Điều kiện tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non (Trang 65 - 66)

Nhóm TN và nhóm ĐC không có sự khác biệt, cụ thể:

+ Giáo viên của 2 lớp đều có trình độ cao đẳng, đại học và có thâm niên công tác đều nhau.

+ 40 trẻ ở hai nhóm TN và ĐC đều tương đương nhau về mức độ phát triển nhận thức, đặc biệt tâm sinh lí cũng như điều kiện giáo dục

+ Nhóm TN giáo viên tiến hành dạy theo các biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Nhóm ĐC giáo viên tiến hành dạy theo các biện pháp mà họ vẫn thường sử dụng.

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo các giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Chúng tôi chọn kết quả đo thực trạng làm đầu vào trước khi tiến hành TN của hai nhóm ĐC và TN tại hai trường mầm non Hướng Dương và mầm non Hố Nai.

- Giai đoạn 2: Tổ chức các nội dung TN cho trẻ ở hai trường thông qua việc cung cấp cho giáo viên nhóm TN những tài liệu về cơ sở lí luận, cách triển khai những biện pháp mà chúng tôi đã đề xuất để giáo viên có thể vận dụng và xây dựng các HĐCH ở hai nhóm TN. Nhóm ĐC, giáo viên vẫn tiến hành sử dụng các biện pháp bình thường.

- Giai đoạn 3: Chúng tôi tiến hành đo kết quả đầu ra sau quá trình tổ chức TN của hai trường, hai nhóm ĐC và hai nhóm TN.

KẾT QUẢ ĐẦU VÀO TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM

Kết quả này được khái quát cụ thể qua bảng tổng hợp kết quả 3.1 như sau:

Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả đầu vào tại 2 trường mầm non Hướng Dương và mầm non Hố Nai

Nhóm

Xếp loại

Trường MN Hướng Dương Trường MN Hố Nai

ĐC TN ĐC TN SL % SL % SL % SL % Rất sáng tạo 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Sáng tạo 4 20% 4 20% 5 25% 4 20% Ít sáng tạo 9 45% 8 40% 8 40% 8 40% Không sáng tạo 7 35% 8 40% 7 35% 8 40%

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)