So sánh hai nhóm thực nghiệ mở hai trường MN Hướng Dương và

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non (Trang 70 - 100)

MN Hố Nai

Bảng 3.4. Kết quả đánh giá xếp loại theo các mức độ hai nhóm thực nghiệm của hai trường MN Hướng Dương và MN Hố Nai.

Trường MN Xếp loại

Hướng Dương Hố Nai

Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm

Rất sáng tạo 5 25% 4 20%

Sáng tạo 12 60% 10 50%

Ít sáng tạo 3 15% 6 30%

Biểu đồ 3.3. So sánh hai nhóm thực nghiệm ở hai trường MN Hướng Dương và MN Hố Nai

Qua bảng chúng ta thấy kết quả hai nhóm thực nghiệm ở các mức độ của hai trường có sự chênh lệch như sau. Cụ thể

Loại rất sáng tạo: trường MN Hướng Dương đạt tới 5 trẻ chiếm 25%, còn trường MN Hố Nai chỉ có 4 trẻ chiếm 20%.

Loại sáng tạo: trường MN Hướng Dương đạt tới 12 trẻ, còn trường MN Hố Nai chỉ có 10 trẻ chiếm 50%

Loại ít sáng tạo: trường MN Hướng Dương chỉ có 3 trẻ chiếm 15%, còn trường MN Hố Nai còn 6 trẻ chiếm 30%

Loại không sáng tạo: cả hai trường đều không còn.

Tuy đầu vào của 2 nhóm trước TN là ngang nhau nhưng sau khi tác động các biện pháp giống nhau thì trường MN Hướng Dương có tỉ lệ trẻ đạt loại rất sáng tạo và sáng tạo lên đến 85%, trẻ ít sáng tạo chỉ có 15%. Còn trường MN Hố Nai có tỉ lệ trẻ đạt loại rất sáng tạo và sáng tạo ít hơn chỉ đạt 70%, còn trẻ loại ít sáng tạo lên đến 30%.

Với kết quả đó cho ta thấy nếu giáo viên biết vận dụng những biện pháp tác động phù hợp cùng với việc phát huy các điều kiện sẵn có của trường nội thành sẽ giúp trẻ

phát huy tốt khả năng sáng tạo của mình đồng thời trẻ tích cực, mạnh dạn, tự tin hơn trong khi tham gia HĐCH.

Qua đó cho thấy khu vực nội thành trẻ thường xuyên được tiếp xúc âm nhạc, được xem nhiều chương trình biểu diễn văn nghệ nói chung và chương trình ca nhạc nói riêng. Bên cạnh đó các trường này thường tổ chức các hội thi, lễ hội tạo cơ hội cho trẻ được tham gia nhiều các HĐCH dưới nhiều hình thức. Cùng với việc nhận thức của giáo viên về khả năng sáng tạo của trẻ khá tốt được thể hiện qua việc tổ chức các hoạt động đặc biệt là HĐCH. Điều này đã giúp trẻ có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng ca hát góp phần làm cho tỉ lệ trẻ sáng tạo trong HĐCH của trẻ ở trường nội thành cao hơn những trẻ ở trường ngoại thành.

Tiểu kết chương 3

Sau thời gian tiến hành thực nghiệm chúng tôi nhận thấy việc xây dựng và đưa ra các biện pháp nhằm phát huy khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong HĐCH là phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Qua quá trình thực nghiệm, cho thấy trẻ đã làm tốt các bài tập về sáng tạo hơn là trước khi thực nghiệm, điều này chứng tỏ các biện pháp đưa ra rất phù hợp và có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy việc phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐCH một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, chúng ta thấy tuy sử dụng các biện pháp như nhau nhưng kết quả sáng tạo của trẻ nội thành cao hơn ngoại thành là do trường nội thành thường xuyên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động âm nhạc cùng với cơ sở vật chất tốt. Do vậy, nếu các giáo viên biết vận dụng tốt các biện pháp này kết hợp việc tạo môi trường thuận lợi cho trẻ tiếp cận với các hoạt động âm nhạc thì khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐCH rất cao.

Tóm lại, giáo viên cần có nhận thức sâu sắc về khả năng sáng tạo trong HĐCH đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ, từ đó có những kế hoạch, cụ thể để tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH, giúp trẻ tự do thoải mái chọn lựa các hình thức biểu diễn, cách thể hiện cũng như cách hát riêng của mình. Qua đó, giáo viên đặt ra nhiều tình huống mới thật linh hoạt, nhẹ nhàng và giúp trẻ tìm các cách giải quyết cho riêng mình điều này sẽ giúp trẻ tự tin sáng tạo và độc lập hơn trong khi thể hiện khả năng của mình đồng thời cũng giúp trẻ chủ động, linh hoạt hơn khi xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

1. Sáng tạo là sự phối hợp các yếu tố cũ tạo nên một hệ thống mới. Đây là cơ sở của sự sáng tạo. Hoạt động sáng tạo là hoạt động tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần mới độc đáo. Sáng tạo không là mảnh đất riêng dành cho các bậc thiên tài mà tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, khi có điều kiện thì bộc lộ và phát triển. Tính sáng tạo thường liên quan đến tính tích cực, chủ động, độc lập, tự tin và người có tư duy sáng tạo thường không chịu ràng buộc bởi những nguyên tắc cứng nhắc.

2. Sáng tạo của trẻ mầm non là sáng tạo biểu hiện dựa trên sự tự do, khoáng đạt, trẻ rất dễ dàng sáng tạo, cơ bản sáng tạo của trẻ như một trò chơi và sáng tạo một cách tự nhiên thoải mái. Bên cạnh đó HĐCH là hoạt động hết sức gần với trẻ, mọi hoạt động chơi và học dường như đều gắn liền với âm nhạc. Do vậy, việc sáng tạo trong HĐCH đối với trẻ là việc làm không khó nếu như giáo viên biết tổ chức các hoạt động hợp lý cùng với việc sử dụng các biện pháp phù hợp, kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi những cách giải quyết riêng nhằm giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo của mình trong HĐCH.

3. Tìm hiểu về thực trạng việc tổ chức HĐCH cũng như khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi chúng tôi thấy rằng: Mặc dù đa số giáo viên đều nhận thức được vai trò của sáng tạo trong HĐCH đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhưng việc tổ chức HĐCH nhằm phát huy khả năng sáng tạo của trẻ, còn nhiều hạn chế và chưa khoa học, các giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động phong phú cho trẻ. Giờ học còn khá cứng nhắc, rập khuôn vì vậy chưa phát huy được tính tích cực trong hoạt động của trẻ, trẻ chủ yếu thực hiện theo hướng dẫn mẫu của giáo viên mà chưa tưởng tượng, tự tìm cách thể hiện của mình, cụ thể là hát lại giống cô chứ không có cách hát khác, hay cách thể hiện biểu cảm khác. Điều này làm cho khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐCH chưa đạt hiệu quả cao.

4. Để tìm ra biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong HĐCH cùng với việc căn cứ vào những lý luận và thực tiễn chúng tôi đã đề ra bốn biện pháp là:

- Biện pháp tạo môi trường tốt nhất cho trẻ - Biện pháp rèn kỹ năng ca hát cho trẻ - Biện pháp giúp trẻ vận dụng kinh nghiệm

Các biện pháp này đã được thực nghiệm và mang đến cho chúng tôi những kết quả khả quan trong việc phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ. Khi áp dụng những biện pháp này thì trẻ thích thú, tích cực và sáng tạo hơn trong HĐCH. Lúc đầu khi chưa áp dụng những biện pháp trên thì trẻ không tích cực tham gia, trẻ thường rụt rè và cũng chỉ hát giống mẫu của cô mà không có sự sáng tạo của bản thân nhưng sau khi áp dụng những biện pháp này thì trẻ rất hứng thú, tích cực, mạnh dạn thể hiện bài hát theo các cách khác nhau, trẻ tự nghĩ ra cách biểu diễn, cách hát riêng phù hợp với ca từ và giai điệu của bài hát. Và trẻ không còn lùng túng khi tự mình giải quyết các vấn đề xảy ra trong khi hát. Chính vì thế, sau khi thực nghiệm các biện pháp trên thì kết quả sáng tạo của trẻ được nâng cao rõ rệt: tỉ lệ trẻ rất sáng tạo và sáng tạo tăng lên rất nhiều còn tỉ lệ trẻ ít sáng tạo và không sáng tạo thì giảm đáng kể.

Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết khoa học mà chúng tôi đưa ra. Nếu đề xuất được một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo hợp lý thì sẽ tạo điều kiện phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐCH.

2. Kiến nghị

1. Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng chương trình chăm sóc giáo dục ở các lứa tuổi, nhất là độ tuổi 5 - 6 tuổi cần quan tâm, chú ý hơn nữa đến việc phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ trong HĐCH.

2. Cần giúp cho giáo viên mầm non hiểu rõ hơn nhiệm vụ phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong HĐCH. Từ đó cung cấp cho họ những cơ sở lý luận và kỹ năng thực hiện các biện pháp này. Việc vận dụng biện pháp phải linh hoạt, mềm dẻo, giúp cho trẻ được tích cực tham gia, độc lập thể hiện vai diễn một cách tự tin và sáng tạo.

3. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên mầm non những kiến thức khoa học về tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ em, không ngừng bồi dưỡng kiến thức âm nhạc, rèn luyện khả năng ca hát đặc biệt là tổ chức HĐCH cho trẻ mẫu giáo một cách hiệu quả.

4. Nâng cao hiểu biết của trẻ về các hoạt động âm nhạc bằng cách cho trẻ xem hoặc tham gia các chương trình biểu diễn văn nghệ ở sân khấu, nhà hát, nhà văn hóa thiếu nhi... Tổ chức các cuộc thi sáng tạo về hoạt động nghệ thuật: múa, hát, thể dục nhịp điệu..., cho trẻ mẫu giáo, góp phần cũng cố và nâng cao vốn kinh nhiệm âm nhạc của trẻ.

5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các phương tiện để tổ chức HĐCH như: đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ âm nhạc, sân khấu, trang phục, cảnh trí..., để kích thích trẻ tích cực, hứng thú, mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo hơn khi tham gia vào HĐCH.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Kim Anh (2004), Biện pháp phát triển tính tích cực sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi đóng vai theo chủ đề, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Quốc Gia Matxcova.

2. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh (2002), Giáo dục học mầm non,

Nxb ĐHQG Hà Nội.

3. Phạm Thị Nguyên Chi (2013), Biện pháp giáo dục tính sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại góc tạo hình, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. HCM.

4. Phan Dũng (1992), Làm thế nào để sáng tạo, Ủy ban Khoa học kỹ thuật, Tp.HCM.

5. Phan Thị Thu Hiền (2002), “Con đường phát triển sức sáng tạo ở trẻ em”, Tạp chí giáo dục mầm non (1).

6. Nguyễn Thị Hòa, Giáo trình giáo dục học mầm non, Nxb ĐHSP Hà Nội.

7. Ngô Công Hoàn (1995), Tâm lí học trẻ em (lứa tuổi từ lọt lòng đến 6 tuổi), Tập I, II, Hà Nội.

8. Lê Xuân Hồng (2000), Phát triển những kỹ năng cần thiết cho trẻ mầm non, Nxb Giáo dục.

9. Lê Xuân Hồng (2002), Giáo dục nghệ thuật cho trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Phụ nữ.

10. Trần Hiệp, Đỗ Long (1990), Sổ tay Tâm lý học, Nxb KHXH Hà Nội.

11. Nguyễn Thị Huệ (2003), Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình nhằm phát triển khả năng sáng tạo cho trẻ MG 5 – 6 tuổi, Luận văn thạc sĩ GDMN.

12. Phạm Thu Hương (2000), Tiềm năng sáng tạo và biểu hiện của nó trong vận động theo nhạc ở trẻ MG 5 – 6 tuổi, Luận văn thạc sĩ tâm lý.

13. Lê Thu Hương (chủ biên) (2007), Tổ chức họat động âm nhạc cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, Viện chiến lược và chương trình nghiên cứu giáo dục, Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2002), Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi chơi trò chơi đóng kịch, Luận văn thạc sĩ giáo dục.

15. Nguyễn Thị Ngọc Kim (2005), Một số biện pháp bồi dưỡng khả năng sáng tạo của trẻ MG 5- 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ theo ý thích, Luận văn thạc sĩ GDMN. 16. L.X.Vưgôtxki (1985 ), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi, Tài liệu

dịch, Nxb Phụ nữ.

17. L.X.Vưgôtxki (2002 ), Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi, Tài liệu dịch, Nxb Văn Hóa Dân Tộc.

18. L.X.Vưgôtxki (1995 ), Tâm lý học nghệ thuật, Tài liệu dịch, Nxb Khoa Học Xã hội .

19. Lã Thị Bắc Lý (2008), Giáo trình văn học trẻ em, Nxb ĐHSP Hà Nội.

20. Ngô Thị Tuyết Mai (2013), Biện pháp phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trò chơi đóng kịch, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường ĐHSP Tp. HCM.

21. Phạm Thành Nghị (2012), Giáo trình tâm lý học sáng tạo, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

22.Hoàng Phê (2009), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng.

23. Nguyễn Thị Hồng Phượng (2004), Xây dựng và tổ chức môi trường giáo dục thúc đẩy trẻ 5-6 tuổi hoạt động tích cực ở trường mầm non, Báo cáo toàn văn đề tài Khoa học và Công Nghệ cấp Bộ, TP HCM.

24. Bùi Thanh Tâm (2013), Phương pháp phát triển tính sáng tạo cho trẻ, Nxb Thời đại.

25. Trần Trọng Thủy (2000), Sáng tạo - một chức năng quan trọng của trí tuệ, Thông tin khoa học giáo dục số 81.

26. Lê Thanh Thủy (2/2002), “Sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ em trong hoạt động tạo hình”,Tạp chí giáo dục (22).

27. Chu Quang Tiềm (1999), Tâm lý học văn nghệ, Nxb giáo dục, TP.HCM

28. Lê Thị Hoàng Trang (2005), Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong vận động theo nhạc ở trường mầm non, Luận văn thạc sĩ giáo dục học

29. Vũ Thị Kiều Trang (2008), Phát huy tính sáng tạo của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong trò chơi lắp ghép xây dựng từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu, Luận văn thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

30. Trường CĐSPMGTW3 (2002), Một số biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc ở trường mầm non, Tp.HCM.

31. Đinh Thị Tứ, Phan Trọng Ngọ (2007), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, Tập I, Nxb Giáo dục.

32. Nguyễn Huy Tú (1997), Đề cương bài giảng tâm lý sáng tạo, viện KHGD. 33. Nguyễn Ánh Tuyết (1994), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Hà Nội. 34. Nguyễn Ánh Tuyết (2002), Hoạt động vui chơi với trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb

Giáo dục.

35. Nguyễn Ánh Tuyết (2008), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb Đại Học Sư phạm.

36. Nguyễn Quang Uẩn (1999), Tâm lý học đại cương, Nxb ĐHQG Hà Nội 37. PGS.TS Đức Uy (1998), Tâm lý học sáng tạo, Nxb Giáo dục.

38. PGS.TS Đức Uy (1996), Tâm lý học đề cương bài giảng, Hà Nội. 39. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa-Thông tin.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM

Chúng tôi tiến hành 3 bài tập thực nghiệm với các mạng hoạt động sau, thời gian từ tháng 03 – 05 / 2014

Bài tập 1: Tạo một câu hát mới từ một giai điệu có sẵn

Bài tập 2: Chuyển câu thơ “Chẳng đâu bằng chính nhà em” thành câu hát

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Bài tập 1: '&=2==@==©=C©====D©="=====U====D====!===e==! Mẹ em thương em nhiều lắm '&=2==@==©=C©====D©="=====U====D====!===e==! Bà em cho em nhiều bánh '&=2==@==©=C©====D©="=====U====D====!===e==! Mẹ ru em bé à ơi '&=2==@==©=C©====D©="=====U====D====!===e==! À ơi ru em à ơi '&=2==@==©=C©====D©="=====U====D====!===e==!

Bài tập 2: '&=2==@==="===C======@======E=====@===='===c==! Chẳng đâu bằng chính nhà em '&=2==@=====D===="===P====ÕE=====C===='===d===! Chẳng đâu bằng chính nhà em '&=2==ÕU======X=='=d==='==U=====P===S=='===b==! Chẳng đâu bằng chính nhà em '&=2==@====="===U=====B==='==T===R==P==='==c==! Chẳng đâu bằng chính nhà em ÷

Bài tập 3:

'&=2==@======C====="====P=======@======F======!

À ơi à ơi em

'&=2==F=======F========C========F===='===f====!

ơi em ngủ cho ngoan

'&=2==A====T=='==D====A====A====D==='==T===F==!

À ơi con cò mày đi đâu tối

'&=2==D======A=======D=======A======='===a====!

Phụ lục 2:

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Dành cho giáo viên trường mầm non)

Với mục đích tìm hiểu thực tế về đề tài luận văn: “Một số biện pháp phát huy khả năng

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non (Trang 70 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)