Phản ứng của Anh đối với chủ trương của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu chính sách của các nước đồng minh hoa kỳ và anh đối với đông dương giai đoạn 1941 – 1946 (qua trường hợp việt nam) (Trang 48)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2. Phản ứng của Anh đối với chủ trương của Hoa Kỳ

Anh từng hợp với Pháp trong quá trình cai trị Đông Dương, điển hình là việc chính phủ Anh bắt giam trái phép Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông năm 1931. Từ khi thành lập trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai, mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Hoa Kỳ đã chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Anh. Hơn nữa nó đã được xây dựng bởi kiến trúc sư trưởng - Winston Leonard Spencer Churchill. Tuy nhiên, mối quan hệ đặc biệt mà Churchill xây

dựng với Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt là không vững chắc cũng không hài hòa. Vì mục tiêu chiến tranh của Anh và Hoa Kỳ là rất khác nhau trong các cuộc tranh luận chính sách của Đồng Minh đối với Campuchia, Lào và đặc biệt là Việt Nam.

Chính sách của Anh đối với Đông Dương bắt đầu từ khi Tổng thống Roosevelt có ý định đặt Đông Dương dưới hình thức ủy trị quốc tế. Nguồn gốc mối quan hệ của Anh với Đông Dương thuộc Pháp không nằm ở London mà ở Washington. Tổng thống muốn loại bỏ khỏi sự kiểm soát Đông Dương của thực dân Pháp và để tạo ra một hình thức ủy trị, sau đó sẽ tiến tới sự độc lập cho Đông Dương. Ông không có ý định khôi phục lại sự cân bằng quyền lực châu Âu vào cuối cuộc chiến để tạo ra một “trật tự quốc tế mới dựa trên sự hài hòa, chứ không phải trạng thái cân bằng” [43, tr 4]. Năm 1941, Anh và Hoa Kỳ thông qua Hiến chương Đại Tây Dương, Điều ba trong số các điều lệ quy định người dân bản địa có quyền quyết định tương lai của chính họ. Ủy trị là phương pháp mà Tổng thống muốn người dân bản địa phát triển theo hướng độc lập. Chính sách ủy trị cho Đông Dương của Roosevelt đã chứng minh cam kết của Hoa Kỳ về quyền dân tộc tự quyết như đã nêu trong Hiến chương Đại Tây Dương. Tổng thống Roosevelt có ý định trao trả độc lập cho Đông Dương từ tay Pháp, theo đó Đông Dương sẽ được quốc tế giám hộ trước khi được chính thức trả độc lập. Anh nghi ngờ rằng sự ủy trị dành cho Đông Dương sẽ chỉ là bước ban đầu. Ủy trị là một khái niệm nguy hiểm. Nó sẽ thiết lập một tiền lệ cho giải phóng thuộc địa và Roosevelt sẽ dùng tiền lệ này để áp đặt chế độ giám hộ lên các thuộc địa khác, gồm cả Hồng Kông và Malaya của Anh. Cuộc vận động công khai của Roosevelt cho ủy trị Đông Dương chứng minh niềm tin dữ dội của ông ấy cho tự quyết dân tộc. Đây là một “trường hợp thử nghiệm” quan trọng chống thực dân bởi một người hăng hái chống chủ nghĩa đế quốc. Roosevelt đã mỉa mai

Churchill rằng “Anh sẽ lấy đất bất cứ nơi nào trên thế giới ngay cả khi nó chỉ là một hòn đá hoặc một bãi cát”[43, tr 4].

Thực sự, ủy trị chiếm một vị trí đặc biệt trong quan hệ Trung - Mỹ, vì Roosevelt hình dung Trung Quốc như là một trong bốn “cảnh sát thế giới” cùng với Anh, Liên Xô và Mỹ để bảo vệ hòa bình và an ninh sau chiến tranh. Anh sợ sự gia tăng sức mạnh của Trung Quốc. Một Trung Quốc mạnh mẽ - được hỗ trợ bởi Hoa Kỳ - có thể gây áp lực không đáng có đối với thuộc địa Anh tại Viễn Đông. Hơn nữa, Anh nghi ngờ về tính minh bạch trong ý định của Trung Quốc đối với Đông Nam Á, đặc biệt là một người được ủy thác ngầm. Tất nhiên, Churchill phải tìm cách để bảo vệ tương lai của đế quốc Anh. Khi cuộc thảo luận ủy trị đề cập đến thuộc địa của Anh, ông chủ trương một đường lối chống ủy trị mạnh mẽ. Dù không nói ra nhưng ai cũng biết lúc này Anh và Pháp là hai nước có nhiều thuộc địa trên thế giới. Chính vì vậy, trái với Roosevelt, Anh đã tích cực bênh vực quyền lợi và ủng hộ Pháp trở lại Đông Dương sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Chính sách chống kế hoạch ủy trị của Churchill đã được chia sẻ bởi nhiều người trong chính phủ liên minh của Anh. Tuy nhiên, Churchill đã nhiều lần từ chối để hành động theo bất kì hướng nào đó sẽ dẫn đến xung đột với Roosevelt và tạo ra một cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ Anh – Mỹ [44, tr 2].

Bộ Ngoại giao và những nhà lãnh đạo khôn ngoan đã không tin rằng Roosevelt chỉ có ý định áp dụng ủy trị đối với Đông Dương. Roosevelt đã dự định sử dụng Đông Dương như một tiền lệ cho giải phóng thuộc địa thế giới cũ [43, tr 3]. Nhưng nếu không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, Anh sẽ không thể giải quyết những mối đe dọa trong tương lai. Do đó, cuộc thảo luận của Roosevelt về tương lai của Đông Dương thuộc Pháp là tối quan trọng để duy trì vị trí của Anh trong khu vực. Thủ tướng Anh Winston Churchill lo ngại vấn đề Đông Dương

và việc Bộ Ngoại giao Anh ủng hộ Pháp sẽ cản đường cho mối quan hệ đặc biệt giữa ông và Roosevelt. Churchill cần “lấy lòng” Roosevelt để bảo vệ Đế chế Anh. Nhưng Bộ Ngoại giao Anh đã làm chính sách đó thêm phức tạp khi cương quyết ủng hộ Pháp. Người Anh muốn giữ các thuộc địa của họ nên cũng không muốn người Pháp đánh mất thuộc địa ở Đông Dương. Thiết lập một mối quan hệ tốt đẹp và thân thiết với Roosevelt là mong muốn của Churchill. Ông tin rằng nước Anh sẽ nhận được nhiều lợi ích từ mối quan hệ này. Churchill tin rằng một liên minh giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Anh cuối cùng sẽ nổi lên như một lực lượng kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới. Hơn nữa, nếu có vấn gì phát sinh như khó khăn về đạn dược trong chiến tranh, có thể dễ dàng giải quyết bằng mối quan hệ tuyệt vời giữa Thủ tướng và Tổng thống. Bản thân Churchill nghĩ rằng mình đã “kết thân” được với Tổng thống Roosevelt. Nhưng có đúng là Roosevelt cũng nghĩ như vậy? Là một nhà điều hành chính trị khôn ngoan, Roosevelt biết làm cách nào để Churchill đặt niềm tin vào mình.

Tuy nhiên, tuần trăng mật rất ngắn gọn. Anh đã chịu một số thất bại quân sự trong mùa xuân năm 1942. Sự sụp đổ của Singapore, nhanh chóng theo sau là Rangoon (Myanma). Roosevelt đã thông cảm với thất bại quân sự của Anh và ông đã tốt bụng để an ủi Thủ tướng: “Tôi muốn bạn biết rằng tôi đã thường xuyên nghĩ đến bạn và tôi biết bạn sẽ không ngần ngại hỏi tôi nếu có bất cứ điều gì bạn nghĩ rằng tôi có thể làm” [44, tr 15]. Lúc này, Tổng thống bắt đầu thúc giục chính quyền tự trị cho Ấn Độ. Trước đây, Roosevelt đã đề cập đến vấn đề Ấn Độ tự trị trong chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ đến Washington. Vào thời điểm đó, phản ứng bực bội của Churchill đã nhắc nhở không thảo luận thêm. Vấn đề đã không đi xa. Bây giờ, Roosevelt một lần nữa nhấn mạnh với Thủ tướng Chính phủ về triển vọng chính quyền tự trị trong thời chiến cho Ấn Độ.

Những tháng đầu năm 1943, trong những cuộc đối thoại giữa Anh và Hoa Kỳ, phía Anh tỏ ra cứng rắn không nhân nhượng Hoa Kỳ. Anh mong muốn duy trì nguyên trạng trước chiến tranh, tăng cường bởi một liên minh Anh-Mỹ thời hậu chiến. Quan điểm của hai nước đồng minh là hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Hoa Kỳ chủ trương đặt tất cả các thuộc địa cũ dưới một hình thức ủy trị quốc tế và từ đó tiến lên thành những nước tự chủ, độc lập. Anh thì lại cho rằng trách nhiệm của tất cả các cường quốc là phải trực tiếp giúp đỡ các thuộc địa của mình tiến lên tự chủ ở mức độ khác nhau tùy theo khả năng của mỗi dân tộc [24, tr 95]. Stanley đã từng đưa ra các biểu hiện đầy đủ nhất cho chính sách thuộc địa Anh. Trong một bài phát biểu trước Hạ viện, ông nói rằng “chúng tôi có thể cam kết hướng dẫn dân tộc thuộc địa đi theo con đường để tự quản trong khuôn khổ của Đế chế Anh” [44, tr 32]. Do sự bất đồng quan điểm trong các cuộc hội đàm tay đôi, Hoa Kỳ nhận thấy khó lòng thuyết phục để Anh đồng ý chủ trương ủy trị quốc tế các thuộc địa, Hoa Kỳ đã đem vấn đề này bàn luận trong các cuộc họp ở Cairo và Teheran, mục đích là để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Trung Hoa và Liên Xô.

Tại Hội nghị thượng đỉnh đồng minh tại Casablanca (Maroc) tháng 1.1943, Tổng thống Roosevelt đã thấy De Gaulle là một người kiêu ngạo và có những hành động nhằm kích động Anh chống lại Hoa Kỳ. Việc Pháp đầu hàng Đức ở châu Âu và Nhật Bản ở châu Á đã làm cho Roosevelt không coi trọng Pháp. Tổng thống Roosevelt cho rằng, Pháp không còn đủ sức để tham gia vào việc quyết định tình hình thế giới. Chính sách của Hoa Kỳ đối với Đông Dương nhằm thúc đẩy chính sách giải phóng thuộc địa của Roosevelt và trừng phạt Pháp. Nhưng kế hoạch của Roosevelt đối với vùng lãnh thổ thuộc địa đã không giới hạn ở Đông Dương mà còn bao gồm các bộ phận của đế quốc Anh, tức là Hồng Kông. Đã có một sự mâu thuẫn giữa cam kết của Hoa Kỳ từng cam kết về bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Pháp và kế hoạch ủy trị về Đông Dương của

Tổng thống Roosevelt. Eden đã thông báo với Churchill rằng Roosevelt bây giờ ít đảm bảo về tính toàn vẹn của đế quốc Pháp. Và Đông Dương được xem là một sân khấu trình diễn chính trị cho chính sách quân sự của Đồng Minh trong chiến tranh nhưng Anh cần thiết để phát triển một chính sách chặt chẽ để bảo vệ lợi ích riêng của mình và điều khiển tình huống khó xử không lường trước được.

Vào ngày 07 tháng 01 năm 1943, tại một cuộc họp của Bộ tham mưu Hoa Kỳ, Roosevelt bày tỏ “nghi ngờ” về khôi phục lại Đông Dương cho Pháp, và “kêu gọi người Anh không thực hiện lời hứa hơn nữa để khôi phục lại đế chế Pháp” [43, tr 7] Ngày 24 tháng 03, Eden và Halifax gặp Sumner Welles, Welles đã lập luận rằng Đông Dương nên được tách ra từ Pháp và ông hy vọng rằng nước Anh sẽ chuẩn bị để bàn giao Hồng Kông trở về Trung Quốc. Hai ngày sau, Eden và Halifax, Roosevelt đã gặp tại Nhà Trắng. Roosevelt đã nêu vấn đề ủy trị cho Đông Dương. Ông tin rằng các chi tiết thực tế liên quan đến ủy trị phải được sắp xếp “mọi thứ ngăn nắp sau chiến tranh”. Roosevelt cho rằng Hoa Kỳ sẽ là chủ nợ lớn đối với các cường quốc thực dân châu Âu, sẽ có thể ra lệnh và có quyền quyết định hình thức của trật tự thế giới mới. Eden khẳng định nước Anh không ủng hộ quan điểm ủy trị. Trong khi đó, một cuộc họp giữa Eden và Đại sứ Trung Quốc đã mang lại sự đảm bảo rằng Trung Quốc không có tham vọng sở hữu lãnh thổ ở Xiêm, Đông Dương, Miến Điện hay Malaya. Đây là một tuyên bố quan trọng vì Anh sợ sự xâm lấn của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Tóm tắt kết quả của Hội nghị Cairo và Tehran (tháng 11-12 năm 1943) Eden chỉ ra rằng Đông Dương sẽ đặt “dưới một số loại kiểm soát quốc tế”. Ông lưu ý với sự quan tâm mà Stalin đã chỉ trích Pháp tại Hội nghị Tehran “người Pháp đã không thực sự cố gắng hết sức trong chiến tranh và rõ ràng là ông coi tình trạng của Pháp như một sự tồi tệ” [43, tr 9]. Stalin khẳng định cả ông và Roosevelt “có cùng một ý tưởng” cho rằng Pháp không cần phải khôi phục lại

tất cả thuộc địa của mình. Mặc dù Hoa Kỳ có nhận được sự ủng hộ của Tưởng Giới Thạch và Stalin thì Anh vẫn kiên quyết phản đối hay khéo léo lảng tránh không bàn đến vấn đề thuộc địa và cho đó là “chuyện hậu chiến”. Khi Chiến tranh thế giới thứ hai đang ở giai đoạn kết thúc, các nước đế quốc bắt đầu tính đến việc chia chác thị trường. Đến cuối năm 1943, giải pháp cho Đông Dương sau chiến tranh vẫn chưa ngã ngũ, mỗi nước trong khối Đồng minh tự hành động theo quyền lợi của mình nên đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn.

Churchill nói với Anthony Eden rằng mặc dù ông thường nghe ý kiến của Roosevelt về Đông Dương, nhưng ông “chưa bao giờ đưa ra bất kỳ sự đồng ý nào cho họ” đó là một vấn đề khi “chiến tranh kết thúc”. Churchill cho rằng Hoa Kỳ không thể “lấy lãnh thổ từ Pháp bằng bạo lực mà không cần thỏa thuận với Pháp sau khi Chính phủ Pháp đã được hình thành trên cơ sở ý chí của người Pháp”[43, tr 10]. Bộ Ngoại giao Anh vẫn kịch liệt chỉ trích Roosevelt và chính sách của Hoa Kỳ, cảm thấy nó được thúc đẩy bởi một sự kết hợp ảo tưởng của quyền lực và chủ nghĩa đế quốc đô la. Anh vẫn còn hoài nghi về động cơ của Trung Quốc đối với Đông Dương. Anh cho rằng đó sẽ là không hợp lí để ngăn chặn Pháp tham gia một phần trong cuộc chiến tranh ở Viễn Đông. Bởi người Pháp là “những sĩ quan có kinh nghiệm” đối với Đông Dương chứ không phải là Anh hay Mỹ có được điều đó và Pháp có thể “cung cấp một số lượng quân đội đáng kể từ châu Phi” [43, tr 11].

Vào ngày 11 tháng 1 năm 1944, Eden một lần nữa đề cập đến vấn đề của Đông Dương với Churchill. Bộ Ngoại giao có nhận được một tuyên bố của Đại sứ quán Anh tại Trùng Khánh. Báo cáo này lên án mạnh mẽ quan điểm của Roosevelt liên quan đến tương lai của Đông Dương thuộc Pháp, không chỉ cảnh báo về sự nguy hiểm trước mắt của một tiền lệ cho giải phóng thuộc địa của Anh được thành lập, mà nó cũng nhấn mạnh sự nguy hiểm cho cả hai quan hệ Anh -

Pháp và “hợp tác sau chiến tranh ở Tây Âu” nếu “Roosevelt thành công với kế hoạch ủy trị của mình”[44, tr 49].

Vào ngày 18 Tháng 1, Roosevelt đã gặp Halifax ở Washington, Roosevelt hy vọng ý tưởng của mình sẽ được báo cáo lại cho người Pháp. Trong khi trình bày kế hoạch ủy trị, Roosevelt khẳng định, trái với nghi ngờ của Churchill rằng Tưởng Giới Thạch không có ý định thâu tóm Đông Dương và Stalin coi ủy trị là giải pháp tốt nhất. Roosevelt đã không chấp nhận với Halifax rằng đảm bảo trước đó của ông về tình trạng và sự toàn vẹn của đế quốc Pháp có bất kỳ ảnh hưởng gì về vấn đề ủy trị Đông Dương. Halifax cảm thấy khó chịu với lập trường của Roosevelt. Khi Halifax nêu lên câu hỏi về một tiền lệ được thành lập mà có thể được áp dụng cho các thuộc địa của Anh, Roosevelt bác bỏ ý tưởng và bảo vệ vị trí thuộc địa Anh, rõ ràng là “chúng tôi và Hà Lan đã làm tốt nhưng người Pháp thì đã vô vọng”. Những hành động của Nhật Bản ở Đông Nam Á đã cho thấy mối đe dọa đối với Ấn Độ, Australia, New Zealand và tài sản khác của Anh. Và trong tương lai, Anh sẽ không thể đối phó với mối đe dọa này mà không cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Thái độ của Roosevelt chỉ ra rằng Hoa Kỳ có ý định tham gia trong việc bảo vệ Đông Dương nhưng nếu Mỹ tước đoạt Đông Dương từ Pháp thì sự oán giận “sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sự hợp tác sau chiến tranh của chúng tôi” với Pháp và điều này có thể dẫn đến một “ sự không thân thiện của Pháp” cản trở an ninh của Anh ở các vùng khác [43, tr 12].

Khi Roosevelt bàn luận đến những vấn đề liên quan đến tương lai của Đế quốc của Anh, Churchill đã rất thẳng thắn: “nguyên tắc không thể thay đổi của tôi là không có chuyện Chính phủ mà tôi lãnh đạo sẽ mang lại một inch vuông lãnh thổ của Anh hoặc quyền hạn của Anh ở bất kỳ phần nào trên thế giới, ngoại trừ cho lợi thế lớn hơn” [43, tr 13]. Anh được lập Bộ tư lệnh Đông Nam Á (South East Asia Command – SEAC) do đô đốc Mounbatten chỉ huy. Đây được

xem là một bước đột phá trong phản ứng của Anh đối với chủ trương của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Mỹ cũng lo ngại Anh hậu thuẫn cho Pháp và Hà Lan tái lập

Một phần của tài liệu chính sách của các nước đồng minh hoa kỳ và anh đối với đông dương giai đoạn 1941 – 1946 (qua trường hợp việt nam) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)