Anh hỗ trợ Pháp tái lập quyền lực ở Đông Dương

Một phần của tài liệu chính sách của các nước đồng minh hoa kỳ và anh đối với đông dương giai đoạn 1941 – 1946 (qua trường hợp việt nam) (Trang 89 - 106)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.2.Anh hỗ trợ Pháp tái lập quyền lực ở Đông Dương

Hội nghị Postdam giao cho Anh và Trung Hoa vào giải giáp quân Nhật ở miền nam và miền bắc Đông Dương từ vĩ tuyến 16. Cho nên để khôi phục chủ

quyền của mình ở Đông Dương thì Pháp phải thương lượng với Anh và Trung Hoa dân quốc. Đối với Anh, việc này có thể thực hiện dễ dàng vì ngay từ đầu, Anh đã ủng hộ việc Pháp tái chiếm Đông Dương. Thủ tướng Churchill đã thúc giục những hoạt động của đồng minh: Nó sẽ rất xấu trong lịch sử nếu chúng ta thất bại trong việc hỗ trợ các lực lượng Pháp bị cô lập trong việc chống lại Nhật Bản trong khả năng tốt nhất của chúng ta hoặc nếu chúng ta loại trừ người Pháp từ sự tham gia trong hội đồng của chúng ta liên quan đến Đông Dương [38, 45]. Nhân cơ hội này với danh nghĩa lực lượng Đồng minh, quân đội Anh vào tước vũ khí quân Nhật nhưng trên thực tế, đế quốc Anh đã giúp cho thực dân Pháp trở lại chiếm Việt Nam và cả Đông Dương. Anh và Pháp cấu kết đàn áp cách mạng Đông Dương vì “sợ rằng phong trào ấy “làm gương” cho các thuộc địa của Anh” ở Nam Á và Đông Nam Á. Mặt khác, cũng để ngǎn chặn âm mưu của Hoa Kỳ muốn tranh giành quyền lợi với Anh và Pháp ở những khu vực này. Ngày 24.8.1945, Pháp và Anh đạt được một thỏa ước theo đó Anh công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Ngày 6 tháng 9 năm 1945, quân đội Anh vào Sài Gòn, tướng Gracey - tổng chỉ huy quân đội Anh ở Nam Đông Dương - đòi giải giáp quân đội Việt Nam. Ngày 12.9.1945, quân Anh chiếm trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ, che chở cho lực lượng của Pháp biểu tình khiêu khích ở Sài Gòn. Tướng Gracey là người có tinh thần thực dân thân Pháp, ông cho rằng: Chính quyền Đông Dương là của người Pháp nên việc người Pháp tái chiếm Đông Dương là hiển nhiên. Và người Pháp sẽ kiểm soát được cả quân sự và dân sự trong vòng mấy tuần lễ. Tư tưởng biến thành hành động. Vì có thái độ thiên vị Pháp, cho nên, khi chỉ huy quân lính Anh đổ bộ vào Sài Gòn, Tướng Gracey đã có hành động bất chính bao che cho gần hai ngàn quân Pháp trà trộn đổ bộ vào Sài Gòn cùng một lượt với quân Anh. Trắng trợn hơn nữa, Gracey còn công khai ban hành lệnh tước khi giới của mọi người Việt Nam, ra lệnh cho báo chí của người Việt phải ngưng xuất bản, buộc lực lượng cảnh sát Việt Nam phải nằm dưới quyền chỉ huy của quân đội Ạnh, thả tù binh Pháp đang bị Nhật giam

giữ và vũ trang chúng để chúng tấn công Việt Nam. Thái độ và hành động này của Tướng Gracey làm cho tình hình Nam Bộ trở nên cực kỳ căng thẳng.

Ngay khi vừa mới được vũ trang, chiều ngày 22.9.1945, đạo quân Pháp này kéo nhau đi đánh phá, giết người, cướp của ở ngay trong các đường phố. Ngày 23.9.1945, được quân Anh giúp sức quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp hòng đặt lại ách thống trị ở Việt Nam và Đông Dương. Ngày 9 tháng 10 năm 1945, Anh kí với Pháp một thỏa ước khác, đồng ý nhượng mọi quyền theo Hiệp định Postdam ở miền nam Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở xuống cho Pháp [18, tr 76].

Điều tệ hại là trong các cuộc hành quân tấn công và ruồng bố trong các khu phố ở Sài Gòn đều có sự cấu kết chặt chẽ với quân lính Anh dưới quyền tư lệnh của Tướng Gracey. Thái độ thiên lệch và hành động can thiệp thô bạo vào nội tình Việt Nam của Tướng Anh Gracey đã khiến cho viên Tướng Tư Lệnh Quân Đội Anh tại Viễn Đông là Đô Đốc Mountbatten phải nhắc nhở ông chỉ nên lo việc thi hành nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật, chứ không được có hành động gì chống lại người Việt Nam.

Giữa tháng 3.1946, khi Anh rút quân khỏi miền nam Đông Dương, Truman đồng ý để cho Anh giao lại cho Pháp nhiều trang bị quân sự trị giá hơn 70 triệu đô-la, trong đó có khoảng 800 xe quân sự của Mỹ cho Anh thuê và mượn, “lấy cớ rằng không thể di chuyển các trang bị này” ra khỏi Việt Nam [18, tr 79].

Tất nhiên, Anh không chỉ đơn phương giúp Pháp tái chiếm Đông Dương mà còn có sự giúp đỡ của Hoa Kỳ bởi “nước Pháp hậu chiến bị tàn phá nặng nề không có cả trang bị quân sự lẫn nguồn tài chính để có thể tiến hành một nổ lực quân sự lớn ở Đông Dương” [18, tr 78]. Mặc dù, Pháp đã thỏa thuận được với

Anh nhưng để chiếm toàn bộ Việt Nam cần có sự đồng ý của Trung Hoa dân quốc. Và Hoa Kỳ từ cuối tháng 9 năm 1945 đã kêu gọi Trung Hoa cho Pháp dễ dàng thu hồi quyền lực ở Việt Nam. Kết quả, ngày 28.2.1946, Pháp và Trung Hoa kí một hiệp ước, theo đó Pháp được đưa quân ra phía bắc vĩ tuyến 16 thay cho Trung Hoa nhưng Pháp phải dành cho Trung Hoa một số quyền lợi kinh tế.

Anh không muốn Pháp đánh mất thuộc địa ở Đông Dương vì muốn duy trì hệ thống thuộc địa của mình ở những khu vực khác. Khi Tổng thống Roosevelt muốn lấy Đông Dương từ Pháp để đặt dưới chế độ ủy trị quốc tế thì Anh đã nhiều lần phản đối vì không muốn Hoa Kỳ tạo ra một tiền lệ để tranh giành ảnh hưởng với cả Anh và Pháp, khôi phục địa vị cho Pháp ở Việt Nam sau chiến tranh cũng chính là duy trì địa vị của Anh. Qua các năm, từ Hội nghị Quebec lần đầu tiên cho đến cái chết của Tổng thống Roosevelt, người Anh và người Pháp đã không ngừng nổ lực nhằm mục đích đảm bảo sự “toàn vẹn lãnh thổ”. Việc thành lập Bộ tư lênh Đông Nam Á chính là một bước đột phá của họ sau sự sụp đổ của Singapore. Tuy nhiên, Anh vẫn cần đến mối quan hệ với Hoa Kỳ trong và khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Thủ tướng Churchill đã luôn cẩn thận trong mối quan hệ “tốt đẹp” với Tổng thống Roosevelt để đem lại lợi ích cho đế quốc Anh, ông không muốn có bất cứ hành động nào để làm ảnh hưởng và tan vỡ mối quan hệ đó. Cho nên, Anh ủng hộ Pháp nhưng rõ ràng Anh không thể tự mình đơn phương giúp Pháp tái chiếm Việt Nam nếu không có sự đồng ý của Hoa Kỳ.

TIỂU KẾT

Trước sự thay đổi của tình hình thế giới, Hoa Kỳ lo ngại sức mạnh của Liên Xô và để tạo ra thế cân bằng, Hoa Kỳ cần đến sự hợp tác của các nước đồng minh Anh, Pháp. Cho nên Hoa Kỳ đã dần thay đổi thái độ đối với Pháp, công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương và từ chối công nhận chính phủ

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hội nghị Potsdam đã giao cho Anh và Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16, đã tạo điều kiện cho Pháp quay lại Đông Dương. Được Hoa Kỳ bật đèn xanh, ngay lập tức Anh đã xúc tiến kế hoạch và hỗ trợ Pháp tái chiếm Đông Dương

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn 1941 – 1946 Hoa Kỳ đã liên tục thay đổi chính sách của mình đối với Đông Dương, sau thất bại của đề nghị “trung lập hóa” Đông Dương, Tổng thống Roosevelt có ý định đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị quốc tế để loại bỏ vai trò của Pháp. Nhưng khi tình hình thay đổi, Hoa Kỳ bắt buộc sự lựa chọn sự ủng hộ của Anh, Pháp để cân bằng sức mạnh với Liên Xô, đối phó với sự đe dọa của cộng sản. Chính vì vậy, giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, Hoa Kỳ không chống chủ nghĩa thực dân mà còn tạo điều kiện cho Pháp tái chiếm Việt Nam, công nhận chủ quyền của Pháp ở Đông Dương. Nhưng chính sách của Anh đối với Đông Dương là không thay đổi, trước chiến tranh Anh đã tích cực hợp tác với Pháp, ủng hộ và bênh vực cho quyền lực của Pháp ở khu vực này, chính phủ Anh đã phản đối kế hoạch ủy trị của Tổng thống Roosevelt. Anh muốn duy trì vai trò của Pháp ở Việt Nam vì không muốn sự phát triển của phong trào cách mạng này sẽ làm gương cho những thuộc địa khác của Anh ở Đông Nam Á. Đến cuối cùng thì cả Hoa Kỳ và Anh đã cùng ủng hộ và tạo điều kiện cho Pháp tái lập quyền lực ở Đông Dương.

KẾT LUẬN

Hoa Kỳ và Anh là đồng minh chống phát xít nhưng đối với Đông Dương trong giai đoạn 1941 – 1946, qua trường hợp Việt Nam có thể thấy mỗi nước đã theo đuổi những chính sách khác nhau vì lợi ích của đế quốc mình. Hoa Kỳ đã liên tục sửa đổi chính sách đối với Đông Dương. Tổng thống Roosevelt lúc đầu muốn trung lập Đông Dương để chia sẻ quyền lợi với Nhật. Khi Nhật từ chối và tấn công Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng, Hoa Kỳ chính thức tham chiến và muốn đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị, xóa bỏ chủ quyền của người Pháp ở đây. Tổng thống Roosevelt không ngừng lên án chế độ cai trị của Pháp ở Đông Dương đặc biệt là đối với Việt Nam, ông đã tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh khác trong vấn đề ủy trị như Liên Xô và Trung Quốc. Đến khi Tổng thống Roosevelt qua đời vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, ông vẫn muốn đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị quốc tế. Có chăng, dưới áp lực của Bộ Ngoại giao và sự phản đối của Anh, Tổng thống Roosevelt chỉ muốn trì hoãn đến khi chiến tranh kết thúc. Bởi ông biết rằng Hoa Kỳ sẽ trở thành chủ nợ của các nước đồng minh nên sẽ có quyền quyết định trên bàn hội nghị mà không cần bận tâm đến thái độ của Anh và Pháp đối với vấn đề Đông Dương.

Hội nghị Potsdam quyết định cho quân Anh và quân Tưởng vào Việt Nam để giải giáp quân đội Nhật. Trước sự đe dọa từ sự phát triển của Liên Xô đối với hệ thống chủ nghĩa tư bản, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Truman đã đảo ngược và thậm chí từ chối chính sách ủy trị của Tổng thống Roosevelt, tạo điều kiện cho Pháp tái chiếm Việt Nam. Sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ lúc này, có thể vì Tổng thống Harry S.Truman đã không hiểu được tầm nhìn của người tiền nhiệm về vị thế của Hoa Kỳ sau khi chiến tranh kết thúc. Hoa Kỳ đã “đánh mất cơ hội” để hợp tác với nhân dân Việt Nam vì ủng hộ Pháp thiết lập chủ quyền ở Đông Dương, dẫn đến sự dính líu và thất bại của Hoa Kỳ trong chiến

tranh ở Việt Nam sau này. Với những gì đã diễn ra thì ủy trị quốc tế cho Đông Dương là một vấn đề đáng được các nước Đồng minh xem xét hơn những gì nó đã nhận được. Có thể, trước sự đe dọa từ sức mạnh cộng sản,Tổng thống Roosevelt cũng làm như vậy nhưng ông đã không còn để đưa ra câu trả lời. Tuy chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương là không nhất quán, nó thể hiện sự nhập nhằng nhưng dù là Tổng thống Roosevelt hay Truman đều xuất phát từ lợi ích của Hoa Kỳ. Cho nên không phải vì OSS đã viện trợ cho Việt Minh năm 1945 và từ chối giúp Pháp về vũ khí, tài chính trong chiến tranh mà nghĩ rằng Hoa Kỳ ủng hộ Hồ Chí Minh, ủng hộ Việt Minh. Đó chỉ là những bước đi trong kế hoạch bành trướng của Hoa Kỳ sau chiến tranh.

Tương tự như vậy, chính sách của Anh đối với Việt Nam đã được hình thành khi Tổng thống Roosevelt đưa ra kế hoạch ủy trị cho Đông Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh sợ rằng bất kỳ thay đổi chủ quyền sau chiến tranh ở Đông Dương sẽ đóng vai trò như một tiền lệ nguy hiểm, có thể đe dọa hệ thống thuộc địa của riêng mình đặc biệt là Hồng Kông và Ấn Độ, và thiết lập một phương pháp để giải phóng thuộc địa của đế quốc châu Âu, một sự xáo trộn hệ thống thuộc địa ở Đông Nam Á sẽ ảnh hưởng đến vị thế của nước Anh. Cho nên khi Anh phản đối kế hoạch ủy trị của Tổng thống Roosevelt và bênh vực quyền lợi cho Pháp là để bảo vệ lợi ích cho chính mình. Anh cho rằng một nước Pháp mạnh mẽ là cần thiết để bảo vệ an ninh của Anh ở châu Âu và có khả năng tăng cường sức mạnh của Anh sau khi chiến tranh kết thúc. Tất nhiên, Anh cũng hiểu rằng Anh cũng cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong chiến tranh và Thủ tướng Churchill đã không muốn phá vỡ mối quan hệ với Tổng thống Roosevelt. Cuối cùng, cuộc đảo chính của Nhật Bản ở Đông Dương và cái chết của Tổng thống Roosevelt đã dẫn đến sự thống nhất trong chính sách của Anh để hỗ trợ người Pháp tái chiếm Việt Nam. Cho nên trong mối quan hệ đồng minh giữa

Hoa Kỳ và Anh thì lợi ích của mỗi quốc gia vẫn được đặt lên trên hết, con đường nào mang lại nhiều lợi ích nhất thì sẽ được lựa chọn.

Chính sách của các nước đồng minh Hoa Kỳ và Anh đối với Đông Dương trong giai đoạn 1941 – 1946 qua trường hợp Việt Nam đã cho thấy vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam và Đông Dương trở thành sân khấu trình diễn cho những chính sách chính trị và ý đồ của các nước Đồng minh. Pháp cần Đông Dương, muốn khôi phục chủ quyền ở Việt Nam để tái thiết lại đất nước và khôi phục lại vị trí của mình sau thất bại đối với Đức và Nhật trong chiến tranh. Hoa Kỳ muốn loại bỏ chủ quyền của Pháp ở Đông Dương vì mục tiêu bành trướng lãnh thổ của mình nhưng được che đậy dưới những lời lẽ hoa mỹ bằng tuyên bố chống chủ nghĩa thực dân. Trong mối quan hệ đồng minh, mỗi nước đều biết được “ý đồ” của nhau nhưng tùy theo tình hình và vị trí của mình để có “tiếng nói” trên bàn hội nghị và cũng có thể hi sinh lợi ích nhỏ để đạt được lợi ích lớn hơn.

Chính sách của các nước đồng minh cũng đã tác động đến tình hình Đông Dương, khi Hoa Kỳ muốn đặt Đông Dương dưới chế độ ủy trị nên đã từ chối hỗ trợ Pháp trước hành động Nhật đảo chính Pháp, đến khi Nhật đầu hàng đồng minh, Việt Nam đã tiến hành tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám thành công dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc. Nhưng cái chết của tổng thống Roosevelt và sự thay thế của tổng thống Harry S. Truman đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương, cũng chính sự thay đổi trong chính sách của các nước đồng minh đã tạo điều kiện cho Pháp tái chiếm Việt Nam và nhân dân Việt Nam phải tiếp tục đấu tranh chống thực dân Pháp sau đó là đế quốc Mỹ để giành độc lập cuối cùng. Có thể thấy rằng, khi tình hình thay đổi, Hoa Kỳ đã “rời bỏ” những người bạn Việt Nam đã có một thời gian ngắn tiếp xúc và liên lạc trong chiến tranh. Chính sách ủy trị của Hoa Kỳ đối với Đông Dương thuộc

Pháp đã tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam giành chính quyền nhưng trước sự đe dọa của cộng sản, Hoa Kỳ đã không công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, từ chối lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh để ủng hộ Pháp tái chiếm Việt Nam. Nước Mỹ đã bỏ lỡ một cơ hội từng có là đồng minh với nguyện vọng độc lập dân tộc của người Việt Nam. Đó cũng chính là nguồn gốc của toàn bộ những thất bại sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Giôdep A.Am-Tơ (1985), Lời phán quyết về Việt Nam, Người dịch: Nguyễn Tấn Cưu, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

2. Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Nxb Lửa thiêng, Sài Gòn.

3. Dixee R. Bartholomew-Feis (2007), OSS và Hồ Chí Minh, đồng minh bất

Một phần của tài liệu chính sách của các nước đồng minh hoa kỳ và anh đối với đông dương giai đoạn 1941 – 1946 (qua trường hợp việt nam) (Trang 89 - 106)