1.2.4.1.1 Đặc điểm của phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên là việc nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được thực hiện thường xuyên liên tục căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào tài khoản nguyên vật liệu, tài khoản công cụ dụng cụ
Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì các tài khoản hàng tồn kho nói chung và tài khoản Nguyên vật liệu Công cụ dụng cụ nói riêng được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm vật tư hàng hóa. Vì vậy giá trị vật tư hàng hóa trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào hạch toán.
Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào số lượng kiểm kê thực tế vật tư, hàng hóa tồn kho, so sánh với số liệu tồn trên sổ kế toán để xác định số liệu vật tư thừa , thiếu và tìm ra nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời .
Phương pháp kê khai thường xuyên áp dụng trong các Doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn.
Do tính chất thường xuyên và liên tục nên giá trị Nguyên vạt liệu cũng như giá trị của chúng có thể xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán.
Mọi trường hợp tăng, giảm nguyên vật liệu đều phải có đầy đủ chứng từ kế toán làm cơ sở pháp lý cho việc ghi chép kế toán. Các chứng từ ghi tăng, giảm nguyên vật liệu bao gồm các chứng từ bắt buộc và các chứng từ hướng dẫn đã được chế độ kế toán quy định cụ thể như Phiếu nhập kho (Mẫu số 01-VT); Phiếu xuất kho (Mẫu số 02-VT); Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho(Mẫu số 02-BH); Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ(Mẫu số 03-VT); Biên bản kiểm kê vật tư(Mẫu số 08- VT); Biên bản kiểm nghiệm(Mẫu hướng dẫn số 05-VT); Phiếu vật tư còn lại cuối kỳ(Mẫu hướng dẫn số 07-VT)…
Các chứng từ kế toán bắt buộc phải được lập kịp thời, đúng mẫu quy định và đầy đủ các yếu tố nhằm đảm bảo tính pháp lý để ghi sổ kế toán. Việc luân chuyển chứng từ cần có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo công việc ghi chép kế toán được kịp thời và đầy đủ.
* TK 152 “ Nguyên vật liệu”
Tài khoản này dùng để ghi chép số hiện có và tình hình tăng giảm nguyên vật liệu theo giá thực tế.
- Bên Nợ:
+ Trị giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận vốn góp hoặc nhận từ các nguồn khác.
+ Giá trị nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê. - Bên Có:
+ Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho.
+ Trị giá nguyên vật liệu được giảm giá hoặc trả lại người bán. + Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.
-Dư Nợ: Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho.
- Tài khoản 152 có thể mở thành tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại nguyên liệu vật liệu phù hợp với cách phân loại theo nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán giá trị của doanh nghiệp, bao gồm:
Tài khoản 1521 Nguyên liệu vật liệu chính Tài khoản 1522 Vật liệu phụ
Tài khoản 1523 Nhiên liệu
Tài khoản 1524 Phụ tùng thay thế
Tài khoản 1525 Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản Tài khoản 1528 Vât liệu khác
Trong từng tài khoản cấp 2 lại có thể chi tiết thành các tài khoản cấp 3, cấp 4… tới từng nhóm, thứ … vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý tài sản ở doanh nghiệp.
* TK 151 “Hàng mua đang đi đường”
- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị các loại vật tư, hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, đã chấp nhận thanh toán với người bán nhưng chưa về nhập kho của doanh nghiệp và tình hình hàng đi đường đã về nhập kho.
- Bên Có:Giá trị hàng đi đường kỳ trước đã nhập kho hay chuyển giao cho các bộ phận sử dụng hoặc giao cho khách.
- Dư Nợ:Giá trị hàng đi đường chưa về nhập kho. * TK 153 “Công cụ dụng cụ ”
- Tài khoản này sử dụng để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng, giảm công cụ dụng cụ.
Tài khoản 153 "Công cụ dụng cụ" có 3 tài khoản cấp 2 Tài khoản 153.1 Công cụ dụng cụ Tài khoản 153.2 Bao bì luân chuyển Tài khoản 153.3 Đồ dùng cho thuê - Bên nợ:
+ Trị giá gốc của công cụ dụng cụ nhập kho trong kỳ. + Giá trị công cụ dụng cụ phát hiện thừa khi kiểm kê. + Kết chuyển giá gốc của nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ. - Bên có:
+ Trị giá gốc công cụ dụng cụ xuất dùng.
+ Điều chỉnh giảm khi đánh giá lại công cụ dụng cụ. + Số giảm giá công cụ dụng cụ khi mua.
+ Giá trị công cụ dụng cụ phát hiện thiếu khi kiểm kê.
+ Kết chuyển giá gôc của công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ từ TK 611 (phương pháp kiểm kê định kỳ ).
- Dư nợ: Giá gốc công cụ dụng cụ tồn kho.
Ngoài các tài khoản trên, doanh nghiệp còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 111, TK 112, TK 113, TK141, TK 331, TK 621, TK 623, TK 627, TK 642,…
1.2.4.1.3. Phương pháp hạch toán
* Kế toán tăng NVL, CCDC
- Mua NVL, CCDC trong nước + Hàng mua và hóa đơn cùng về
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 152, 153: Giá chưa thuế
Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán Đối với doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 152, 153: Giá thanh toán
Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán + Hàng về nhưng hóa đơn chưa về
Nợ TK 151: Giá chưa thuế Nợ TK 133: Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331: Giá thanh toán
Tháng sau, khi có hàng về căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập kho, kế toán ghi: Nợ TK 152
Có TK 151
Nếu nguyên vật liệu không về nhập kho mà giao thẳng cho bộ phận sản xuất: Nợ TK 621: Chi phí NVL trực tiếp
Có TK 151: Hàng mua đang đi đường + Hàng mua về nhưng hóa đơn chưa về
Nợ TK 152, 153: Giá tạm tính chưa có thuế Nợ TK 133: Thuế trên giá tạm tính
Có TK 111, 112, 331: Giá tạm tính có thuế Khi hóa đơn về
Nếu giá tạm tính > Giá ghi trên hóa đơn Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 152, 153 Có TK 133 Nếu giá tạm tính < Giá ghi trên hóa đơn
Nợ TK 152, 153 Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331 - Nhập khẩu NVL, CCDC
Nợ Tk 152, 153 : Giá nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 133
Có TK 33312 Nộp thuế vào kho bạc nhà nước
Nợ TK 3333 Nợ TK 33312
Có TK 111, 112
Chịu thuế theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế Nợ TK 152, 153:
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu - Nhập kho NVL, CCDC để chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến.
Nợ TK 152, 153
Có TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Nhận góp vốn liên doanh, nhận lại vốn góp liên doanh bằng vật tư hàng hóa
Nợ TK 152, 153:
Có TK 411: ( nếu nhận góp vốn ) * Kế toán giảm NVL, CCDC
-Khi xuất nguyên vật liệu ra sử dụng cho SXKD
+Đối với nguyên vật liệu, căn cứ phiếu xuất kho, kế toán ghi: Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 642- Chi phí QLDN Nợ TK 241- Chi phí XDCB
Nợ TK 154- Chi phí SXKD dở dang
Có TK 152- Nguyên liệu và vật liệu
-Khi xuất nguyên vật liệu để góp vốn liên doanh (góp vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát), kế toán phản ánh trị giá vốn góp theo giá do Hội đồng liên doanh đã xác định:
Nợ TK 222- Vốn góp liên doanh
Nợ TK 811- Chi phí khác (trường hợp chênh lệch lỗ) Có TK 152- Nguyên vật liệu
+Nếu chênh lệch lãi, kế toán ghi:
Nợ TK 222- Theo giá trị góp vốn CóTK 152- Nguyên vật liệu
Có TK 3387- Phần chênh lệch lãi tương ứng với phần góp vốn của đơn vị mình trong liên doanh
Có TK 711- Thu nhập khác
- Nguyên vật liệu đã xuất ra sử dụng cho SXKD nhưng không sử dụng hết, nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 152- Nguyên vật liệu
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 627- Chi phí sản xuất chung
• Sơ đồ hạch toán chữ T
TK 111, 112, 141, 331 TK 152, 153 TK 154, 621
Nhập kho mua ngoài Xuất dùng TK 133
Thuế GTGT không
được khấu trừ
TK 3333 TK 154
Thuế nhập khẩu Xuất kho gia công chế biến TK 154
Nhập kho do tự gia công Thuê ngoài gia công
TK 128, 222
Nhận góp vốn liên doanh TK 411
Nhận lại góp vốn liên doanh được cấp trên biếu tặng TK 621, 627, 642
NVL sử dụng không hết nhập lại kho
1.2.4.2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.2.4.2.1. Đăc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ 1.2.4.2.1. Đăc điểm của phương pháp kiểm kê định kỳ
Kế toán tổng hợp NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp theo dõi phản ánh không thương xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất NVL, CCDC trên các tài khoản tương ứng. Giá trị của NVL, CCDC mua vào nhập kho, xuất kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh ở tài khoản 611 “Mua hàng”. Độ chính xác của phương pháp này không cao mặc dù tiết kiệm được công sức ghi chép và nó chỉ thích hợp với các đơn vị kinh doanh những loại hàng hoá, vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán .
1.2.4.2.2. Tài khoản sử dụng
- Phương pháp kiểm kê định kỳ không phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất vật tư ở các tài khoản vật tư (TK 152, 153). Các tài khoản này chỉ phản giá trị vật tư tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ. Việc nhập xuất vật tư hàng ngày được phản ánh ở TK 611 – Mua hàng. Cuối kỳ, kiểm kê vật tư sử dụng phương pháp cân đối để tính trị giá vật tư xuất kho theo công thức:
Trị giá vật tư xuất kho =
Trị giá vật tư tồn đầu kì + Trị giá vật tư nhập trong kì + Trị giá vật tư còn cuối kì - Để ghi chép vật tư theo phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán áp dụng TK 611 – Mua hàng.
Kết cấu cơ bản của tài khoản này như sau: - Bên Nợ:`
+ Kết chuyển trị giá thực tế vật tư tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế vật tư nhập trong kỳ
- Bên Có:
+ Kết chuyển trị giá vật tư tồn cuối kỳ
+ Trị giá thực tế vật tư xuất trong kỳ cho các mục đích khác nhau - TK 611- Mua hàng không có số dư cuối kỳ và gồm 2 TK cấp 2 + TK 611.1 – Mua nguyên liệu, vật liệu
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như: TK 133, TK 331, TK 111, TK 112…Các tài khoản này có nội dung và kết cấu giống như sử dụng trong phương pháp kê khai thường xuyên.
1.2.4.2.3. Phương pháp hạch toán
-Đầu tháng kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 611- Mua hàng
Có TK 152- Nguyên liệu và vật liệu Có TK 151- Hàng mua đang đi đường
-Trong kỳ, căn cứ vào phiếu nhập kho nguyên vật liệu mua vào dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ tính thuế GTGT theo phương pháo khấu trừ kế toán ghi:
Nợ TK 611- Mua hàng
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 311…
- Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh, kế toán ghi: Nợ TK 611- Mua hàng
Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh
- Cuối kỳ giá trị nguyên vật liệu kiểm kê và giá trị nguyên vật liệu đang đi đường được kết chuyển kế toán ghi:
Nợ TK 151,152
Có TK 611- Mua hàng
Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho cho các mục đích khác nhau, kế toán ghi:
Nợ TK 621,627,641,642 Có TK 611- Mua hàng
1.2.4.2.4. Sơ đồ hạch toán chữ T
TK 152, 153, 151 TK 611 TK 621, 627, 641 Đầu kỳ, cuối kỳ trị giá thực tế xuất kho
K/c trị giá vật tư với các mục đích TK 111, 112 Căn cứ vào PNK TK 133 TK 411 Nhận vốn góp liên doanh 1.3. Các hình thức ghi sổ kế toán
- Quá trình hạch toán bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằng các báo cáo kế toán thông qua việc ghi chép, theo dõi tính toán, xử lý số liệu trên các sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán.
- Theo quy định hiện hành, có 4 hình thức sổ kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp. Trong mỗi hình thức có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Các doanh nghiệp xây lắp căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán để lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp và phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đó về các mặt: Loại sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán.
Ngoài ra còn có thêm hình thức kế toán máy.
1.3.1. Hình thức nhật ký chung
- Hình thức Nhật ký chung có một đặc trưng cơ bản là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu kế toán trên các sổ Nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng
nghiệp vụ phát sinh. Hình thức này phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp thuận tiện cho việc cơ giới hoá tính toán và sử dụng kế toán bằng máy vi tính.
- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các TK kế toán phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Nhật ký đặc biệt thì từ chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ NK đặc biệt và từ đó vào Sổ Cái TK liên quan. Với các đối tượng cần mở chi tiết, cuối tháng tổng cộng sổ kế toán chi tiết ghi vào sổ tổng hợp chi tiết, sổ này được đối chiếu với sổ cái TK liên quan.
Cuối tháng căn cứ vào Sổ Cái các TK để ghi vào Bảng cân đối số phát sinh. Cuối quý từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tiến hành ghi vào hệ thống Báo cáo kế toán.
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu Chứng từ gốc
Sổ quỹ NK đặc biệt NK chung
Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái Sổ tổng hợp chi tiết
Bảng CĐ số phát sinh
Báo cáo kế toán
1.3.2. Hình thức chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các