Sơ đồ hạch toán chữ T

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH tư vấn xây dựng liên hiệp hội (Trang 36)

TK 152, 153, 151 TK 611 TK 621, 627, 641 Đầu kỳ, cuối kỳ trị giá thực tế xuất kho

K/c trị giá vật tư với các mục đích TK 111, 112 Căn cứ vào PNK TK 133 TK 411 Nhận vốn góp liên doanh 1.3. Các hình thức ghi sổ kế toán

- Quá trình hạch toán bao giờ cũng xuất phát từ chứng từ gốc và kết thúc bằng các báo cáo kế toán thông qua việc ghi chép, theo dõi tính toán, xử lý số liệu trên các sổ sách kế toán. Sổ sách kế toán là khâu trung tâm của toàn bộ công tác kế toán.

- Theo quy định hiện hành, có 4 hình thức sổ kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp xây lắp. Trong mỗi hình thức có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế toán. Các doanh nghiệp xây lắp căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán, điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán để lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp và phải tuân thủ mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đó về các mặt: Loại sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ kế toán.

Ngoài ra còn có thêm hình thức kế toán máy.

1.3.1. Hình thức nhật ký chung

- Hình thức Nhật ký chung có một đặc trưng cơ bản là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu kế toán trên các sổ Nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng

nghiệp vụ phát sinh. Hình thức này phù hợp cho mọi loại hình doanh nghiệp thuận tiện cho việc cơ giới hoá tính toán và sử dụng kế toán bằng máy vi tính.

- Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi vào Nhật ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các TK kế toán phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Nhật ký đặc biệt thì từ chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ NK đặc biệt và từ đó vào Sổ Cái TK liên quan. Với các đối tượng cần mở chi tiết, cuối tháng tổng cộng sổ kế toán chi tiết ghi vào sổ tổng hợp chi tiết, sổ này được đối chiếu với sổ cái TK liên quan.

Cuối tháng căn cứ vào Sổ Cái các TK để ghi vào Bảng cân đối số phát sinh. Cuối quý từ Bảng cân đối số phát sinh, Bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tiến hành ghi vào hệ thống Báo cáo kế toán.

Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu Chứng từ gốc

Sổ quỹ NK đặc biệt NK chung

Sổ kế toán chi tiết

Sổ cái Sổ tổng hợp chi tiết

Bảng CĐ số phát sinh

Báo cáo kế toán

1.3.2. Hình thức chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ”. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại có cùng nội dung kinh tế.

Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý chứng từ ghi sổ, vừa để kiểm tra đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh.

Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán vào sổ kế toán chi tiết, sổ quỹ. Từ chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán ghi vào Chứng từ ghi sổ, từ Chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ. Từ sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết, cuối tháng kế toán ghi vào Bảng tổng hợp chi tiết, bảng này sẽ được đối chiếu với Sổ Cái TK liên quan và là cơ sở ghi vào Báo cáo kế toán.

Từ Chứng từ ghi sổ, cuối tháng kế toán ghi vào Sổ Cái, từ Sổ Cái ghi vào Bảng cân đối số phát sinh, bảng này được đối chiếu với Chứng từ ghi sổ và là cơ sở để ghi vào hệ thống BCKT

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu Chứng từ gốc

Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc

Sổ kế toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ Sổ tổng hợp chi tiết

Bảng CĐ số phát sinh Báo cáo kế toán Sổ cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

1.3.3. Hình thức nhật ký sổ cái

Sơ đồ1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - Sổ Cái

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế( Theo TK kế toán ) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ cái.

Căn cứ để ghi vào Nhật ký - Sổ cái là các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc.

Hình thức này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản lý nghiệp vụ của cán bộ kế toán ở mức trung bình, số lượng tài khoản sử dụng trong doanh nghiệp ít và thực hiện kế toán bằng thủ công.

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán ghi vào Nhật ký - Sổ cái, sau đó ghi vào sổ, thẻ chi tiết. Cuối tháng, phải khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký - Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết. Số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối kỳ của

Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ, thẻ kế toán chi tiết Nhật ký - Sổ cái

Báo cáo kế toán

Bảng tổng hợp

các TK trên sổ Nhật ký - Sổ Cái phải khớp đúng với số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tương ứng.

1.3.4. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ

Hình thức này tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Hình thức này áp dụng phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ quản lý và kế toán tương đối cao, thực hiện công tác kế toán chủ yếu bằng thủ công.

Sơ đồ1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Bảng kê Nhật ký chứng từ

Báo cáo kế toán

Sổ cái tài khoản

Hàng ngày từ chứng từ gốc hoặc các bảng phân bổ... kế toán ghi vào sổ chi tiết, các Bảng kê và các sổ chi tiết khác. Định kỳ hàng tháng từ các sổ chi tiết, các Bảng kê kế toán tiến hành vào các Nhật ký chứng từ, Sổ Cái các TK. Từ các sổ sách kế toán đó cuối kỳ tổng hợp thành báo cáo kế toán cung cấp thông tin cho việc quản lý và xây dựng kế hoạch kinh doanh tiếp theo

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN

XÂY DỰNG LIÊN HIỆP HỘI 2.1. Khái quát chung về doanh nghiệp

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Doanh nghiệp

* Tên công ty:

Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hội * Địa chỉ:

Trụ sở chính : Số 42 Hàm Long, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội VPGD : Số 1/74, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nôị Điện thoại: : 04 39717977 Fax: 043 9717988

Mã số thuế : 0 1 0 0 7 7 7 6 1 8

* Quyết định thành lập:

Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp hội tiền thân là công ty Phục chế công trình cổ công trình tôn giáo được thành lập từ những năm 80 của thế kỷ trước. Năm 1993 công ty Phục chế được thành lập theo quyết số 339/TC –LHH Ngày 21 tháng 4 năm 1993 với tên gọi Trung tâm nghiên cứu phục chế công trình cổ, công trình tôn giáo – APP trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam là tổ chức khoa học công nghệ hoạt động theo nghị định 35 của Chính phủ

Năm 1998 Trung tâm ARP làm sáng lập viên thành lập công ty Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hôị, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và đầu tư xây dựng dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.

Quyết định thành lập số : 3439/GP/TLDN TP Hà Nội cấp ngày : 12/03/1998 Giấy phép kinh doanh : 044141 do Sở KH ĐT Hà Nội cấp ngày 24/03/1998 Giấy phép hành nghề số: 211 do Bộ Xây Dựng cấp ngày 19/09/1998

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Tưvấn xây dựng Liên Hiệp Hội vấn xây dựng Liên Hiệp Hội

2.1.2.1 Các lĩnh vực hoạt động của công ty

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hôị bao gồm việc thi công các công trình, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Tuy nhiên Công ty mới chỉ khai thách được thế mạnh ở lĩnh vực thi công các công trình dân dụng, bao gồm:

- Xây dựng cầu các loại nền đường, mặt đường, cống rãnh thoát nước, sân bay, bến cảng.

- Tư vấn và xây dựng các công trình kiến trúc công nghiệp và dân dụng, xây dựng các công trình thủy lợi.

- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cụm dân cư, đô thị, giao thông vận tải. - Tư vấn giám sát các công trình không do công ty thi công.

- Nạo vét, bồi đắp mặt đường, đào đắp nền, đào đắp công trình. - Kinh doanh cho thuê máy móc thiết bị thi công công trình.

2.1.2.2. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của Công ty

Công ty đã tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho việc kinh doanh phát triển, mở rộng quy mô của mình. Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh đầu thầu xây dựng các công trình. Công ty khai thác một cách có hiệu quả nguồn vốn vật tư, tài nguyên, nhân lực của đất nước để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường xây dựng, đảm bảo cuộc sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

Tổ chức sản xuất trong Công ty phần lớn là phương thức khoán gọn các công trình, các hạng mục công trình đến các đội. Công ty đã nhận thầu các công trình về dân dụng, công nghiệp và bước đầu tiếp cận thành công với công nghệ hiện đại phục vụ cho công tác xây dựng. Hiện tại Công ty đã không ngừng lớn mạnh

2.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hôị là một công ty được thành lập với số vốn do các thành viên góp vốn để kinh doanh, với ngành nghề kinh doanh là xây dựng và thiết kế các công trình dân dụng thuỷ lợi, thuỷ điện… nên TSCĐ của công ty chủ yếu là các máy móc thiết bị phục vụ cho công việc xây dựng. Các máy móc phương tiện của công ty luôn được điều động cho các công trình do công ty thắng thầu sau khi hoàn thành công việc của công trình thì lại được điều động tới các công trình khác. Công ty đã luôn luôn có sự bổ sung mua sắm, thanh lý những TSCĐ hiện tại. Để có được sự thành công và phát triển vượt bậc trong những năm gần đây chính là việc doanh nghiệp đã chủ động đầu tư mua sắm mới nhiều máy móc thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ vào công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng,theo dõi quản lý TSCĐ của công ty, Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Liên Hiệp Hôị đã chia TSCĐ hữu hình thành:

Các tài sản có hình thái vật chất của công ty gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc, như trụ sở của công ty nhà lắp ghép.. - Máy móc thiết bị, như máy đầm, máy ủi, máy nén khí, máy xúc.. - Phương tiện vận tải, như xe ôtô con, xe ôtô tải..

- Thiết bị dụng cụ quản lý, như máy vi tính

2.1.2.4. Chiến lược phát triển của Công ty

Thứ nhất, Công ty sẽ tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh với các ngành nghề như trước tuy nhiên sẽ tập trung vào các ngành nghề chính mà đơn vị có thế mạnh như các hoạt động xây lắp.

Thứ hai, phát triển đi đôi với từng bước nâng cấp trang thiết bị máy móc và cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng khoa học công nghệ cho phù hợp với yêu cầu phát triển và phù hợp với nhu cầu đổi mới thị trường, tạo bước tiến trong cạnh tranh.

Thứ ba, Công ty có định hướng phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trên quy mô toàn Thành Phố và các vùng lân cận, tiếp tục đẩy nhanh vị thế của công ty, nâng cao uy tín thương hiệu. Trong đó chủ trương ưu tiên các lĩnh vực có thế mạnh trước của Công ty.

Thứ tư, Công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, hiểu biết, linh hoạt và thành thạo trong sử dụng máy móc thiết bị, khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại và luôn gắn bó với Công ty.

Thứ năm, Công ty chủ động tìm cách huy động nguồn vốn từ thị trường vốn cũng như từ các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân, về cơ bản làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng linh hoạt hơn, nhạy cảm với sự thay đổi của thị trường.

Thứ sáu, đầu tư phát triển lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo cho sự phát triển. Quan điểm này gắn với việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty đối với kinh tế của Thành Phố nói chung và đời sống của cán bộ công nhân viên nói riêng.

2.1.2.5. Những lợi thế và khó khăn của Công ty2.1.2.5.1. Lợi thế của Công ty 2.1.2.5.1. Lợi thế của Công ty

Đội ngũ công nhân kỹ thuật và kỹ sư khá hùng hậu đủ sức thi công các công trình lớn, các công trình trọng tâm trọng điểm mang tầm quốc gia.

Công ty đã chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật, Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo nâng cao tay nghề và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.

Đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, thu nhập của người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước. Công ty cũng có chế độ lương thưởng cho CBCNV hợp lý.

Công ty đã có rất nhiều nỗ lực đầu tư mua sắm máy móc thiết bị công nghệ phục vụ quá trình thi công. Năng lực thiết bị công nghệ của Công ty được tăng lên cả về số lượng và trình độ hiện đại.

2.1.2.5.2. Khó khăn của Công ty

Khó khăn lớn nhất của Công ty là thiếu vốn đặc biệt là vốn vay dài hạn, vốn đầu tư của Công ty chủ yếu là vốn tự có, vốn vay trung hạn. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn còn chưa đạt được hiệu quả cao.

Do thiếu vốn nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn gặp một số khó khăn, Công ty phải mua lại những thiết bị cũ mà những thiết bị này có nguy cơ hao mòn vô hình rất cao. Năng lực máy móc thiết bị thi công được đánh giá là

Một phần của tài liệu “Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại công ty TNHH tư vấn xây dựng liên hiệp hội (Trang 36)