Thực trạng về việc tổ chức hoạt động ca hát của trẻ 5-6 tuổi

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non (Trang 47 - 50)

Sau khi dự giờ về việc tổ chức HĐCH ( hình thức dạy hát là trọng tâm) tại các lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, chúng tôi có những nhận xét như sau:

-Cả 12 tiết học giáo viên đều có sự chuẩn bị về giáo án, dụng cụ âm nhạc: đàn, trống lắc, máy cát sét… Tuy nhiên việc chuẩn bị đó còn khá đơn giản và rập khuôn.

-Cả 12 tiết học giáo viên đều đã thực hiện các công việc như sau:

+ Cô hát mẫu cho trẻ nghe kết hợp với đánh đàn hoặc mở nhạc đã thu âm sẵn. Phần lớn những bài hát này trẻ đã được làm quen từ trước nên dường như các trẻ đã thuộc. Do đó, hát mẫu của cô chỉ là làm đúng theo trình tự của giáo án mà thôi mặt

khác là giúp trẻ tập trung chú ý về cô hơn.

+ Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại về bài hát trẻ vừa được nghe bằng một hệ thống các câu hỏi đã chuẩn bị trong giáo án. Câu hỏi đàm thoại chủ yếu tập trung vào các tên bài hát, tác giả hay nội dung bài hát, mà không có hoặc có rất ít những câu hỏi giúp trẻ phát triển tư duy, tưởng tượng, những câu hỏi tình huống để trẻ tự tìm cách giải quyết cho riêng mình có như thế thì trẻ mới sáng tạo khi hát được. Ví dụ: khi dạy hát cho trẻ những bài hát dân ca, cô có thể đặt tình huống, “ Mẹ bé đi làm về mệt rồi, bạn nào thương mẹ, có thể ru em bé ngủ được”. Có thể lúc đầu trẻ sẽ mượn một bài hát mà trẻ thích để ru em ngủ nhưng sau nhiều lần trẻ có kinh nghiệm trẻ có thể tự nghĩ ra 1 câu hát bất kì để ru em ngủ. Hoặc là sau khi dạy hát hay khi trẻ đã thuộc bài hát, giáo viên có thể tổ chức cuộc thi làm nhạc sĩ sáng tác một câu hát mới từ giai điệu bài hát đã biết… Những câu hỏi như thế sẽ kích thích trẻ suy nghĩ, tưởng tượng, sáng tạo ra cách giải quyết riêng và đó vừa là những trò chơi, tình huống rất hữu ích nhưng không gây nhàm chán cho trẻ.

+ Cô hát lại kèm theo múa hoặc nhún nhảy minh họa theo nhạc.

+ Cô cho cả lớp hát theo cô theo nhạc. Do phần lớn trẻ dã thuộc bài hát nên cô không sửa sai cho trẻ nữa.

+ Cô mời một số bạn hát tốt, hát mẫu cho cả lớp nghe. + Cô chia nhóm hát thi đua, hoặc phân tổ vừa hát vừa múa.

+ Cô nhận xét, khen ngợi những bạn hát tốt và cổ vũ khích lệ những bạn hát chưa tốt.

+ Cô thưởng cho các bạn một bài hát do cô hát hoặc mở đĩa. + Cô trò chuyện với trẻ về bài hát vừa được nghe.

+ Cô cho cả lớp hát lại bài hát đầu tiên cô dạy trẻ.

+ Cô cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc hoặc là vận động theo nhạc bài hát đã được dạy.

+ Cô nhận xét cuối buổi học và kết thúc.

Tất cả mọi hoạt động được diễn ra theo sự sắp xếp của cô, hoàn toàn không có một sự khởi sướng nào từ trẻ, trẻ thụ động chỉ biết làm theo những gì cô đã hướng dẫn mà không có cơ hội được kích thích tự suy nghĩ để đưa ra những cách thể hiện riêng

của chính mình. Các giờ học mà chúng tôi dự giờ đều mang tính chất tương tự, nó mang đậm nét của sự trình diễn hơn là một giờ học hát. Vì vậy mà nó làm giảm đi khả năng linh hoạt, thích ứng, cụ thể là khả năng sáng tạo khi đặt trẻ vào một tình huống mới buộc trẻ phải tự giải quyết.

Giọng hát của cô chủ yếu là hát đúng, về truyền cảm cũng như độ luyến láy của những từ khó thì giáo viên chưa diễn đạt tốt, đơn giản vì giáo viên nghĩ dạy hát cho trẻ chủ yếu làm sao trẻ hát đúng và thuộc bài hát là được không đòi hỏi quá cao về sự biểu cảm và sắc thái cũng như tình cảm của trẻ khi thể hiện bài hát. Thế nhưng giáo viên đã không chú ý rằng khi mình hát truyền cảm hay giọng nói nhẹ nhàng thì trẻ rất hứng thú và dễ dàng bắt chước theo, điều này sẽ kích thích trẻ hưng phấn và say mê học hát hơn.

Về hình thức học hát giáo viên không nên chỉ chú ý về phần thuộc bài hát mà cần quan tâm hơn nữa về khả năng biểu cảm của trẻ. Mỗi bài hát thường sẽ có cách diễn cảm riêng, quan trọng là trẻ phải cảm nhận được bài hát đó có sắc thái ra sao và thể hiện tình cảm như thế nào cho phù hợp với bài hát mà không quá khó so với khả năng của mình. Việc làm này cần giáo viên quân tâm hơn nữa vì đây là sự hình thành tình cảm, xúc cảm đầu tiên của trẻ đối với âm nhạc mà đơn giản là việc thể hiện nét mặt, ánh mắt, nụ cười, hay sự nhẹ nhàng uyển chuyển cũng như sự mạnh mẽ thông qua việc hát những ca từ, giai điệu của một bài hát. Bên cạnh đó việc nhận xét sau mỗi lần trẻ hát hay thi đua giữa các nhóm, nói chung tất cả các giáo viên đều mới chỉ đưa ra ý kiến của bản thân mình, nhận xét còn chung chung mà chưa khuyến khích trẻ tự đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá bản thân và đánh giá bạn khác hát như thế nào?

Hoạt động âm nhạc nói chung hay HĐCH nói riêng của trẻ mầm non được diễn ra dưới rất nhiều hình thức: giờ học, giờ chơi, biểu diễn văn nghệ, lễ hội… Do đó, việc cho trẻ làm quen một bài hát, hay dạy trẻ hát một bài hát mới nó không chỉ gói gọn trong giờ học nhạc nữa, mà chúng ta vẫn thường hay nghe quen cụm từ “ dạy hát mọi lúc mọi nơi”. Vậy, thời gian để trẻ biết và thuộc các bài hát là rất nhiều nên trong giờ học hát, cho dù giáo viên chọn hình thức dạy hát là trọng tâm thì bài hát này hoàn toàn không còn xa lạ với trẻ, thậm chí có rất nhiều trẻ đã thuộc. Thế nhưng trình tự của HĐCH lại diễn ra cũng chỉ với mục đích thuộc bài hát, biểu diễn bài hát kết hợp với

vận động hay trò chơi mà thôi. Sự rập khuôn ấy làm cho trẻ khó hào hứng hay không thể tập trung chú ý nhiều được. Do đó để trẻ hứng thú và sáng tạo hơn khi tham gia vào HĐCH thì giáo viên cần phải khuyến khích, động viên trẻ để giúp trẻ tự tin khi thể hiện, đặt những câu hỏi để kích thích trẻ tư duy, tưởng tượng, đặt trẻ vào nhiều tình huống và cách giải quyết khác nhau. Đặc biệt, không nên áp đặt trẻ làm theo yêu cầu của giáo viên, vì muốn trẻ sáng tạo thì trẻ phải được tự do, tâm lý phải thoải mái, tình huống đưa ra phải nhẹ nhàng uyển chuyển không gượng ép. Hãy xem đây chỉ là những trò chơi để trẻ cảm thấy tự tin khi mình thể hiện hơn là những bài tập bắt trẻ phải giải quyết.

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)