Khái quát điều tra thực trạng

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non (Trang 34)

2.1.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu thực trạng khả năng sáng tạo của trẻ và các biện pháp nhằm phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐCH ở một số trường mầm non tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

2.1.2. Đối tượng điều tra

- 60 giáo viên đang dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi. - 120 trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

2.1.3. Địa bàn điều tra

- Trường thuộc khu vực nội thành TP Biên Hòa

+ Trường mầm non Hướng Dương, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai + Trường mầm non Hoa Mai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai + Trường mầm non Hòa Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - Trường thuộc khu vực ngoại thành TP Biên Hòa

+ Trường mầm non Trảng Dài, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai + Trường mầm non Hố Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai + Trường mầm non Tân Biên, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

2.1.4. Thời gian điều tra

Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 03 năm 2014

2.1.5. Nội dung điều tra

- Nhận thức của giáo viên về các biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐCH.

- Các giáo án của giáo viên để tìm ra các biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐCH.

- Việc tổ chức 12 giờ HĐCH cho trẻ 5 - 6 tuổi. - Khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi trong HĐCH.

2.1.6. Phương pháp điều tra

- Điều tra bằng bảng hỏi - Phân tích giáo án

- Dự giờ và quan sát việc tổ chức các giờ học âm nhạc của trẻ 5 - 6 tuổi - Tổ chức bài tập

2.2. Phân tích kết quả điều tra thực trạng

2.2.1. Thực trạng về nhận thức của giáo viên trong việc tổ chức HĐCH nhằm phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi nhằm phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 - 6 tuổi

HĐCH trong các trường mầm non được tổ chức trong các giờ âm nhạc theo sự phối hợp các hình thức như là: dạy hát, nghe nhạc, trò chơi âm nhạc hay vận động theo nhạc, tùy theo từng nội dung bài hát, mục đích dạy học mà giáo viên chọn một trong những hình thức này làm trọng tâm. Giờ học cho trẻ sáng tạo trong HĐCH là hoàn toàn không có, tất cả các hình thức nghe, hát hay vận động theo nhạc đều diễn ra theo sự sắp xếp của giáo viên, nếu có sáng tạo cũng chỉ là sáng tạo một vài động tác trong vận động theo nhạc. Thực trạng là như vậy nhưng nhận thức giáo viên có thật sự cho rằng việc tổ chức HĐCH nhằm phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ là cần thiết hay không?

Câu 1: Chị hiểu như thế nào là sáng tạo?

Bảng 2.1. Khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về sáng tạo

STT Mức độ nhận thức của giáo viên về sáng tạo Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Sáng tạo là tạo ra cái mới 3/60 5% 2 Sáng tạo là tạo ra những tác phẩm vĩ đại 0/60 0% 3 Sáng tạo là tạo ra những cái độc đáo, mới lạ 10/60 17%

4 Sáng tạo là tạo ra cái mới, cách giải quyết  không bị phụ thuộc vào cái đã có mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có

Nhìn vào bảng 2.1: Khảo sát mức độ nhận thức về sáng tạo của giáo viên, có 78% (47 ý kiến) chiếm hơn 3/4 kết quả, cho rằng sáng tạo là tạo ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có. Có 17% (10 ý kiến) cho rằng sáng tạo là tạo ra những cái độc đáo, mới lạ. Có 5% (3 ý kiến) cho rằng sáng tạo là tạo ra cái mới. Không có ý kiến nào cho rằng sáng tạo là tạo ra những tác phẩm vĩ đại.

Nhìn chung đa số ý kiến cho rằng sáng tạo không chỉ tạo ra những cái mới, hay là phải tạo ra được những tác phẩm vĩ đại, cũng không phải là tạo ra những cái gì thật độc đáo, mới lạ mà sáng tạo là tạo ra cái gì mới,cách giải quyết mới, không phụ thuộc vào cái đã có.

Câu 2: Theo chị, những biểu hiện nào sau đây cho thấy trẻ sáng tạo?

Bảng 2.2. Khảo sát về biểu hiện sáng tạo của trẻ

STT Biểu hiện sáng tạo của trẻ Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Mạnh dạn, tự tin 1/60 1.7% 2 Biết tự mình nêu lên những ý tưởng mới lạ 15/60 25% 3 Tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động 1/60 1.7% 4 Có cách xử lý tình huống khi học và chơi một cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

độc đáo, linh hoạt

10/60 16.7%

5 Biết tạo ra các sản phẩm độc đáo 13/60 21.7% 6 Độc lập suy nghĩ và không làm theo khuôn mẫu

của giáo viên

20/60 33.3%

Qua bảng 2.2: Khảo sát về biểu hiện sáng tạo của trẻ, chúng ta thấy có 33.3% sự đồng tình nhiều nhất chiếm 1/3 trong tổng số với (20 ý kiến) cho rằng khi trẻ biết độc lập suy nghĩ không làm theo khuôn mẫu của giáo viên thì trẻ đã có những biểu hiện sáng tạo. Có đến 25% (15 ý kiến) chiếm 1/4 kết quả cho rằng trẻ có biểu hiện sáng tạo là biết tự mình nêu lên những ý tưởng mới lạ. Kế đến có 21.7% (13 ý kiến) cho rằng trẻ có biểu hiện sáng tạo là trẻ phải tạo ra được các sản phẩm độc đáo và giáo viên căn cứ vào những sản phẩm đó để đánh giá trẻ có sáng tạo hay không. Đồng thời có 21,7% với (10 ý kiến) biểu hiện sáng tạo của trẻ là trẻ có cách xử lý tình huống khi học và chơi một cách độc đáo, linh hoạt. Cuối cùng có 1.7% (1 ý kiến) cho rằng trẻ mạnh dạn, tự tin đó chính là biểu hiện sáng tạo, cùng với số ý kiến này cho rằng trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động là trẻ đã có biểu hiện sáng tạo.

Đa số ý kiến cho rằng những biểu hiện sáng tạo của trẻ là trẻ biết độc lập suy nghĩ không làm theo khuôn mẫu, chỉ dẫn của giáo viên, biết tự thể hiện theo cách riêng, không bị gò bó, ràng buộc vào những cái có sẵn. Kế đến là ý kiến cho rằng trẻ biết tự mình nêu lên ý tưởng mới lạ, biết tạo ra các sản phẩm độc đáo, có cách xử lý tình huống khi học và chơi một cách độc đáo, linh hoạt. Cuối cùng với ý kiến đồng tình ít nhất là trẻ mạnh dạn, tự tin và tích cực, hứng thú tham gia hoạt động. Nếu như trẻ rụt rè, nhút nhát, không mạnh dạn, tự tin hay không tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động thì không thể sáng tạo được tuy nhiên số ý kiến này lại đồng tình thấp nhất. Sáng tạo không nhất thiết là trẻ phải tạo ra những sản phẩm độc đáo mới hay nêu lên những ý tưởng phải thật độc đáo khác lạ. Qua đó cho thấy giáo viên đã phần nào biết về những biểu hiện sáng tạo của trẻ nhưng chưa hiểu hết cũng như chưa nắm bắt được các cơ hội giúp trẻ sáng tạo và phát huy được tối đa khả năng sáng tạo ấy trong HĐCH. Do đó, trong giờ học âm nhạc trẻ chưa thật sự mạnh dạn, tự tin còn rụt rè, nhút nhát như trẻ không dám thể hiện thái độ, cử chỉ, nét mặt, xúc cảm riêng của mình khi hát. Vì vậy, giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ hơn nữa những biểu hiện sáng tạo của trẻ đồng thời rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin cùng với việc tạo cho trẻ những cơ hội được thể hiện theo cách riêng cũng như tạo mọi điều kiện để trẻ có thể phát huy mọi khả năng sáng tạo trong các hoạt động nói chung và trong HĐCH nói riêng.

Câu 3: Chị hiểu như thế nào về khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐCH?

Bảng 2.3. Khảo sát nhận thức của giáo viên về khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐCH

STT Khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐCH Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Biểu diễn diễn cảm trong khi hát theo cách riêng

39/60 65%

2 Tạo ra câu hát mới trong tình huống nhất định 4/60 6.7% 3 Chuyển bài thơ thành bài hát 2/60 3.3% 4 Thay đổi giai điệu bài hát đã biết 7/60 11.7% 5 Nghĩ ra câu hát từ giai điệu có sẵn 8/60 13.3%

Qua bảng 2.3: Khảo sát nhận thức của giáo viên về khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐCH, ta thấy sự đồng tình cao nhất có 65% (39 ý kiến) chiếm gần 2/3 trong tổng số, cho rằng trẻ biểu diễn diễn cảm trong khi hát theo cách riêng là trẻ có khả năng sáng tạo trong hoạt HĐCH. Kế đến là trẻ nghĩ ra câu hát từ giai điệu có sẵn với 13.3% (8 ý kiến) và 11.7% (7 ý kiến) cho rằng trẻ biết thay đổi giai điệu bài hát đã biết là khả năng sáng tạo trong hoạt HĐCH. Hai ý kiến ít đồng tình nhất khi cho rằng khả năng sáng tạo của trẻ trong HĐCH là trẻ tạo ra câu hát mới trong tình huống nhất định với 6.7% (4 ý kiến) và trẻ biết chuyển bài thơ thành bài hát với 3.3% (2 ý kiến).

Với kết quả của bảng khảo sát trên, đa số nhận thức của giáo viên về khả năng sáng tạo trong HĐCH của trẻ chỉ dừng lại ở việc trẻ biểu diễn diễn cảm theo cách riêng khi hát, chiếm tới 65% tổng số. Điều này cho thấy sự nhìn nhận của giáo viên về khả năng sáng tạo nói chung của trẻ còn hạn chế, trẻ sáng tạo trong HĐCH không chỉ dừng lại ở việc trẻ biểu diễn như thế nào, nó mới chỉ là hình thức bên ngoài. Để đánh giá được khả năng này cần chú ý về nhiều phương diện như việc thay đổi giai điệu, tiết tấu, thay đổi lời câu hát, chuyển câu thơ thành câu hát hay nghĩ ra câu hát mới…

Thế nhưng giáo viên cho rằng việc sáng tạo như vậy là rất khó nên chỉ có 8 ý kiến đồng ý trẻ có thể nghĩ ra câu hát từ giai điệu có sẵn, kế đến là trẻ có thể thay đổi giai điệu bài hát đã biết với 7 ý kiến. Cuối cùng là trẻ có thể tạo ra câu hát mới trong tình huống nhất định và chuyển bài thơ thành bài hát. Do đó, để giúp cho trẻ sáng tạo hay phát huy khả năng ấy trong HĐCH thì giáo viên ngoài việc nâng cao nhận thức về khả năng sáng tạo của trẻ thì cần chủ động hơn trong việc tạo mọi cơ hội để trẻ có thể trải nghiệm trong nhiều cách khác nhau khi hát, hoặc đặt trẻ vào các tình huống thực để trẻ có thể nghĩ ra nhiều câu hát, hay có thể thay đổi được giai điệu đã biết thành câu hát hoàn toàn mới… Đồng thời giúp trẻ có thêm nhiều vốn kinh nghiệm cũng như các các kỹ năng cần thiết để trẻ có thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.

Câu 4: Trong lớp của chị, HĐCH được tổ chức mấy lần trong tháng? Bảng 2.4. Khảosát về tần suất tổ chức hoạt HĐCH trong tháng

STT Tần suất tổ chức HĐCH trong tháng Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 1 lần 0/60 0%

2 2 lần 0/60 0%

3 3 lần 11/60 18.3%

4 4 lần 49/60 81.7%

Qua bảng 2.4: Khảo sát về tần suất tổ chức HĐCH trong tháng, có 81.7% (49 ý kiến) cho rằng HĐCH được tổ chức 4 lần trong tháng. Kế đến 18.3% (11 ý kiến) cho rằng nên tổ chức HĐCH 3 lần trong tháng. Không có ý kiến nào cho rằng tổ chức HĐCH dưới 3 lần trong tháng.

Tất cả các giáo viên đều nhận thức rất tốt được việc tổ chức HĐCH là phương pháp giáo dục nhẹ nhàng mà mang lại hiệu quả cao giúp trẻ thể hiện cảm xúc, cảm nhận được niềm vui trong học tập và cuộc sống. Hát làm cho việc tiếp nhận bài học hay các hoạt động giải trí trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, một số giáo viên cho rằng HĐCH không chỉ tổ chức 4 lần trong tháng mà được tổ chức mọi lúc mọi nơi tùy theo từng chủ đề trong tháng. Như vậy, HĐCH không thể thiếu trong các giờ học, giờ chơi của trẻ nó như là một phương tiện giúp mọi người gắn kết với nhau hơn qua việc cùng hát, cùng nghe hay cùng nhảy múa một bài nhạc, nó cũng là một công cụ giúp mọi người giao lưu cảm xúc với nhau một cách dễ dàng hơn và đặc biệt ở trẻ, sự hồn nhiên kết hợp với giai điệu của bài hát làm cho trẻ vui tươi, lạc quan giúp trẻ dễ tiếp nhận các kiến thức cũng như các hoạt động khác nhau ở trường.

Tuy nhiên qua tìm hiểu trao đổi thì phần lớn các giáo viên rất quan trọng hình thức khi cho rằng tổ chức HĐCH cho trẻ phải đánh đàn cho trẻ hát, phải có những dụng cụ âm nhạc như phách, trống… hoặc phải hóa thân vào những nhân vật khác nhau để trẻ hứng thú học hát. Đặc biệt không có giờ học hát riêng mà HĐCH luôn gắn liền với các hình thức khác như: nghe nhạc, trò chơi âm nhạc hay vận động theo nhạc và được tổ chức theo mỗi tuần với một hình thức là trọng tâm. Do đó, giờ âm nhạc nói chung thì nhiều nhưng việc rèn luyện cho trẻ ca hát thì ít vì các giáo viên quá lạm

dụng trong việc tích hợp các hoạt động lại với nhau nên HĐCH đúng nghĩa không đạt hiệu quả cao.

Câu 5: Theo chị, có cần thiết tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH không?

Bảng 2.5. Khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về việc tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH.

STT Mức độ nhận thức của giáo viên Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Rất cần thiết 26/60 43.3% 2 Cần thiết 34/60 56.7% 3 Ít cần thiết 0/60 0% 4 Không cần thiết 0/60 0% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn vào bảng 2.5: Khảo sát mức độ nhận thức của giáo viên về việc tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH. Có 56.7% (34 ý kiến) cho rằng việc tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH là cần thiết và có 43.3% (26 ý kiến) đồng tình việc tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH là rất cần thiết. Không có giáo viên nào cho rằng việc tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH là ít cần thiết và không cần thiết .

Qua bảng khảo sát chúng ta thấy được hầu hết tất cả các giáo viên đều cho rằng tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH là hoạt động rất cần thiết đối với trẻ vì khi trẻ được sáng tạo là trẻ đang thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu, muốn khám phá và muốn thử sức với chính mình và sự sáng tạo đúng nghĩa chỉ được diễn ra theo sự tự nguyện, không bị gò bò và luôn vui vẻ. Thế nhưng sự đồng tình cho đáp án “rất cần thiết” lại ít hơn đáp án “cần thiết”, phải chăng việc tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH thì quá khó, tốn nhiều thời gian và e ngại trẻ sẽ không làm được? Theo các giáo viên thì sáng tạo là việc làm quá khó, mà sáng tạo trong HĐCH lại càng khó khăn hơn vì trẻ rất ít vốn kinh nghiệm, khả năng ca hát còn hạn chế nên việc sáng tạo đối với trẻ là không hề đơn giản.

Câu 6: Chị có thường xuyên tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH hay không? Bảng 2.6. Khảo sát tần suất tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH

STT Tần suất tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Thường xuyên 42/60 70% 2 Thỉnh thoảng 18/60 30% 3 Ít khi 0/60 0%

4 Không bao giờ 0/60 0%

Nhìn vào bảng 2.6: Khảo sát tần suất tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH, ta thấy có 70% (42 ý kiến) khi cho rằng phải thường xuyên tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH và 30% (18 ý kiến) cho rằng thỉnh thoảng tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH. Và giáo viên không cho rằng không bao giờ hoặc ít khi tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH.

Với những nhận định trên thì đa số các giáo viên nhận thức được rằng nên thường xuyên tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH chiếm 70%, vì cho rằng việc tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH là cần thiết theo kết quả điều tra của câu 5. Thế nhưng vẫn còn tới 30% giáo viên cho rằng chỉ thỉnh thoảng tổ chức cho trẻ sáng tạo trong HĐCH. Điều này cho thấy nhận thức thì rất tốt nhưng trên thực trạng thì cũng

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động ca hát ở trường mầm non (Trang 34)