5 - 6 tuổi
Qua việc trao đổi với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi, kết hợp với nghiên cứu giáo án tổ chức HĐCH và dự 12 tiết dạy nhạc chúng tôi nhận thấy như sau:
Giáo viên đều có soạn giáo án tổ chức HĐCH cho trẻ 5 - 6 tuổi. Tuy nhiên giờ âm nhạc được tổ chức theo 4 hình thức: dạy hát, nghe nhạc, trò chơi âm nhạc và vận động theo nhạc. Mỗi giờ học được diễn ra với 1 hình thức là trọng tâm còn những hình thức còn lại là tích hợp cho giờ học trở nên hấp dẫn lôi cuốn, giúp trẻ hoạt động tích cực hơn. Do đó, hoàn toàn không có giờ dạy hát riêng biệt, trên tinh thần này chúng tôi chỉ nhận xét những giờ học lấy hình thức dạy hát làm trọng tâm.
- Nội dung hướng dẫn trẻ trong HĐCH, với hình thức dạy hát là trọng tâm các giáo án đã thể hiện các nội dung sau:
+ Trò chuyện gây hứng thú để dẫn dắt trẻ vào câu chuyện. + Cô đánh đàn hát mẫu.
+ Cô đàm thoại với trẻ.
+ Cô đánh đàn cho trẻ hát theo.
+ Cô sửa lỗi từ khó hát như sai chính tả hoặc hát chưa rõ tiếng… + Chia nhóm ra hát: theo tổ hoặc theo nhóm bạn trai, bạn gái. + Cô cho trẻ nghe nhạc, cô cùng trẻ hát và nhảy múa.
+ Chơi trò chơi âm nhạc và hát theo bài hát. Ví dụ: dạy hát : “ Hoa lá mùa xuân”
+ Cô trò chuyện về mùa xuân, cô mùa xuân đến và tặng đĩa nhạc. + Cô mở nhạc cả lớp nghe (Hoa lá mùa xuân ).
+ Cô đánh đàn và hát cho trẻ nghe.
+ Mời một số bé hát tốt lên biểu diễn( múa, nhún nhảy) + Cô chia nhóm hát .
+ Cô cho trẻ nghe bài “ Mùa xuân đến rồi”, cô hát và cả lớp tay theo + Cô mời một số bé lên hát bài “ Hoa lá mùa xuân”
Bảng 2.9. Tiêu chí đánh giá giáo án của giáo viên
STT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ
1 Mục đích yêu cầu rõ ràng theo hướng sáng tạo của trẻ
0/12 0%
2 Biện pháp giảng giải 8/12 66.7% 3 Biện pháp làm mẫu 6/12 50% 4 Biện pháp sửa sai 5/12 41.7% 5 Biện pháp luyện tập biểu diễn diễn
cảm cho trẻ: sắc thái, tình cảm
2/12 16.7%
6 Biện pháp đặt trẻ vào tình huống có vấn đề để trẻ giải quyết
0/12 0%
7 Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ phong phú và hợp lý
9/12 75%
8 Câu hỏi kích thích suy nghĩ, tưởng tượng sáng tạo cho trẻ
0/12 0%
Qua bảng 2.9, ta thấy tỷ lệ đạt cao nhất là phần chuẩn bị đồ dùng rất được giáo viên quan tâm chiếm 75%, tiếp theo là biện pháp giảng giải và làm mẫu chiếm hơn 50% vì giáo viên cho rằng dạy hát cho trẻ chủ yếu là để trẻ hát đúng và thuộc bài, biện pháp sửa sai cũng không được quan tâm nhiều chỉ với 41.7%. Kế đến là biện pháp luyện tập biểu diễn diễn cảm cho trẻ chỉ với 16.7% chỉ có 2 giáo án là đề cập đến. Cuối cùng những tình huống, các câu hỏi cũng như các yêu cầu trẻ phải giải quyết hay xử lý các vấn đề nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tưởng tượng thì hoàn toàn không có trong giáo án.
* Nhận xét:
- Các giáo viên đều chưa xác định rõ mục đích yêu cầu chỉ nêu chung chung, không có yêu cầu cụ thể trong giờ dạy hát để xác định các lĩnh vực phát triển cho phù hợp. Và hoàn toàn không có yêu cầu phát triển sáng tạo của trẻ trong HĐCH. Vì vậy việc lựa chọn các phương pháp, biện pháp giảng dạy cũng không phù hợp với mục tiêu
của việc dạy hát, điều này gây không ít khó khăn trong việc phát huy khả năng sáng tạo của trẻ.
- Cô không đặt những câu hỏi gợi mở để giúp trẻ suy nghĩ, tưởng tượng cũng như đặt trẻ vào những tình huống có vấn đề để trẻ tìm ra cách giải quyết cho riêng mình mà chỉ có những câu hỏi giúp trẻ nhớ nội dung bài hát, học thuộc giai điệu. Tất cả HĐCH này được diễn ra theo khuôn mẫu của giáo viên từ cách hát cũng như cách diễn đạt, nếu có sự sáng tạo thì chỉ diễn ra trong cách vận động của trẻ nhưng cũng chỉ ở mức khá đơn giản.
- Các biện pháp giáo viên sử dụng chủ yếu giúp trẻ tái tạo lại bài hát chứ không kích thích trẻ thể hiện theo ý tưởng của mình, vì giáo viên cho rằng sáng tạo đối với trẻ là rất khó, nên trong quá trình soạn giáo án cũng không đưa ra các yêu cầu cũng như các biện pháp để kích thích cũng như phát triển sáng tạo cho trẻ. Riêng biện pháp luyện tập biểu diễn diễn cảm cho trẻ thì có rất ít giáo viên sử dụng họ chỉ chú ý đến biểu diễn theo vận động như nhún nhảy, lắc đầu,.. và ít quan tâm đến việc thể hiện sắc thái, tình cảm của trẻ.
- Còn lại một số giáo án quá sơ sài vì những bài hát trong giờ dạy hát phần lớn các trẻ đã thuộc hết, nên những yêu cầu trong phần mục tiêu, phần chuẩn bị, hay các hoạt động đã không được cụ thể hóa mà phần lớn các giáo án quan tâm nên chọn bài hát nào để dạy hát, nghe nhạc hay chọn trò chơi gì hoặc vận động gì cho phù hợp. Do đó tính chất then chốt của HĐCH không còn mang bản sắc riêng mà nó đã bị tích hợp với những hình thức dạy nhạc khác.