thiết kế các công trình dân dụng thuỷ lợi, thuỷ điện… nên TSCĐ của công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị phục vụ cho công việc xây dựng. Các máy móc phương tiện của công ty luôn được điều động cho các công trình do công ty thắng thầu sau khi hoàn thành công việc của công trình thì lại được điều động tới các công trình khác. Công ty đã luôn luôn có sự bổ sung mua sắm, thanh lý những TSCĐ hiện tại. Để có được sự thành công và phát triển vượt bậc trong những năm gần đây chính là việc doanh nghiệp đã chủ động đầu tư mua sắm mới nhiều máy móc thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ vào công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng,theo dõi quản lý TSCĐ của công ty, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hôị đã chia TSCĐ hữu hình thành:
Các tài sản có hình thái vật chất của công ty gồm:
- Nhà cửa, vật kiến trúc, như trụ sở của công ty nhà lắp ghép.. - Máy móc thiết bị, như máy đầm, máy ủi, máy nén khí, máy xúc.. - Phương tiện vận tải, như xe ôtô con, xe ôtô tải..
- Thiết bị dụng cụ quản lý, như máy vi tính
2.1.2.4. Chiến lược phát triển của Công ty
Thứ nhất, Công ty sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh với các ngành nghề như trước tuy nhiên sẽ tập trung vào các ngành nghề chính mà đơn vị có thế mạnh như các hoạt động xây lắp.
Thứ hai, phát triển đi đôi với từng bước nâng cấp trang thiết bị máy móc và cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng khoa học công nghệ cho phù hợp với yêu cầu phát triển và phù hợp với nhu cầu đổi mới thị trường, tạo bước tiến trong cạnh tranh.
Thứ ba, Công ty có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên quy mô toàn Thành Phố và các vùng lân cận, tiếp tục đẩy nhanh vị thế của công ty, nâng cao uy tín thương hiệu. Trong đó chủ trương ưu tiên các lĩnh vực có thế mạnh trước của Công ty.
Thứ tư, Công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, hiểu biết, linh hoạt và thành thạo trong sử dụng máy móc thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại và luôn gắn bó với Công ty.
Thứ năm, Công ty chủ động tìm cách huy động nguồn vốn từ thị trường vốn cũng như từ các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân, về cơ bản làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng linh hoạt hơn, nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường.
Thứ sáu, đầu tư phát triển lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo cho sự phát triển. Quan điểm này gắn với việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty đối với kinh tế của Thành Phố nói chung và đời sống của cán bộ công nhân viên nói riêng.
2.1.2.5. Những lợi thế và khó khăn của Công ty2.1.2.5.1. Lợi thế của Công ty 2.1.2.5.1. Lợi thế của Công ty
Đội ngũ công nhân kỹ thuật và kỹ sư khá hùng hậu đủ sức thi công các công trình lớn, các công trình trọng tâm trọng điểm mang tầm quốc gia.
Công ty đã chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật, Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.
Đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, thu nhập của người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước. Công ty cũng có chế độ lương thưởng cho CBCNV hợp lý.
Công ty đã có rất nhiều nỗ lực đầu tư mua sắm máy móc thiết bị công nghệ phục vụ quá trình thi công. Năng lực thiết bị công nghệ của Công ty được tăng lên cả về số lượng và trình độ hiện đại.
2.1.2.5.2. Khó khăn của Công ty
Khó khăn lớn nhất của Công ty là thiếu vốn đặc biệt là vốn vay dài hạn, vốn đầu tư của Công ty chủ yếu là vốn tự có, vốn vay trung hạn. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn còn chưa đạt được hiệu quả cao.
Do thiếu vốn nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn gặp một số khó khăn, Công ty phải mua lại những thiết bị cũ mà những thiết bị này có nguy cơ hao mòn vô hình rất cao. Năng lực máy móc thiết bị thi công được đánh giá là khá hùng hậu nhưng nhiều loại máy móc chưa được đồng bộ nên chưa phát huy được hết công suất.
Về công tác quản lý máy móc thiết bị thi công: trang thiết bị nằm ở các công trường vùng sâu, vùng xa, đi lại khá khó khăn, nên việc duy trì, bảo dưỡng và cung ứng vật tư, trang bị không đáp ứng kịp, việc quản lý theo dõi điều chuyển máy móc thiết bị gặp khó khăn.
Thông qua hoạt động đầu tư cho đào tạo, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của Công ty đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên còn thiếu so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức chuyên ngành của một bộ phận cán bộ công nhân viên còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, trong thời gian tới Công ty phải tiếp tục đào tạo và tuyển dụng bổ sung đội ngũ lao động hiện có.
Công tác lập dự án đầu tư cũng như mua sắm còn chậm, việc thực hiện các thủ tục đầu tư, đấu thầu đôi khi còn xảy ra sai sót, do đó làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên HiệpHội Hội
2.1 3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty
Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
Đấu thầu và nhận thầu xây lắp Lập KH xây lắp công trình Tiến hành thi công xây lắp Mua sắm VL, thuê nhân công
Giao nhận CT, HMCT hoàn thành
Duyệt quyết toán công trình, HMCT
Thanh lý HĐ bàn giao công trình
2.1.3.2. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Là một công ty xây dựng nên hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là thi công xây dựng mới : Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, văn hoá, công cộng... với quy mô lớn vừa và nhỏ trong phạm vi trên cả nước.
Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản, sản phẩm xây dựng có tính đơn chiếc, kết cấu khác nhau, thời gian thi công dài.... nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riêng.
• Do quy mô hợp đồng sản xuất kinh doanh của Công ty lớn trải dài và địa bàn rộng nên để có thể thực hiện tốt các chức năng, công việc cùa từng bộ phận đòi hỏi Ban giám đốc gồm có 04 người trong đó:
- Giám đốc: Nguyễn Như Ngọc - Các phó giám đốc:
• Phó giám đốc: Vũ Ngọc Yến • Phó giám đốc: Lều Thọ Đức • Phó giám đốc: Phạm Văn Thuấn
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hội Phó giám đốc phụ trách sản xuất Đội 1 Chủ tịch hội đồng thành viên Giám đốc Phó giám đốc phòng kế hoạch và phòng dự án Phó giám đốc nhân sự Phòng Dự án - KCS Phòng
Kế hoạch - kinh doanh
Phòng Tài chính - kế toán Phòng tổ chức cán bộ - lao động Phòng vật tư – thiết bị
Chủ tịch hội đồng thành viên: Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ công ty, lãnh đạo điều phối hoạt động, quan hệ với cấp cùng ngành, với tổng công ty.
Giám đốc công ty: là người được Chủ tịch hội đồng thành viên giao nhiệm vụ quản lý mọi công việc sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật, chịu trách nhiệm trước các đơn vị chủ quản, pháp luật, điểu tiết mọi hoạt động của công ty.
Phó giám đốc: là người phụ giúp việc cho giám đốc, tham mưu trực tiếp phụ trách một hoặc 1 số công việc trong công ty được giám đốc giao.
Phòng vật tư - thiết bị: Quản lý về trang thiết bị trong toàn bộ công ty, có trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị mua sắm vật tư trong xây dựng công trình, thực hiện giá và chủng loại.
Phòng kế hoạch - kinh doanh: Căn cứ vào các biểu thiết kế công trình, lọc,
tách khối lượng, lập các phương án tổ chức thi công, kiểm tra các công trình theo đúng thiết kế, đảm bảo tiến độ công trình.
Phòng tài chính - kế toán: Thực hiện đầy đủ các công tác kế toán, báo cáo
quyết toán quý, năm theo quy định của cấp trên. Hướng dẫn tổ, đội sản xuất về công tác hoạch toán và giao khoán, công tác thu chi tài chính.
Phòng dự án - KCS: Lập, kiểm tra các thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công; thẩm tra, thiết kế biện pháp tổ chức thi công; thực hiện công tác quản lý kỹ thuật thi công, KCS.
Phòng TCCB – LĐ: Tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch lao động
tiền lương, sắp xếp định liên cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Các đội: Trực tiếp thi công, xâydựng các công trình.Và có nhiệm vụ tổng hợp
chứng từ thực hiện việc ghi chép ban đầu, cuối kỳ báo cáo tổng hợp các chi phí phát sinh trong kỳ gửi lên phòng tài chính - kế toán của Công ty.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng kế toán, chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo và kiểm tra công việc của kế toán viên trong phòng.
Kế toán tổng hợp: Là người xử lý và tổng hợp các số liệu kế toán do kế toán các phần hành khác cung cấp.
Kế toán ngân hàng: Có trách nhiệm giao dịch với ngân hàng, theo dõi sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản tiền vay, tiền gửi.
Kế toán tiền lương kiêm kế toán thuế: Phụ trách về tính lương, thưởng, phụ cấp cho CBCNV trong Công ty. Đồng thời tính thuế và nộp thuế cho Nhà nước.
Thủ quỹ kiêm kế toán TSCD: Thủ quỹ quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, ghi chép và theo dõi số tiền mặt tồn quỹ. Kế toán TSCĐ theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, điều động cho các đội, tính và tính khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước và của Công ty.
Kế toán công nợ: Theo dõi, kiểm soát tất cả chứng từ gốc liên quan đến thanh toán. Theo dõi chi tiết từng đối tượng phải thu, phải trả, liên tục đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán.
Kế toán chi phí giá thành: Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành các CT,