7. Cấu trúc của đề tài
1.3. Anh hợp tác với Pháp nhằm duy trì quyền lực ở các thuộc địa Đông Na mÁ
Đông Nam Á là nơi có nhiều thực dân xâm lực nhất, bởi đây là khu vực hấp dẫn, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lí thuận lợi, dân số đông. Khu vực này được coi là hành lang, cầu nối giữa phương Đông và phương Tây. Năm 1858, Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng và từng bước thiết lập quá trình cai trị ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Đông Dương trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Trong danh sách các nước thực dân thì Anh là nước đứng đầu và để “mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh”, thực dân Anh cũng ra sức chạy đua với Pháp chinh phục các miền đất ở phía tây Đông Dương. Sau ba cuộc chiến tranh xâm lược 1824-1826, 1852, 1885 Miến Điện trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Anh cũng lần lược chiếm được Mã Lai, Singapore.
Ngay sau khi chiếm được thuộc địa ở Đông Nam Á, thực dân Anh và Pháp đã tiến hành các phương thức, sử dụng những thủ đoạn khác nhau để khai thác, bóc lột người dân thuộc địa. Mặc dù hình thức thống trị của thực dân ở thuộc địa không giống nhau, tính chất thuộc địa ở mỗi nước có nét khác nhau nhưng cùng một mục đích là bóc lột để mang về lợi nhuận cao nhất cho chính quốc, biến các nước thuộc địa ở Đông Nam Á thành thị trường tiêu thụ hàng hóa, cung cấp nguyên nhiên liệu và là căn cứ chiến lược. Chính sách cai trị hà khắc và bóc lột dã man của thực dân Anh, Pháp đối với nhân dân thuộc địa ở Đông Nam Á đã dẫn đến phong trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, trãi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Để duy trì quyền lực, cả Anh và Pháp đều ra sức đàn áp để dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân thuộc địa. Đối với thực dân Anh, họ không muốn phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương phát triển sẽ “làm gương” cho nhân dân thuộc địa của Anh ở khu vực Đông Nam Á. Cho nên Anh đã hợp tác với Pháp để duy trì quyền lực của mình.
Những năm 1930 chính quyền thực dân Anh - Pháp thẳng tay đàn áp, truy tìm bắt bớ những người cộng sản yêu nước tại hầu khắp các nước Đông Nam Á và một số nước châu Á và người An Nam khiến bọn thực dân, phong kiến rất lo sợ cho sự tồn vong của chúng chính là Nguyễn Ái Quốc. Mùa xuân năm 1930, sau khi triệu tập và chủ trì thành công Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đến tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương). Nguyễn Ái Quốc lúc đó tên là Tống Văn Sơ tiếp tục ở lại Hồng Kông hoạt động cách mạng. Người ở lại ngôi nhà số 186 phố Tam Lung, Cửu Long – Hương Cảng và nơi đó trở thành trụ sở liên lạc bí mật giữa Nguyễn Ái Quốc và một số đồng chí khác.
Uy tín và vai trò của Nguyễn Ái Quốc làm cho đế quốc Pháp phải hoảng sợ và tìm mọi cách để ám hại. Pháp cảnh báo và đề nghị sự can thiệp của chính quyền Anh vì Pháp cho rằng hoạt động của Nguyễn Ái Quốc không chỉ nguy hiểm đối với tất cả các thuộc địa của Châu Âu ở Viễn Đông mà hoạt động của ông còn mở rộng đến tận Singapore, sang cả vùng Ấn Độ. Nhà cách mạng này luôn là ưu tiên số một trong việc bắt giữ và từ năm 1929 mặc dù chưa bắt được nhưng Tòa đại hình tại Vinh đã tuyên tử hình vắng mặt Nguyễn Ái Quốc. Ngày 6.6.1931 một kế hoạch bắt Tống Văn Sơ được mật vụ Pháp ở Đông Dương và mật thám Anh ở Hồng Kông thực hiện một cách tinh vi, bí mật tránh không cho truyền thông, báo chí biết nhằm bí mật đưa Nguyễn Ái Quốc từ Hồng Kông về Đông Dương mà cụ thể là An Nam giao cho chính quyền thực dân, phong kiến thủ tiêu. Toàn quyền Rôbanh đã điện từ Hà Nội báo tin cho Bộ Ngoại giao Pháp và Tổng Lãnh sự Pháp tại Hồng Kông mở cuộc vận động chính quyền Hồng Kông giao Nguyễn Ái Quốc cho chính quyền Pháp bằng cách dẫn độ về Đông Dương hoặc giam giữ ở một nơi xa xôi nào đó của Anh chứ tuyệt nhiên không được trả tự do. Nằm trong âm mưu dẫn độ Nguyễn Ái Quốc về Đông Dương để
thi hành án tử hình, nhà cầm quyền Pháp dùng mọi thủ đoạn để vận động Chính phủ Anh và Hội đồng Hành pháp Hồng Kông sớm trục xuất Nguyễn Ái Quốc.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phát xít Đức tấn công nước Pháp. Mùa hè năm 1940, nước Pháp thất thủ trước những đòn tấn công như vũ bão và chớp nhoáng của quân đội Hitle. Tướng De Gaulle không chấp nhận đầu hàng, kêu gọi nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh chống lại phát xít Đức. Ngày 17.6.1940, để tránh sự truy lùng của Đức, De Gaulle đã đến thành phố London, ông bát bỏ việc nước Pháp đầu hàng và bắt đầu xây dựng một phong trào kêu gọi mọi thành phần Pháp ở hải ngoại đoàn kết chống lại nước Đức Quốc xã. Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ đã không công nhận tướng De Gaulle là đại diện cho nước Pháp tự do và họ muốn thương thượng với chính phủ Vichy. Thủ tướng Churchill đã không bỏ rơi nước Pháp, tạo điều kiện cho De Gaulle được hoạt động lưu vong ở nước Anh. Hành động “che chở” cho De Gaulle của chính phủ Anh cũng nhằm giữ vững địa vị của Anh ở các thuộc địa của mình, Anh không muốn nhìn thấy sự thất bại của nước Pháp sẽ tạo điều kiện thổi bùng một làn sóng đấu tranh ở các thuộc địa của Pháp, nó sẽ thúc đẩy và mở đường cho nhân dân ở các thuộc địa của Anh nổi dậy, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á.
TIỂU KẾT
Đông Dương, trong đó có Việt Nam là nơi có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đặt biệt là lúa gạo. Nhật Bản xem đây là bàn đạp cho cuộc chiến tranh xâm lược Đông Nam Á. Sau khi Pháp thất thủ, thực dân Pháp ở Đông Dương rất hoang mang, không còn trông mong gì được vào sự chi viện về quân sự hoặc hậu thuẫn về chính trị của chính quốc. Năm 1940, Nhật Bản từng bước xâm nhập và kiểm soát Đông Dương trong sự khuất phục và hợp tác của Pháp với hi vọng có thể duy trì sự hiện diện ở xứ thuộc địa này.
Trước những hành động xâm nhập của phát xít Nhật vào Đông Dương, chính phủ Hoa Kỳ đã từ chối viện trợ cho Pháp và muốn thương lượng với Nhật, đưa ra đề nghị “trung lập hóa” Đông Dương nhưng những nổ lực của Tổng thống Roosevelt đã không được Nhật đáp lại vì chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ tức là Nhật phải chia sẻ quyền lợi của mình. Trong khi đó, trước cuộc chiến tranh Thái Bình Dương thì chính phủ Anh đã tích cực hợp tác với Pháp để duy trì quyền lực ở Đông Nam Á vì Anh hiểu rõ rằng một sự xáo trộn hệ thống thuộc địa ở Đông Nam Á, tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến thuộc địa của Anh ở khu vực này.
Chương 2
CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH HOA KỲ VÀ ANH ĐỐI VỚI ĐÔNG DƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH THÁI BÌNH DƯƠNG
(ĐẾN NGÀY 9.3.1945)